a. Vùng ngập Cát Tiên- Đạ Tẻ
Hình thành 2 phương án cơ bản sau: Phương án I:
1. Nâng cao trình đê đã có để hạn chế lũ từ sông Đồng Nai tràn vào, đồng thời bảo đảm giao thông đi lại ngay trong mùa mưa.
2. Di dời hoặc tôn nền dân cư đảm bảo chống lũ với tần suất 5%.
3. Nạo vét một số dòng suối bị bồi lắng như Chuồng Bò, Hai Cô, Darsi để tiêu thoát nước nhanh tạo điều kiện cho vùng ngập sâu gieo cấy 2 vụ Đông-Xuân và Hè- Thu sớm từ tháng 11-tháng 7 năm sau, cùng với việc xây dựng hồ chứa để tưới cho khu vực này. 4. Song song với giải pháp công trình là kết hợp với giải pháp phi công trình bằng các biện pháp sau:
- Trồng mới và bảo vệ rừng đầu nguồn để giảm lũ, tăng dòng chảy mùa khô đồng thời chống xói mòn và bạc màu đất.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với các diện tích thường bị ngập trong lũ chính vụ sang loại cây trồng phù hợp với điều kiện nguồn nước theo hướng tránh lũ chính vụ, lấy phù sa, tập trung sản xuất 2 vụ Đông-Xuân và Hè-Thu sớm.
Phương án II:
1. Vừa lên đê vượt lũ vừa mở rộng thác Khỉ theo chiều rộng để tăng thoát lũ về hạ lưu.
2. Di dời hoặc tôn nền dân cư đảm bảo chống lũ với tần suất 5%.
3. Nạo vét một số lòng suối bị bồi lắng như đã nêu trong Phương án I cùng với việc xây dựng các hồ chứa trên các suối này để tưới đảm bảo ăn chắc 2 vụ Đông-Xuân và Hè- Thu sớm (từ tháng 11-tháng 7 năm sau).
b. Vùng ngập Nam Cát Tiên-Tà Lài
Qua nghiên cứu, hình thành 2 phương án kiểm soát lũ như sau:
Phương án I: Lên đê bờ Tả để ngăn nước lũ từ sông Đồng Nai tràn vào, đồng thời với đảm bảo giao thông đi lại thông suốt ngay trong cả mùa mưa lũ.
Tôn nền dân cư (hạn chế, chỉ khi thực sự cần thiết) hoặc di dời đến nơi có cao trình đảm bảo chống lũ 5% trở lên.
Phương án II: Vừa tôn đê (đường giao thông từ Nam Cát Tiên đến Tà Lài), vừa mở rộng đoạn co hẹp núi Tượng để giảm thấp mực nước cho xã Nam Cát Tiên.
c. Vùng ngập hạlưu sông La Ngà
Phương án I: Lên đê hai bên bờ sông La Ngà từ Tà Pao đến Võ Đắc để ngăn lũ từ sông La Ngà và các suối lớn tràn vào đồng. Theo phương án này các cống dưới đê có kích thước nhỏ, dễ thực hiện và ít tốn kém.
Phương án II: Mở rộng thác Võ Đắc ở hạ lưu theo chiều rộng trên chiều dài 4 km, đồng thời nắn dòng một số đoạn sông quá cong làm cản trở dòng chảy.
Phương án III: Kết hợp Phương án I và II, nghĩa là vừa nắn dòng, mở thác Võ Đắc và vừa lên đê chống lũ.
Tóm lại
1. Các giải pháp phi công trình:
- Nâng cao công tác dự báo, cảnh báo lũ để dần chủ động phòng tránh lũ.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp đối với vùng thường bị ngập trong vụ mùa bằng loại cây trồng chịu ngập cao hơn hoặc bỏ trống trong những tháng có lũ chính vụ, tránh những thiệt hại do lũ hàng năm có thể gây ra.
2. Giải pháp công trình:
- Tiếp tục xây dựng công trình trên các bậc thang và dòng nhánh phía thượng lưu dòng chính các sông Đồng Nai, La Ngà, Bé và Sài Gòn để tăng khả năng cắt lũ cho hạ lưu. - Lên đê bao ngăn mặn và ngăn lũ dọc hạ lưu các sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông-Vàm Cỏ và các sông rạch khác, đặc biệt là vùng vẫn còn chịu tác động của lũ. - Những nơi có cao trình mặt ruộng thấp không thể tiêu tự chảy được sẽ xây các trạm bơm tiêu.
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống đê kiểm soát triều từ xa.