Giải pháp quản lý tưới tiêu, điều tiết và phân phối nước hiệu quả, tiết kiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050 (Trang 33 - 34)

thích ứng với BĐKH

Qua thử nghiệm, đánh giá và kết luận, các nhà khoa học đã xác định được một số biện pháp cơ bản nhằm giảm lượng nước tưới.

4 biện pháp giảm tưới nước:

- Biện pháp phủ gốc: Vật liệu để che phủ có thể bằng rơm rạ, lá cây khô không nhiễm khuẩn bệnh; Màng phủ nông nghiệp (nilon)... làm giảm lượng nước bốc hơi, giữ ẩm cho đất, giảm cỏ và sâu bệnh. Thí nghiệm phủ nilon gốc cây ngô ở Phan Rang cho kết quả khá thuyết phục: Giảm 24% lượng nước hao do bốc hơi và giảm 18% mức nước tưới toàn vụ (từ 3.790m3/ha xuống còn 3.105m3/ha) nhưng năng suất ngô lại tăng lên 2 tấn/ha so với không che phủ gốc.

- Bón các chất giữ ẩm: Ngoài những biện pháp truyền thống như bón nhiều phân chuồng và phân xanh hoai mục làm tăng độ xốp, thoáng khí và khả năng giữ ẩm của đất; những năm gần đây người ta đã sản xuất ra nhiều loại chất giữ ẩm bán trên thị trường, bón các chất này cũng cải thiện đáng kể độ xốp, khả năng giữ ẩm của đất, không gây độc cho cây trồng và không gây ô nhiễm môi trường.

- Phương pháp tưới rãnh: Nước được đưa vào rãnh giữa các luống rồi thấm vào thân luống. Với đất thịt nặng nước thấm ngang nhiều hơn thấm sâu, đất thịt nhẹ nước thấm sâu nhiều hơn thấm ngang. Để nước thấm được đồng đều thì khoảng cách giữa 2 rãnh tưới phải nhỏ hơn chiều rộng của vòng ẩm. Khoảng cách giữa 2 rãnh tưới là khoảng cách giữa 3 đường tim rãnh kề nhau. Khoảng cách rãnh phụ thuộc vào chiều rộng luống và chiều rộng đáy rãnh. Có điều kiện nên dùng ống hoặc máng bê tông đưa nước vào rãnh để giảm tổn thất nước tưới. Để tiết kiệm nước và nước thấm đều trên ruộng thì lưu lượng nước đưa vào rãnh phải giảm dần và chiều sâu nước trong rãnh phải được khống chế vừa phải, thông thường khi chiều sâu lớp nước trong rãnh đạt khoảng từ 1/2-3/4 chiều sâu rãnh và khi nước chảy đến khoảng 9/10 độ dài rãnh thì ngừng cho nước vào rãnh là vừa.

- Chọn thời vụ, cơ cấu gieo trồng thích hợp: Việc bố trí hợp lý mùa vụ và cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp cần đạt được các yêu cầu:

- Né tránh được tác hại của thiên tai đối với lúa, cây lương thực và cây hoa màu. - Nâng cao tính ổn định của sản xuất.

- Bố trí lại mùa vụ, đa dạng hoá cây trồng và các sản phẩm nông nghiệp. Cách thực hiện:

- Đối với cây lúa nước: Khi tưới ngập cho lúa cần đảm bảo các yêu cầu: Khống chế lớp nước mặt ruộng thích hợp theo yêu cầu tưới tăng sản; Không gây ra xói mòn, rửa trôi đất màu và phân bón; Ngăn ngừa đất tái mặn hoặc lầy hoá; Nâng cao hiệu quả tưới và hệ số sử dụng nước tưới có ích; Thuận tiện cho canh tác thủ công trước mắt và bán cơ giới, cơ giới sau này.

- Với giống lúa cạn (lúa chịu hạn): Nên thực hiện phương pháp tưới ẩm sẽ phù hợp và tiết kiệm được lượng nước tưới đáng kể, chỉ bằng khoảng 50% mức tưới ngập.

- Đối với các cây ngô, khoai, đậu đỗ: Cần phải áp dụng chế độ tưới rãnh. Tưới rãnh có ưu điểm là không phá vỡ cấu tượng đất, nước thấm đều, tiết kiệm nước tưới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)