2.2.2 Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển tổ chức tại Việt Nam. Việt Nam.
2.2.2.1 Kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội chuyên trách vềđối ngoại nhân dân trong lĩnh vực hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác nhân dân; hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước theo quy định của pháp luật; là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có vai trò làm đầu mối phối hợp trong một số hoạt động đối ngoại nhân dân và công tác phi chính phủ nước ngoài.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có chức năng thiết lập các mối quan hệ hoà bình, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác với các tổ chức tương ứng, các tổ chức phi chính phủ, cá nhân nước ngoài; phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp để thực hiện nhiệm vụ đối ngoại nhân dân. Qua quá trình hình thành và phát triển của tổ chức hội, có thể đúc rút một số bài học kinh nghiệm trong định hướng chiến lược phát triển như sau:
Một là, cần tập trung đổi mới nâng cao hơn nữa hiệu quả các hoạt động đối ngoại của Liên hiệp và các tổ chức thành viên. Trong đó đặc biệt chú ý nâng cao hiệu quả chính trị nhằm góp phần giúp nhân dân các nước hiểu ngày càng sâu hơn và đầy đủ hơn về Việt Nam, đồng tình, đoàn kết và ủng hộ chúng ta, kịp thời đấu tranh có hiệu quả chống lại các luận điệu sai trái, thù địch; tích cực vận động, bảo vệ hình ảnh lợi ích quốc tế, lợi ích quốc gia.
Thứ hai, tăng cường chiều sâu trong quá trình phát triển quan hệ đối tác, trong đó chú ý phát triển quan hệ chặt chẽ, ổn định với nhân dân các nước láng giềng; chủ động phát triển các quan hệ liên kết với nhân dân các nước trong cộng đồng ASEAN; củng cố quan hệ với bạn bè truyền thống các tổ chức cánh tả tiến bộ; mở rông quan hệ hữu nghị hợp tác với các tổ chức nhân dân của các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 nước đối tác quan trọng; chủ động tích cực tham gia đóng góp có hiệu quả cho các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương quan trọng; góp phần vào cuộc đấu tranh chung, vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì phát triển công bằng, bền vững ở khu vực và trên thế giới.
Thứ ba, làm tốt công tác vận động, viện trợ phi chính phủ nước ngoài và nhiệm vụ thường trực cho Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo hướng tăng cường tính chủđộng, thiết thực trong công tác vận động, nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ phù hợp với lợi ích quốc gia.
Thứ tư, tiếp tục củng cố, xây dựng các tổ chức Liên hiệp hữu nghị ngày càng mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ tới.
Thứ năm, tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại nhân dân với đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà nước, giữa các tổ chức nhân dân Việt Nam nhằm phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp, đảm bảo sự thống nhất của các tổ chức nhân dân Việt Nam trên mặt trận đối ngoại nhân dân.
2.2.2.2 Kinh nghiệm xây dựng chiến lược của Hội Nông dân Việt Nam
Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10/1930 thông qua Nghị quyết về việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay). Điều lệ Tổng Nông Hội Đông Dương gồm 8 điều trong đó nêu rõ mục đích nhằm ''Thống nhất hết thảy Tổng Nông Hội Đông Dương để đấu tranh, bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân và để thực hiện cách mạng thổđịa''. Ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42 - QĐ/TƯ về việc đổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam.
* Chức năng
Tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt.
Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất và đời sống.
* Nhiệm vụ
- Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân.
- Vận động, tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Chăm lo đời sống và tinh thần của hội viên, nông dân.
- Các cấp Hội là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị thực hiện các chính sách, pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở nông thôn. Hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường.
- Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và nâng cao chất lương hội viên. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
- Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy chế. Kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Thực hiện Pháp lệnh Dân chủ cơ sở, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39
* Chiến lược phát triển
- Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, có đủ năng lực tập hợp, đoàn kết, phát huy dân chủ, sức sáng tạo của hội viên, nông dân; tham gia xây dựng và tổ chức nông dân thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
- Huy động các nguồn lực hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân. Tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn nông thôn.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trình độ của cán bộ, hội viên, nông dân; từng bước xây dựng đội ngũ lao động nông thôn có tác phong công nghiệp, có năng lực quản lý và kỹ năng sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong và ngoài nước, từng bước thực hiện vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Qua nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của Hội nông dân Việt Nam, đúc rút từ kinh nghiệm thực tiễn xây dựng chiến lược phát triển, có thể tổng hợp một số bài học như sau:
Một là, các cấp Hội cần nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước nhất là về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để gắn vào công tác Hội và các phong trào nông dân.
Hai là, các cấp Hội chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng để có chủ trương lãnh đạo cụ thể; tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền để có nguồn lực hoạt động; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành, đoàn thể để có sức mạnh tổng hợp trong triển khai thực hiện công tác Hội và phong trào nông dân.
Ba là, các cấp Hội phải kịp thời đổi mới phương thức hoạt động phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; mọi chủ trương, nhiệm vụ công tác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 Hội và phong trào nông dân phải xuất phát từ lợi ích thiết thực của hội viên, nông dân. Trong lãnh đạo, chỉ đạo phải có trọng tâm, trọng điểm, hướng mạnh về cơ sở; coi trọng chỉđạo điểm để nhân ra diện rộng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, xử lý vi phạm.
Bốn là, thường xuyên củng cố nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nông dân các cấp; chăm lo xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội các cấp có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Hội.
Năm là, thường xuyên chỉ đạo đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, tuyên truyền phổ biến và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác Hội và phong trào nông dân.