Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050 (Trang 91 - 92)

- Giải pháp an toàn, nâng cao năng lực ứng phó trong điều kiện lũ lụt,

6.5.2. Giải pháp về nguồn nhân lực

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho toàn xã hội về BĐKH; tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc hoạch định chính sách và cơ chế điều phối, sự tham gia rộng rãi của các doanh nghiệp và cộng đồng trong thực hiện các hoạt động ứng phó với BĐKH. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo các số liệu báo cáo, nhằm mục đích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong những năm gần đây và dự kiến :

+ Ngân sách tỉnh đài thọ 100% kinh phí để cử cán bộ đi đào tạo trong và ngoài nước về: công tác khảo, kiểm nghiệm giống, việc tăng cường và kiện toàn các ứng dụng kỹ thuật phân tử trong kiểm tra, quản lý chất lượng giống và bảo hộ bản quyền tác giả về giống; đào tạo, nâng cao nghiệp vụ sử dụng và quản lý phần mềm cho đội ngũ kỹ thuật làm công tác giống và quản lý giống cây trồng, vật nuôi.

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí để ngành nông nghiệp tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao cho nông dân các cẩm nang về kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc, thâm canh đối với các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực trong các mô hình đã được định hướng phát triển; cẩm nang kỹ thuật về thiết bị, công nghệ mới như màng phủ, nhà lưới, hệ thống tưới tiết kiệm

nước, tiêu thoát nước, thu hoạch, bảo quản…; mức kinh phí hỗ trợ cụ thể và nguồn kinh phí hỗ trợ do UBND tỉnh quy định.

+ Ngân sách tỉnh phối hợp với ngân sách các huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa hỗ trợ 50% kinh phí cho các cá nhân trên địa bàn đi học các lớp đào tạo chuyển đổi ngành nghề như: kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa lan, kỹ thuật nuôi cá cảnh, nuôi thủy đặc sản, nuôi sinh vật cảnh…mức kinh phí hỗ trợ cụ thể và nguồn kinh phí hỗ trợ do UBND tỉnh quy định.

Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực cần được tiến hành ở tất cả các ngành, các cấp từ trung ương tới địa phương. Tập trung đào tạo cán bộ quản lý giỏi kiến thức chuyên môn, xã hội để có thể quản lý ngành phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập; mở rộng phạm vi đào tạo cán bộ có trình độ đại học và sau đại học cho các chuyên ngành.

Có khả năng tiếp cận và sử dụng tốt các công nghệ khoa học kỹ thuật, máy móc trang thiết bị tiên tiến vào sản xuất; tăng cường tư vấn, hướng nghiệp cho những hộ nông, ngư dân chuyển đổi nghề, hỗ trợ vốn, được vay vốn ưu đãi và đào tạo nghề giúp nông dân và ngư dân nhanh chóng thích ứng với nghề mới, sớm ổn định cuộc sống, gia tăng sản xuất. Nội dung phát triển nguồn nhân lực cho ứng phó với BĐKH bao gồm các hoạt động sau: - Đánh giá nhu cầu đào tạo cho từng giai đoạn, từng ngành, từng cấp;

- Đào tạo cán bộ có chuyên môn sâu về giám sát, đánh giá, chứng nhận,...

- Đào tạo và tập huấn cho các tổ chức, cá nhân nắm vững và thực hiện tốt các quy trình chăn nuôi, bền vững.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho công chức, viên chức tự học tập để chuẩn hóa tiêu chuẩn cán bộ.

- Đánh giá tiềm lực của các cơ sở đào tạo hiện có trong nước;

- Xác định những lĩnh vực chuyên ngành cần đào tạo liên quan tới BĐKH, bao gồm các lĩnh vực của nghiên cứu cơ bản về BĐKH, phân tích chính sách về giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH, hệ thống thông tin và quản lý các dự án;

- Xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong nước và ở nước ngoài; tăng cường đào tạo nhân lực chuyên sâu nghiên cứu KHCN về BĐKH;

- Xây dựng chương trình, giáo trình, quy trình đào tạo cho các khoá bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Sở NN&PTNT tổ chức;

- Xây dựng cơ chế thu hút nhân tài và tạo điều kiện để các nhà khoa học trẻ phát triển; - Khuyến khích các nhà khoa học trong nước tham gia các chương trình nghiên cứu KHCN quốc tế trong lĩnh vực BĐKH toàn cầu và nắm giữ các vị trí trong các tổ chức nghiên cứu KHCN quốc tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050 (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)