a. Giải pháp ngắn hạn
Về biện pháp công trình: Quản lý chặt chẽ nguồn nước, tranh thủ những đợt xả nước của các hồ lớn tổ chức lấy nước và tích trữ vào các ao, hồ, trục sông, trục kênh, thùng đào, thùng đấu, thực hiện tưới tiết kiệm nước, không để rò rỉ, thất thoát nước, tận dụng tối đa thời gian mở cống lấy nước trong thời gian triều cường, độ mặn cho phép; sửa chữa các trạm bơm điện, đảm bảo 100% máy phục vụ chống hạn, chuẩn bị các phương tiện công cụ bơm dầu, điện dã chiến, thủ công để hỗ trợ cấp nước phòng chống hạn. Đối với vùng thuỷ triều, phải tăng cường canh gác mặn tại các cửa cống lấy nước, thường xuyên tổ chức đo mặn, tranh thủ những lúc mặn thấp để mở cống lấy nước, khi nguồn nước sông đảm bảo lưu lượng có thể mở các âu cống lấy nước vào các hệ thống sông ngòi để lấy nước và đẩy mặn. Với những vùng mặn xâm nhập sâu thì chuyển đổi sang các hình thức sản xuất khác như nuôi trồng thuỷ sản, trồng cói... Đối với vùng cao, xa, không có nguồn nước tưới đề nghị chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp
tình hình hạn hán và biện pháp phòng chống. Phát động chiến dịch làm thuỷ lợi nội đồng, nạo vét kênh mương lấy nước, đào đắp bờ vùng, bờ thửa, nạo vét các cửa lấy nước, bể hút các trạm bơm trên toàn tỉnh để tạo điều kiện lấy nước thuận lợi.
Xây dựng lịch canh tác đảm bảo thời vụ, phù hợp và tranh thủ bám sát lịch xả nước tưới của các hồ thuỷ điện hàng năm.
b. Giải pháp dài hạn Các giải pháp thủy lợi:
- Cải tạo nâng cấp hệ thống hồ chứa nhằm tăng dung tích đảm bảo việc điều tiết tưới năm cho toàn bộ diện tích canh tác.
- Xây dựng hệ thống điều tiết các cửa sông nhằm mục đích ngăn mặn, giữ ngọt cho các tuyến sông nội địa, đảm bảo tưới.
- Lâu dài có thể tính phương án xây dựng các hồ chứa hạ lưu vừa ngăn mặn vừa giữ ngọt. Kết hợp điều tiết hồ chứa thủy điện thượng lưu khi cần thiết.
- Sửa chữa nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi theo quy hoạch.
- Xây dựng quy trình vận hành tự động hệ thống công trình thủy lợi phù hợp lịch canh tác trong đó có ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn.
Các giải pháp nông nghiệp
- Cải tạo hạ tầng kỹ thuật và chuyển đổi cơ cấu kinh tế (như cơ cấu cây trồng, nghiên cứu, sử dụng các loại cây con thích ứng với hạn hán, chịu ngập, chịu mặn…), tập quán sản xuất và sinh hoạt của dân cư để thích nghi với mực nước biển dâng.
Đối với các xã vùng núi, công trình phục vụ tưới không vươn tới lâu dài chủ động chuyển đổi cây trồng từ lúa sang trồng các loại cây trồng cạn.
Các diện tích được tưới bằng nguồn nước hồ khi lượng mưa ít, khô hạn dẫn đến hết nguồn tưới thì vụ đó có thể xem xét chuyển đổi canh tác sang các cây công nghiệp có khả năng chịu được khô hạn cao.
Các giải pháp về quản lý, cơ chế chính sách
- Rà soát hệ thống văn bản cần bổ sung về cơ chế chính sách liên quan đến công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai ở địa phương.
- Nâng cao chất lượng công tác dự báo khí tượng thuỷ văn, nhất là dự báo sự biến đổi khí hậu.
- Tiếp tục xây dựng quy hoạch về: Lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi đến năm 2020 phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
- Từng bước xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn trong quy hoạch, thiết kế công trình có tính đến tác động hạn hán, xâm nhập mặn.