Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán thuế GTGT.

Một phần của tài liệu Hạch toán thuế giá trị gia tăng (Trang 41 - 43)

Nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế quản lý theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, đã thu được những thành tựu to lớn. Đó là sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, kìm chế lạm phát, thu nhập đầu người tăng, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Các doanh nghiệp nhà nước công nhận, tư nhân khẳng định được vị trí của mình và có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển của đất nước.

Trong cơ chế quản lý mới của Nhà nước ta hiện nay: Nhà nước lãnh đạo và quản lý kinh tế bằng hệ thống các công cụ quản lý, một trong những công cụ được Nhà nước ta sử dụng đó là thuế. Trong thời gian vừa qua, Nhà nước liên tục nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đáp ứng yêu cầu quản lý Ngân sách Nhà nước, chống trốn lậu thuế, đảm bảo sự công bằng trong sản xuất kinh doanh… Các thành công ban đầu đạt được của việc thực hiện các luật thuế mới đặc biệt là thuế GTGT đã khẳng định định hướng đúng đắn vế sự cần thiết xây dựng chế độ thuế mới này thay thế chế độ thuế doanh thu.

Để công cụ thuế phát huy một cách có hiệu quả hoàn thiện hạch toán thuế GTGT giữ vai trò quan trọng . Thông qua chức năng ghi chép, phản ánh tình hình thuế suất và sự vân động của thuế suất trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể cung cấp một cách chính xác, đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Mặt khác, qua việc phản ánh số liệu và thông tin của kinh tế, cơ quan thuế suất có thể kiểm tra, giám sát, tính toán được việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đúng, đủ, kịp thời vào Ngân sách Nhà nước.

Trong xu hướg toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, với việc tham gia vào các hiệp hội tổ chức thương mại quốc tế như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á- ASEAN, và trong tương lai là tổ chức thương mại Thế giới WTO… việc hình thành liên minh quan thuế trong khu vực và mở rộng trên phạm vi quốc tế,

chính sách thuế của Việt Nam cũng phải được chuyển đổi để không những phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước ta mà còn phải mang tính hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chủ động tham gia phát triển hợp tác quốc tế. Một mặt Việt Nam chịu sức ép của việc tiến hành cắt giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết tham gia như theo chính sách cắt giảm thuế nhập quan CEPT /AFTA, mặt khác tạo đà phát triển kinh tế thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng với những biến động và áp lực cạnh tranh để tăng cường khả năng cạnh tranh tiến tới mở cửa với quốc tế.

Như vậy mục đích bảo hộ và tạo nguồn thu thông qua thuế quan không còn tác dụng, nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm, Nhà nước phải tìm kiếm các hình thức hạch toán khác nữa để đảm bảo số thu Ngân sách Nhà nước. Ở nước ta hiện nay, thuế thu nhập cũng là một khả năng tạo nguồn thu quan trọng, xuất phát từ sự hứa hẹn phát triển của nền kinh tế và hiệu quả của các dù án đầu tư đã triển khai đi vào hoạt động trong thời gian qua. Tuy nhiên do chính sách đẩy mạnh thu hót đầu tư, Nhà nước quy định thời hạn miễn giảm thuế, cũng như điều chỉnh cần thiết trong giai đoạn tới nhằm đưa vào áp dụng thống nhất thuế suất chung đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và trong nước, nên khả năng bù đắp nguồn thu bằng thuế thu nhập thời gian tới còn rất thấp. Do đó, vai trò của thuế tiêu dùng như thuế GTGT vẫn được đề cao để không những bù đắp mà còn tăng nguồn thu cho Ngân sách.

Thêm vào đó, xu thế toàn cầu hóa tạo khả năng di chuyển linh hoạt của các luồng vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu, các nhà kinh doanh có thể tự do thiết lập cơ sơ kinh doanh và khai thác triệt để lợi Ých thông qua các biện pháp chuyển giá, vì vậy khả năng trèn lậu thuế dễ dàng hơn. Do đó, sự cạnh tranh về thuế giữa các biện pháp khuyến khích đầu tư như miễn giảm thuế thu nhập tạo ra tình trạng hệ thống thuế các quốc gia có sù “bám đuổi nhau”, và càng hội tụ lại gần nhau về mục tiêu. Cải cách thuế trên thế giới trong thế kỷ XXI này cũng theo hướng đơn giản hoá chính sách thuế, hình thành các liên minh về chính sách và quản lý thuế để hợp tác trao đổi thông tin chống lại việc trèn thuế. Do đó việc cải cách hoàn

thiện dần luật thuế cũng như hạch toán thuế GTGT ở Việt Nam là một yêu cầu cần thiết và quan trọng trong nội dung cả cách hệ thông thuế nói chung để phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuân lợi hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Về mặt chủ quan, thuế GTGT là một thuế mới mẻ ở Việt Nam, mặc dù đã được chuẩn bị kỹ càng từ trước và triển khai thực hiện tích cực trong năm năm vừa qua, nhưng do trong thời kỳ quá độ có những đan xen cần phải lưu ý về ảnh hưởng do khác biệt với thuế doanh thu trước đây, nên còn nhiều phức tạp bề bộn trong công tác xây dựng pháp luật. Hai năm đầu thuế GTGT được bổ sung dần cho phù hợp với diễn biến tình hình thực tế một cách tình thế, thiếu đâu bổ sung đấy. Cho đến đầu năm nay, mặc dù bộ tài chính đã nỗ lực tập hợp các qui định dưới luật trong các văn bản pháp quí về thuế GTGT vào một văn bản qui định chung hướng dẫn cụ thể, nhưng vẫn còn nhiều những vấn đề mang tính pháp lý cần phải điều chỉnh, hoàn thiện dần.

Một phần của tài liệu Hạch toán thuế giá trị gia tăng (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w