2.3.2.1. Yếu tố pháp luật
Ở Việt Nam hiện nay, căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, các trường đại học công lập được phân loại để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính như sau: trường đại học có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; trường đại học có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp; trường đại học có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.
Trường Đại học Y tế công cộng là trường đại học có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp. Nhà trường thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm cho viên chức giảng dạy theo Điểm b, Khoản 2, Điều 18 Nghịđịnh quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập [6, tr.10]: Việc chi trả thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc: người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn. Trong đó, những thông tin về hiệu suất công tác chỉ có thể được thông qua đánh giá thực hiện công việc. Như vậy, Nhà
trường định hướng đẩy mạnh hơn nữa công tác đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy là phù hợp với quy định của Pháp luật. Từng bước góp phần cải thiện chất lượng viên chức giảng dạy.
Ngoài ra, đối với Trường Đại học Y tế công cộng thì những chính sách về quản trị nhân lực hay cụ thể là công tác đánh giá thực hiện công việc do Phòng Tổ chức Cán bộ giúp Hiệu trưởng nghiên cứu các chính sách quy định của các cấp lãnh đạo Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá thực hiện công việc cho viên chức giảng dạy. Các văn bản, chính sách, quy định chi phối đến hoạt động đánh giá thực hiện công việc cho viên chức giảng dạy của trường đó là: Luật Viên chức; Nghị định số 27/2012/NĐ-CP về xử lý kỷ luật viên chức ... Từ cơ sở đó Phòng Tổ chức Cán bộ của Trường đưa ra các văn bản, quy định về đánh giá thực hiện công việc của viên chức giảng dạy trình lãnh đạo Trường xem xét và phê duyệt.
2.3.2.2. Yếu tố kinh tế
Với mức chi cho giáo dục - đào tạo hàng năm tương đương 20% tổng chi ngân sách nhà nước, Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới đầu tư cho giáo dục - đào tạo cao nhất.
Bảng 2. 28: Tổng hợp chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị: tỷđồng
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng chi ngân sách cho giáo dục -
đào tạo 170.349 155.604 176.639
Trong đó chi ngân sách trung
ương cho giáo dục đào tạo 28.482 14.183 32.070
(Nguồn: Học viên tổng hợp từ trang tin điện tử: dantri.com.vn; mof.gov.vn; thoibaotaichingvietnam.vn)
Tuy nhiên, do quy mô nền kinh tế còn nhỏ, trong khi nước ta lại có dân số trẻ, số lượng người đi học rất lớn, ngân sách đầu tư cho lĩnh vực này không đáp ứng được nhu cầu, nên cần phải có sựđóng góp của xã hội cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo.
Thực tế hiện nay, nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các trường công nói chung và Trường Đại học Y tế công cộng nói riêng chỉ chiếm khoảng một nửa chi phí, phần còn lại là do nhà trường tìm kiếm từ các hoạt động khác, chủ yếu là dịch vụ (đào tạo liên kết, vừa làm vừa học, ngắn hạn...). Với mức chi như vậy, lương chính thức của viên chức giảng dạy rất thấp, để viên chức giảng dạy của Nhà trường đầu tư cho giảng dạy và nghiên cứu, Ban Giám hiệu Trường Đại học Y tế công cộng luôn trăn trở để nâng cao chếđộđãi ngộ đối với viên chức giảng dạy. Hàng năm, Nhà trường dành 8,076 tỷ đồng để chi trả thu nhập tăng thêm cho viên chức giảng dạy (chưa tính chi trả vượt định mức giờ giảng), bình quân mỗi viên chức giảng dạy hưởng 5,427 triệu đồng/tháng. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế trong thời gian tới là cần thiết. Điều này được thực hiện thông qua công tác đánh giá thực hiện công việc.
2.3.2.3. Yếu tố văn hóa - xã hội
Ở Trường Đại học Y tế công cộng, việc đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy vẫn còn tình trạng đánh giá chung chung, mang tính hình thức, không muốn có sự căng thẳng, mất đoàn kết vì đánh giá đúng. Đối với Hội đồng đánh giá cấp bộ môn, do các viên chức giảng dạy gắn bó với nhau trong thời gian dài công tác, việc góp ý, phê bình thường dè dặt, vì khen thì dễ và chê thì khó, hơn nữa nếu việc góp ý không khéo sẽ làm mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau trở lên căng thẳng, đồng nghĩa với việc cá nhân viên chức giảng dạy góp ý bịảnh hưởng do mất phiếu bầu của viên chức giảng dạy do mình phê bình trước đó. Yếu tố này nếu không được khắc phục,
loại bỏ, sửa chữa kịp thời thì sẽ dẫn đến hiệu quả công tác đánh giá thực hiện công việc không cao, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng viên chức giảng dạy của Nhà trường.
2.4. Đánh giá chung về thực trạng đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại Trường Đại học Y tế công cộng