Thứ nhất, giai đoạn 2008 - 2013, Ban Giám hiệu nhà trường đã quan tâm đến công tác đánh giá thực hiện công việc, nhưng sự quan tâm và đầu tư cho công tác này chưa cao.
Thứ hai, lãnh đạo Nhà trường là những công chức được Nhà nước bổ nhiệm không quá hai nhiệm kỳ, cho nên các hoạt động thường mang tính chất ngắn hạn. Dù lãnh đạo Nhà trường có muốn cũng khó tạo ra chuyển biến đáng kể, vì mọi kế hoạch cải tổ đều phải đồng bộ và liên tục trong một thời gian dài mới có thể tạo ra kết quả.
Thứ ba, về người đánh giá: người đánh giá chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết phục vụ cho công tác đánh giá.
Thứ tư, nhân sự làm việc tại Phòng Tổ chức Cán bộ - Trường Đại học Y tế công cộng chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn quản trị nhân lực. Khi tổ chức xây dựng chương trình đánh giá thực hiện công việc thì Phòng Tổ chức Cán bộ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thiết kế và tổ chức thực hiện chương trình, nhưng với nhân lực hiện tại chưa đáp ứng được hết các yêu cầu của đánh giá thực hiện công việc, điều này làm ảnh hưởng đến công tác đánh giá thực hiện công việc tại Nhà trường.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ
THỰC HIỆN CÔNG VIỆC ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
3.1. Định hướng phát triển của Trường Đại học Y tế công cộng và yêu cầu đặt ra đối với viên chức giảng dạy của Trường đến năm 2020