1.3.2.1. Yếu tố pháp luật
Mọi hoạt động về quản lý và điều hành của trường đại học đều chịu sự chi phối của pháp luật. Ở Việt Nam, trường đại học là một tổ chức giáo dục, vì vậy sự ảnh hưởng của yếu tố pháp luật đến đội ngũ viên chức giảng dạy chủ yếu thông qua Luật Giáo dục và Luật Viên chức. Ngoài ra, viên chức giảng dạy còn chịu sự chi phối của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Giáo dục đóng vai trò quan trọng, là chìa khóa, động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chính phủ của các Quốc gia trên thế giới coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Phát triển giáo dục là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Ở Việt Nam, xét về phương diện ngành nghề thì viên chức giảng dạy tại trường đại học thuộc ngành giáo dục, vì thế viên chức giảng dạy chịu sự chi phối về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ chính sách, đãi ngộ... được quy định trong Luật Giáo dục. Việc thực hiện đầy đủ các nội dung nêu trên mang tính bắt buộc của yếu tố pháp luật chính là nhằm bảo vệ lợi ích tối đa cho viên chức giảng dạy. Nếu các quy định của pháp luật về những nội dung trên đối với viên chức giảng dạy chưa hợp lý hay thiếu sót sẽảnh hưởng lớn đến tình hình thực thi nhiệm vụ và kết quả công việc của viên chức giảng
dạy. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo thì viên chức giảng dạy cần được hưởng chế độ phụ cấp tương xứng, tiền lương cần được nâng cao để đảm bảo cuộc sống. Bên cạnh đó, cần có những quy định để viên chức giảng dạy từng bước hoàn thiện bản thân về đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn... thông qua đánh giá kết quả thực hiện công việc được giao. Vì vậy, công tác đánh giá thực hiện công việc là công việc mang tính bắt buộc mà pháp luật quy định dùng làm căn cứ thực hiện chếđộ đãi ngộđối với viên chức giảng dạy trong trường đại học.
1.3.2.2. Yếu tố kinh tế
Trên thế giới, ở góc độ quy mô quốc gia thì yếu tố kinh tế thể hiện thông qua mức chi của nền kinh tế cho giáo dục. Chi cho giáo dục gồm chi cho con người và chi khác như hoạt động chuyên môn: viết giáo trình, tài liệu dạy học; cơ sở vật chất; máy móc trang thiết bị; khoa học công nghệ... Chi cho con người bao gồm chi phí tiền lương và các phụ cấp khác, chi đào tạo, học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
Ở Việt Nam, tiền lương và các chếđộ liên quan đến tiền lương như tiền thưởng, phụ cấp hay phúc lợi của viên chức giảng dạy phụ thuộc vào khả năng nền kinh tế, nguồn thu ngân sách Nhà nước dành cho hoạt động sự nghiệp. Theo đó khoản ngân sách dành để trả tiền lương, tiền phụ cấp cho viên chức giảng dạy chủ yếu lấy từ thuế, phí, lệ phí, là khoản phân phối lại của quá trình sản xuất, kinh doanh trong thu nhập quốc dân.
Ngoài ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động của các trường đại học, các trường đại học còn có nguồn thu từ hoạt động đào tạo, tư vấn, dịch vụ... Một phần nguồn thu này được sử dụng cho việc chi trả thu nhập tăng thêm trên cơ sở hiệu quả công việc do viên chức giảng dạy đem lại. Cơ sở của việc chi trả thu nhập tăng thêm cho viên chức giảng dạy là công tác đánh giá thực hiện công việc, viên chức giảng dạy có kết quả đánh giá thực hiện cao sẽ hưởng chếđộđãi ngộ cao hơn.
1.3.2.3. Yếu tố văn hóa - xã hội
Ở Việt Nam nói riêng và các nước trong khối ASEAN nói chung cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề thường không được phản ánh trực tiếp ngay tại các cuộc họp của tổ chức mà hay được giải quyết bằng con đường vòng. Do cả phía người đánh giá và người được đánh giá thường tránh việc phải thực hiện công tác đánh giá vì nhiều lý do khác nhau như: Khen thì dễ mà chê thì khó, sợ mất thời gian, sợ ảnh hưởng tới các mối quan hệ, không muốn có sự căng thẳng, mất đoàn kết vì đánh giá đúng. Những yếu tố này nếu không được khắc phục, loại bỏ, sửa chữa kịp thời thì sẽ dẫn đến công tác đánh giá thực hiện công việc chỉ mang tính hình thức chung chung hoặc không được thực hiện, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng viên chức giảng dạy của các trường đại học Việt Nam.
Ngoài các yếu tố kể trên còn có một số yếu tố khác có ảnh hưởng đến đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại trường đại học như yếu tố cạnh tranh giữa các trường đại học cùng đào tạo khối ngành, yếu tố khoa học công nghệ, xu hướng hội nhập toàn cầu,… tất các những vấn đề trên dù ít hay nhiều cũng có những ảnh hưởng nhất định đến đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy. Đòi hỏi nhà quản lý cần có sự quan tâm nhằm có những biện pháp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những tác động tích cực của các yếu tốđó.
1.4. Kinh nghiệm đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng