3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
3.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu mà Liên minh HTX Việt Nam đặt ra, đồng thời đánh giá kết quảđạt được của chỉ tiêu. Sau đó phát hiện được xu hướng và nguyên nhân của tình hình và các vấn đề phát sinh cần giải quyết.
3.2.2.2 Phương pháp so sánh
Được dùng chủ yếu trong việc so sánh thực tế đạt được so với chỉ tiêu kế hoạch hoặc yêu cầu thực tế. Kết quả so sánh có thể biểu hiện qua các bảng số liệu, biểu đồ hoặc sơđồ và đồng thời được dùng đểđánh giá phân tích trong từng trường hợp cụ thể.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56
3.2.2.3 Phương pháp ma trận các yếu tố bên trong
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong là công cụ đánh giá mặt mạnh, mặt yếu và quan trọng của các bộ phận chức năng của tổ chức. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong cũng được triển khai theo năm bước như ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài.
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong đã hình thành bức tranh tổng thể về nội bộ tổ chức với các điểm mạnh, điểm yếu đặc thù mà các yếu tố này có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của tổ chức. Tuy nhiên, việc cho điểm từng yếu tố cũng như xác định mức độ quan trọng của các yếu tố còn mang tính chủ quan.
3.2.2.4 Phương pháp ma trận các yếu tố bên ngoài
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài là công cụ đánh giá mức độ tác động chủ yếu của môi trường bên ngoài đến tổ chức. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài được xây dựng theo năm bước:
- Lập danh mục các yếu tố bên ngoài có vai trò quyết định đối với sự thành công nhưđã nhận diện trong quá trình kiểm tra các yếu tố từ bên ngoài;
- Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (ít quan trọng nhất) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương ứng của các yếu tốđối với sự thành công trong ngành hoạt động của tổ chức;
- Phân loại từ 1 (phản ứng ít) đến 4 (phản ứng tốt) cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của tổ chức phản ứng với các yếu tố này;
- Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với điểm phân loại tương ứng của nó để xác định sốđiểm về tầm quan trọng;
- Cộng tổng sốđiểm về tầm quan trọng cho mỗi yếu tốđể xác định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57 Tổng sốđiểm quan trọng của một tổ chức cao nhất là 4,0 và thấp nhất là 1,0. Như vậy, nếu tổng số điểm quan trọng là 2,5 cho thấy khả năng phản ứng của tổ chức đối với môi trường là trung bình, nếu tổng sốđiểm quan trọng nhỏ hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng của tổ chức đối với môi trường là yếu, nếu tổng sốđiểm quan trọng lớn hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng của tổ chức đối với môi trường là tốt hay các chiến lược của tổ chức đã tận dụng có hiệu quả các cơ hội hiện có và tối thiểu hóa các ảnh hưởng tiêu cực có thể có của các mối đe dọa bên ngoài.
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài đã hình thành bức tranh tổng quát về các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của tổ chức. Tuy nhiên, việc cho điểm từng yếu tố cũng như xác định mức độ quan trọng của các yếu tố còn mang tính chủ quan.
3.2.2.5 Phương pháp ma trận SWOT (Strengths - Weaknesses - Opportunities - Threats) Nghiên cứu môi trường cho phép nhận định các đe dọa, cơ hội cũng như các điểm mạnh, điểm yếu mà doanh nghiệp đang và sẽđối mặt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để từđó làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược của doanh nghiệp. Kỹ thuật phân tích SWOT là công cụ quan trọng trong việc tổng hợp kết quả nghiên cứu môi trường và đề ra chiến lược.
Sau khi đã xác định các yếu tố cơ bản của các điều kiện môi trường bên trong và bên ngoài, cần áp dụng một quy trình gồm các bước sau để tiến hành phân tích và đề xuất các chiến lược:
1. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức; 2. Liệt kê các điểm yếu bên trong tổ chức;
3. Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài tổ chức;
4. Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài tổ chức;
5. Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58 6. Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO vào ô thích hợp;
7. Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST vào ô thích hợp;
8. Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WT vào ô thích hợp.
Hình 3.1: Sơđồ ma trận SWOT O: Những cơ hội 1. 2. 3. Liệt kê những cơ hội 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. T: Những đe dọa 1. 2. 3. Liệt kê những đe dọa 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. S: Những điểm mạnh 1. 2. 3. Liệt kê những điểm mạnh 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. Các chiến lược SO 1. 2. 3. 4. Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội 5. 6. 7. 8. 9. 10. Các chiến lược ST 1. 2. 3. 4. Sử dụng điểm mạnh để tránh các mối đe dọa 5. 6. 7. 8. 9. 10.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59 W: Những điểm yếu 1. 2. 3. Liệt kê những điểm yếu 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. Các chiến lược WO 1. 2. 3. 4. Khắc phục yếu điểm nhằm tận dụng cơ hội 5. 6. 7. 8. 9. 10. Các chiến lược WT 1. 2. 3. 4. Tối thiểu hóa các điểm yếu và tránh các mối đe dọa 5. 6. 7. 8. 9. 10. 3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.3.1 Chỉ tiêu nguồn nhân lực
- Hàng năm, đào tạo từ 25 đến 35 cán bộ có trình độ quản lý hành chính nhà nước, 5-10 cán bộ về cao cấp chính trị. Đến năm 2020, Liên minh HTX Việt Nam có 70% cán bộ có được đào tạo về quản lý hành chính nhà nước và 30% đào tạo sau đại học các chuyên ngành khác nhau theo nhiệm vụ yêu cầu của Liên minh HTX Việt Nam.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có kinh nghiệm thực tế, có khả năng tiếp cận với các kiến thức hiện đại và nghiên cứu khoa học để nâng cao kiến thức và vận dụng vào hoạt động hỗ trợ phát triển cho các HTX trên cả nước.
3.3.2 Chỉ tiêu tài chính
- Đến 2020, Liên minh HTX Việt Nam đảm bảo được 100% kinh phí tự chủ để chi cho hoạt động của Liên minh HTX Việt Nam.
- Phấn đấu đến 2020, tăng quỹ hỗ trợ của Liên minh trung ương lên 1000 tỷ đồng, đủđiều kiện hỗ trợ nguồn tín dụng cho các HTX trên cả nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60 - Mỗi năm tăng bình quân 15% số HTX thanh gia thành viên của Liên minh HTX Việt Nam và tỷ lệ HTX đóng lệ phí tăng hàng năm tương ứng với số thành viên HTX tham gia thành viên Liên minh HTX Việt Nam.
- Đến 2020, có 90% HTX tham gia thành viên và 85% trong tổng số thành viên tham gia có đóng góp lệ phí về Liên minh HTX Việt Nam.
3.3.3 Chỉ tiêu phản ánh về nguồn lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Đến 2020, đảm bảo 100% về trụ sở làm việc đủ điều kiện phục vụ công tác chuyên môn cho Liên minh HTX Việt Nam và các đơn vị trực thuộc.
- Đến 2020, toàn bộ cán bộ trong Liên minh HTX Việt Nam làm việc, báo cáo kết quả công việc thông qua môi trường Internet trên cổng thông tin chung của Liên minh HTX Việt Nam.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hoạch định chiến lược phát triển Liên minh HTX Việt Nam
4.1.1 Căn cứ hoạch định chiến lược phát triển
4.1.1.1 Căn cứ vào chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về
phát triển kinh tế tập thể
- Nghị quyết 13 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;
- Chỉ thị 20-CT/TW ngày 02 tháng 01 năm 2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI năm 2011;
- Luật HTX số 18/2003/QH11 được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 đã được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI năm 2011;
- Nghị quyết Đại hội IV của Liên minh HTX Việt Nam ngày 13 tháng 8 năm 2010;
- Điều lệ Liên minh HTX Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại Quyết định số 75/2005/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2005;
- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định tổ chức, hoạt động và quản lý Hội ngày 21 tháng 4 năm 2010 và Quyết định số 68/2010/QĐ - TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định Hội có tính chất đặc thù;
- Quyết định Số 71/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20 tháng 12 năm 2011 về bảo đảm, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với các hội có tính chất đặc thù;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62 - Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội;
- Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ngày 26 tháng 03 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;
4.1.1.2 Căn cứ vào thực tiễn phát triển kinh tế tập thể và hiện trạng tổ chức của Liên minh HTX Việt Nam.
Từ thực tiễn phát triển của khu vực kinh tế tập thể và hiện trạng tình hình tổ chức, hoạt động của Liên minh HTX hiện nay, kết quả phân tích và dự báo các yếu tố tác động và những yêu cầu đặt ra đối với lộ trình phát triển Liên minh HTX Việt Nam trên cơ sở có tham khảo kinh nghiệm các tổ chức đại diện HTX ở các nước trong khu vực và trên thế giới.
4.1.2 Hoạch định chiến lược phát triển Liên minh HTX Việt Nam đến 2020,
định hướng 2030.
4.1.2.1 Xác định sứ mệnh và mục tiêu * Sứ mệnh
- Phát triển Liên minh HTX Việt Nam lấy mục tiêu phát triển HTX là lẽ tồn tại của tổ chức Liên minh HTX, đồng thời từng bước tổ chức lại phù hợp với mô hình tổ chức đại diện HTX của các nước trên thế giới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 - Xây dựng tổ chức Liên minh HTX Việt Nam đủ mạnh, đủ năng lực đại diện cho các HTX đề xuất với Đảng và Nhà nước về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật phù hợp nhất đối với khu vực kinh tế tập thể, đồng thời tổ chức triển khai tốt các dịch vụ công trong lĩnh vực hoạt động của mình khi được Chính phủ giao đảm bảo hỗ trợ hiệu quả, thiết thực, có chất lượng cho các thành viên.
* Mục tiêu
- Phát triển Liên minh HTX Việt Nam trở thành tổ chức của HTX, liên hiệp HTX và các thành viên, là tổ chức đại diện, hỗ trợ cho HTX, liên hiệp HTX và các thành viên, Liên minh HTX Việt Nam lấy mục tiêu phát triển HTX là lẽ tồn tại của tổ chức Liên minh HTX, đồng thời từng bước tổ chức lại phù hợp với mô hình tổ chức đại diện HTX của các nước trên thế giới.
- Là tổ chức có đủ năng lực đại diện cho các HTX đề xuất với Đảng và Nhà nước về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật phù hợp nhất đối với khu vực kinh tế tập thể, đồng thời tổ chức triển khai tốt các dịch vụ công trong lĩnh vực hoạt động của mình khi được Chính phủ giao.
- Các hoạt động của Liên minh HTX Việt Nam phải đảm bảo hỗ trợ hiệu quả, thiết thực, có chất lượng cho các thành viên. Các dịch vụ tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, chuyển giao thành tựu công nghệ, tín dụng của Liên minh HTX Việt Nam.... được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương; bảo đảm tính đồng bộ, tiết kiệm, hiệu quả, không chồng chéo.
4.1.2.2 Phân tích các yêu tốảnh hưởng * Phân tích môi trường bên ngoài
+ Phân tích môi trường vĩ mô - Yếu tố luật pháp, chính trị
Tình hình chính trị của Việt Nam được coi là ổn định trong khu vực. Việt Nam cũng đã trở thành thành viên chính thức của WTO và có quan hệ ngày càng mở rộng với các nước trên thế giới. Điều này tạo điều kiện tăng cường đầu tư của các nước, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp nước ngoài cho khu vực hợp tác xã phát triển.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 Dưới cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước đã có những chính sách ngày càng hợp lý hơn cho sự phát triển của khu vực kinh tế hợp tác, HTX. Luật HTX sửa đổi (2013) ra đời cùng với các nghị định, các thông tưđược ban hành đã giúp cho sự phát triển của khu vực kinh tế hợp tác, HTX ngày càng ổn định. Đồng thời, với quan điểm coi khu vực kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, Đảng và Nhà nước tiếp tục dành nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho Liên minh HTX các cấp và khu vực HTX phát triển.
- Yếu tố kinh tế
Sau hơn gần 30 năm đổi mới, đất nước đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh với vị thế và diện mạo mới. Kinh tế Việt Nam liên tục phát triển; an ninh, quốc phòng được giữ vững. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng cường công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong GDP ngày càng giảm; tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Việt