Hạch toán thuế GTGT.

Một phần của tài liệu Hạch toán thuế giá trị gia tăng (Trang 47 - 54)

II Một số nội dung cụ thể về hoàn thiện về phương pháp tính và hạch toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp.

4 Về phương pháp hạch toán thuế GTGT: 1 Chứng từ.

4.2. Hạch toán thuế GTGT.

• Tổ chức lại TK 133 gồm các TK cấp hai và cấp ba - TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ.

Trong đó có hai tài khoản chi tiết:

TK13311: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ TK13312: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

- TK 1332: Thuế GTGT được hoàn lại.

* Trình tự ghi chép đối với thuế GTGT được hoàn trả lại.

Khi nhận được thông báo của cơ quan thuế về số thuế GTGT cho hoàn thuế phát sinh trong kỳ, kế toán ghi:

Nợ TK 1332: Thuế GTGT được hoàn lại. Có TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ.

Khi thuế GTGT đầu vào đã được hoàn trả lại trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112: Số thuế GTGT được hoàn trả đã nhận bằng tiền. Có TK 1332:Số thuế GTGT được hoàn.

Với cách hạch toán như vậy đảm bảo cho việc ghi chép trên số kế toán còng như trình bày trên báo cáo tài chính thuận tiện rõ ràng mà không làm sai bản chất của vấn đề.

• Hạch toán đối với vật tư hàng hoá mua về dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT.

Đối với trường hợp không thể hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào thì toàn bộ số thuế GTGT đầu vào sẽ được hạch toán vào TK 133. Chu kì kế toán xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán ra, số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn của hàng hoá bán ra trong kỳ.

Trường hợp thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn thì được tính vào giá vốn của hàng hoá bán ra trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ, số còn lại được

tính vào giá vốn hàng bán ra của kỳ kế toán sau. Quy định này là không khoa học bởi vì: nếu kỳ kế toán sau doanh thu đạt thấp đơn vị vẫn phải kết chuyển toàn bộ thuế GTGT không được khấu trừ vào giá vốn hàng bán, sẽ gây nên tình trạng lỗ giả. Vì thuế GTGT không được khấu trừ là một bộ phận xác định chính xác kết quả kinh doanh, nên phân bổ dần thuế GTGT không được khấu trừ tương ứng với doanh thu thực hiện qua các kỳ kế toán như sau:

Kỳ này:

Nợ TK 142 - Chi phí trả trước.

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. Các kỳ sau:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán. Có TK 142 - Chi phí trả trước.

Việc hạch toán nh vậy sẽ hợp lý hơn và tránh được tình trạng lỗ giả của doanh nghiệp.

Đối với các đơn vị nép thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp quy định: Thuế GTGT được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642). Điều này không phản ánh đúng bản chất của nội dung nghiệp vụ bởi vì chi phí quản lý doanh nghiệp là một chỉ tiêu có liên quan đến việc phản ánh chất lượng công tác quản lý doanh nghiệp. Thông qua TK này có thể đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Cho nên ở đây cũng giống như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT nên hạch toán giảm doanh thu (TK 511):

Nợ TK 511 : Doanh thu bán hàng.

Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nép.

Hạch toán như vậy ngoài chỉ rõ bản chất của nghiệp vụ nó còn giảm thiểu các bót toán đơn lẻ tránh được sự phức tạp cho quá trình thực hiện kế toán thuế GTGT.

Đối với các khoản chiết khấu bán hàng, theo quy định mới được đưa vào chi phí hoạt động tài chính, bởi vậy doanh nghiệp không được ghi giảm số thuế GTGT phải nép. Đây là điều hợp lý vì nếu được giảm thuế trong chiết khấu bán hàng thì

doanh nghiệp có thể thoả thuận với khách hàng từ đó tìm cách gian lận, giảm thuế thông qua việc khai tăng chiết khấu bán hàng. Đối với giảm giá hàng bán, lẽ ra cũng phải quy định tương tự (không được ghi giảm thuế GTGT phải nộp trên khoản giảm giá). Vì doanh nghiệp thông qua việc giảm giá đã thực sự tiêu thụ được hàng. Giảm giá chính là điều kiện mà doanh nghiệp phải đánh đổi để có thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn sau khi đã cân nhắc lợi Ých nào cao hơn giữa hai phương án này. Nhưng đối với hàng bán bị trả lại (TK 531) thì việc giảm thuế GTGT trên khoản hàng bị trả lại là hợp lý vì thực tế doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng không phát sinh doanh thu.

4.3.. Hoàn thiện số sách kế toán và nội dung báo cáo tài chính.

Về số sách kế toán.

Hiện bay một số doanh nghiệp sử dụng số sách kế toán không đúng với qui định thống nhất của kế toán hiện hành. Tại các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân chủ yếu mở các số:

- Sổ cái

- Sổ quĩ tiền mặt, tiền gửi. - Sổ kho .

- Sổ doanh thu.

Vì vậy tổ chức kế toán hợp lý chính là tổ chức hệ thống sổ kế toán khoa học nên tuỳ thuộc vào đặc điểm, qui mô của từng doanh nghiệp, trình độ của cán bộ kế toán mà lùa chọn hình thức kế toán và vận dụng hệ thống số kế toán, phải mở số theo yêu cầu. Cụ thể đối với doanh nghiệp vụ kinh tế phát sinh không nhiều, qui mô doanh nghiệp thuộc dạng vừa và nhỏ, số lượng nhân viên kế toán ít thì nên chọn hình thức kế toán nhật kí số cái. Để khắc phục tình trạng nghiệp vụ kinh tế nhiều dẫn đến sổ nhật kí sổ cái cồng kềnh, thì nên lập chứng từ ghi sổ trước khi vào nhật kí số cái. Còn đối với doanh nghiệp có qui mô sản xuất kinh doanh lớn trình độ kế toán lành nghề nên dùng ít hình thức chứng từ ghi sổ

Để đảm bảo cho báo cáo kế toán là quan trọng, thể hiện mọi mặt hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu chưa được phản ánh trong báo cáo kế toán. Báo cáo kế toán phải đảm bảo cung cấp thông tin phục vụ cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước. Trong quá trình thực hiện thuế GTGT, hệ thống báo cáo tài chính có sự thay đổi phù hợp với yêu cầu quản lý. Trong thực tế có một số đơn vị phải lập thêm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi tiết hơn theo từng hoạt động. Do vậy báo cáo kết quả kinh doanh các chỉ tiêu có thể chi tiết theo từng hoạt động kinh doanh khác nhau.

5-/ Hoàn thuế GTGT:

Các doanh nghiệp rất lúng túng và khó khăn trong việc hoàn thuế, hạch toán và tính thuế GTGT đầu vào nhưng lại tìm mọi cách để được hoàn thuế. Nghĩa là lợi dụng chính sách để bán hàng hoá thấp hơn giá mua vẫn có lãi do được hoàn thuế khống.

Về vấn đề hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong trường hợp đầu tư tài sản cố định cho sản xuất kinh doanh. Do giá trị tài sản là lớn nên số thuế GTGT đầu vào tính trên tỷ lệ (%) của tài sản là một khoản tài sản không phải là nhỏ. Đối với Nhà nước, việc hoàn lại tức thời cho doanh nghiệp số thuế GTGT đầu vào phát sinh lớn hơn so với số thuế GTGT đầu ra của doanh nghiệp, có thể gây ra giảm thu tạm thời. Nhưng về phía các doanh nghiệp số dư nợ của TK 133 quá lớn trong thời gian dài (3 tháng đối với tài sản cố định đầu tư mở rộng chiều sâu, quý hoặc năm đối với tài sản cố định đầu tư mới) làm chậm vòng quay vốn của doanh nghiệp, giảm hiệu quả hoạt động của đồng vốn và đôi khi doanh nghiệp chịu mất đi những cơ hội kinh doanh do thiếu vốn.

Như vậy cần có một cơ chế hoàn thuế hợp lý, bởi vì xét về lâu dài đồng vốn ở trong tay doanh nghiệp sẽ đem lại hiệu quả hơn việc đảm bảo số thu tạm thời của Nhà nước và khi đồng vốn đưa vào kinh doanh Nhà nước sẽ tăng thu (phát sinh thuế).Trong luật thuế hiện nay, Nhà nước ta đã cố gắng thực hiện việc hoàn thuế một cách nhanh chóng và thuận lợi cho doanh nghiệp, song trên thực tế sẽ không tránh khỏi sự trậm trễ, phức tạp do những người thực hiện tạo nên.

6-/ Kiến nghị với cơ quan thuế.

Cơ quan thuế có nhiệm vụ hướng dẫn các cơ sở kinh doanh đăng kí, kê khai , nép thuế GTGT theo đúng qui định của luật thuế GTGT. Công tác kiểm tra kiểm soát thuế là công cụ quan trọng trong việc quản lí và thu thuế.

Thực hiện kiểm tra, kiểm soát hoá đơn bán hàng. Các ngành thuế trong cả nước phải thực hiện việc tổ chức kiểm tra đối chiếu xác minh hoá đơn theo đúng nguyên tắc đối với các doanh nghiệp để tránh mọi thủ đoạn qua việc viết hoá đơn để chiếm dụng tiền từ ngân sách nhà nước thông qua việc hoàn thuế và khấu trừ thuế. Kiểm tra quyết toán thuế: Việc kiểm tra phát hiện những chứng từ hoá đơn không hợp lệ, hợp pháp phải được tiến hành theo đúng nguyên tắc đối với thuế GTGT đầu vào đã nép ở khâu nhập khẩu cần đối chiếu số thuế GTGT đã nép ghi trên biên lai và quy định trả thuế GTGT của hải quan để xác định chính xác số thuế GTGT được khấu trừ theo quy định. Đối với cơ sở nép thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi mua sản phẩm hàng hoá thuộc diện khấu trừ thuế đầu vào theo bảng kê hoặc hoá đơn bán hàng thì đều được khấu trừ theo tỷ lệ cụ thể với từng loại hàng hoá. Ngoài ra, cũng cần kiểm tra thực hiện giảm thuế GTGT theo quy định. Tăng cường tuyên truyền về luật thuế và hỗ trợ cho đối tượng nép thuế. Công tác tuyên truyền các nội dung chính sách thuế GTGT là một trong những yếu tố hết sức quan trọng mà ngành thuế phải làm thường xuyên. Bởi vì để cho chính sách thuế đi vào cuộc sống thì cán bộ thuế nhất thiết phải hiểu rõ được nội dung, chính sách thuế và đối tượng nép thuế phải hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ nép thuế cùng ý nghĩa của việc nép thuế. Phải tuyên truyền ý thức chấp hành và nghiã vụ nép thuế cho các đối tượng khác nhau. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thuế chính là công cụ hỗ ttrợ đắc lực cho đối tượng nép thuế làm đầy đủ nghĩa vụ, tách nhiệm của mình.

7-/ Kiến nghị với các doanh nghiệp.

Các đơn vị phải tiến hành tự kiểm tra việc kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra; bảng kê hoá đơn, chứng từ, hàng hoá, dịch vụ mua vào theo đúng quy định. Kiểm tra tính hợp pháp của hoá đơn đầu vào, hoá đơn đầu ra. Ưu tiên cho

các cơ sở kinh doanh được quyền lùa chọn thứ tự các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị và chi phí tiếp tân, hội nghị, giao dịch, đối ngoại… tính vào chi phí khác tương ứng với tỷ lệ % so với tổng chí phí hợp lý.

Những vướng mắc trong việc xác định thuế GTGT đầu vào, luân chuyển hoá đơn, chứng từ trong trường hợp hàng bán bị trả lại có thể được giải quyết bằng cách quy định: khi hàng trả lại người bán, bên mua xuất hoá đơn GTGT cho bên bán và bên bán phải thanh toán tiền cho bên mua theo số lượng thực trả lại và đơn giá thực tế thanh toán bao gồm cả thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT khi bán hàng. Do đó, với đối với số hàng bán bị trả lại, người mua đã tính khấu trừ thuế GTGT thì nay phải tính

thuế GTGT đầu ra đúng bằng số thuế GTGT đã khấu trừ. Bên bán đã tính, kê khai số thuế GTGT đầu ra, nay được quyền khấu trừ trên cơ sở số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT bên mua xuất hàng trả lại.

Trên đây là một số phương hướng hoàn thiện hạch toán thuế GTGT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao tính tích cực của loại thuế này.

Kết luận

Trong nền kinh tế hiện đại thuế không chỉ là công cụ thu ngân sách Nhà nước mà còn là công cụ giúp Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế. Khi nền kinh tế đất nước chuyển sang giai đoạn mới với những chủ trương chính sách, định hướng về sự phát triển kinh tế thay đổi thì chính sách thuế của quốc gia cũng phải thay đổi cho phù hợp. Thuế GTGT là một sắc thuế tiến bộ, mặc dù trong nó cũng còn không it nhược điểm như về Chính phủ quản lý, thu thuế tốn kém, thiếu linh hoạt mềm dẻo không thật thích hợp với nền kinh tế mới bước đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Việc hoàn thiện hạch toán thuế GTGT phải tiến hành đồng thời trên lĩnh vực vĩ mô và vi mô, các giải pháp đó phải tiến hành đồng bộ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Ngoài những ưu điểm của luật thuế GTGT thì cũng tồn tại khiếm khuyết của thuế GTGT nói chung và về hạch toán kế toán nói riêng, sẽ được bổ sung hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện.

Thuế GTGT là một vấn đề đang gây nhiều tranh luận chính vì vậy đề tài chưa thể đề cập một cách đầy đủ những vấn đề liên quan đến thuế GTGT và hoàn thiện hạch toán thuế GTGT nói chung mà chỉ trên cơ sở hệ thống hoá lại những vấn đề lý luận về thuế và thuế GTGT, thực trạng sử dụng thuế ở các doanh nghiệp sau khi đã được sửa đổi bổ sung, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán thuế GTGT.

Một phần của tài liệu Hạch toán thuế giá trị gia tăng (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w