NƯỚC BIỂN DÂNG VÀO CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
5.3.2.1. Quan điểm định hướng phát triển chăn nuô
- Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng kỹthuật chăn nuôi tiên tiến, tạo khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao: phục vụ thị trường tiêu thụtrong nước và xuất khẩu. Thực hiện sản xuất chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP. Giảm thiểu các chất hóa học, chất kháng sinh trong sản xuất nông sản thực phẩm.Cấm lạm dụng một số chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi; hạn chế sử dụng giống biến đổi gien
(GMO); nhanh chóng hình thành các khu chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến công nghiệp tập trung, xa khu dân cư, có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm tiêu chuẩn vệsinh môi trường.
- Từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ sang phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại; hình thành các vùng chăn nuôi xa thành phố, khu dân cư; chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng đàn gà và tiếp tục phát triển chăn nuôi heo; khuyến khích áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng.
- Tổ chức lại ngành chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện an sinh xã hội, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và VSATTP.
- Tập trung phát triển vật nuôi chủ lực có lợi thế và khả năng cạnh tranh như heo, gà; đồng thời phát triển SP chăn nuôi đặc sản của tỉnh (hươu nai, chim yến).
- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi chuyển dần sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp, áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp để vừa tạo cơ hội tăng thu nhập cho hộ nông dân vừa hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa bảo đảm an toàn thực phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi. - Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, đa dạng hóa các sản phẩm chăn nuôi để nâng cao giá trị gia tăng.
- Giám sát và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả; tăng cường dịch vụ thú y; quy định chặt chẽ việc quản lý và sử dụng thuốc thú y; áp dụng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị, phát triển công nghiệp chế biến đa dạng sản phẩm; cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn. - Áp dụng hệ thống quản lý kiểm soát nguy cơ ô nhiễm đất và nước từ chất thải chăn nuôi, đồng thời phát triển nguồn năng lượng tái tạo từ các phụ phẩm của ngành chăn nuôi; quản lý vùng nuôi an toàn về môi trường.