Nhà chăn nuôi luôn cố gắng đạt giá thành sản phẩm thấp nhất để có khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững lâu dài trong chăn nuôi vì mục đích sau cùng là lợi nhuận và hiệu quả kinh tế. Vấn đề cải thiện chất lượng thức ăn luôn được quan tâm hàng đầu vì vậy việc bổ sung một sản phẩm mới vào thức ăn nhằm giúp vật nuôi phát triển tốt luôn được xem xét hiệu quả về mặt kinh tế kĩ càng trước khi đưa vào sản xuất. Bảng 4.6 cho ta kết quả về hiệu quả kinh tế khi bổ sung 2 chế phẩm acid hữu cơ vào thức ăn.
Bảng 4.6 Hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm
ĐC: NT không bổ sung chế phẩm, ACA: NT có bổ sung thêm chế phẩm acid hữu cơ A, NT2: NT Có bổ sung thêm acid hữu cơ B, TĂHH: Thức ăn hổn hợp, giá thức ăn hổn hợp: 7.537 đồng/kg, giá bán heo: 50.000/kg.
Qua Bảng 4.6 ta thấy chi phí thức ăn của heo toàn thí nghiệm ở NT ĐC và NT ACB cao hơn NT ACA. Tổng chi phí ở NT ACA và NT ACB thấp hơn ĐC. Xét về mặt hiệu quả kinh tế thì thì lợi nhuận thu lại từ heo ở NT ACA cho kết quả tốt nhất, kế đến là NT ACB so với ĐC.
Theo Suryanarayana et al. 2012 thì acid hữu cơ có thể kích thích tiết enzym tụy tạng, giúp giảm pH dạ dày, ức chế vi khuẩn gây bệnh, tác động như một nguồn năng lượng trong sự biến dưỡng trung gian ở đường dạ dày – ruột, cải thiện sự sử dụng khoáng, nâng cao khả năng tiêu hóa của toàn bộ đường dạ
Nghiệm thức (NT) Chỉ tiêu
ĐC ACA ACB
Tổng tăng trọng (kg/NT, 20 heo) 921,7 940 935
Tổng thu (nghìn đồng) D 46.085 47.000 46.750
Tiêu tốn TĂHH (kg/NT, 20 heo) 2751,9 2746,2 2750,5
Chi phí TĂHH (nghìn đồng/NT, 20 heo) A 20.741 20.698 20.731
Chi phí chế phẩm (nghìn đồng/NT, 20 heo) B Acid hữu cơ A (nghìn đồng)
Acid hữu cơ B (nghìn đồng)
- 146,12 -
- - 153,4
Chi phí thú y (nghìn đồng/NT, 20 heo) C 560 120 150
Tổng chi phí (A+B+C) (nghìn đồng) 21.301 20.964 21.064
Chênh lệch thu – chi (D – (A+B+C)) (nghìn
đồng) 24.784 26.036 25.686
53
dày – ruột và cải thiện năng suất tăng trưởng. Thí nghiệm của Bolduan et al.,
(1988) với heo con bổ sung Luprosil – NC (chứa 53,5% acid propionic) làm giảm mật số E.coli trong dạ dày ở nồng độ 1% nhưng không không giảm E.coli
ở nồng độ 0,3%. Những acid hữu cơ như acid formic, acid axetic, acid propionic, acid sorbic có khả năng làm giảm độ pH và ảnh hưởng trực tiếp vi khuẩn Gram - bằng cách can thiệp vào các tế bào vi khuẩn với các enzyme phức tạp. Những enzyme phá hủy các màng tế bào và ảnh hưởng đến cơ chế sao chép DNA, giúp ngăn chặn vi khuẩn sinh sản (Castro, 2005). Do vậy việc bổ sung acid hữu cơ trong khẩu phần đã giúp cải thiện, nâng cao hiểu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi từ đó hiệu suất tăng trưởng cao, giảm chi phí thức ăn, đồng thời ức chế sự hoạt động của các vi sinh vật có hại giúp vật nuôi ích bị bệnh nên giảm chi cho công tác thú y, vậy nên hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm ở NT ACA và NT ACB cao hơn so với NT ĐC. Ngoài acid formic, acid lactic, acid citric có ở 2 NT có bổ sung chế phẩm acid hữu cơ thì ở NT ACA còn có acid propionic giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại như E.coli và làm giảm độ pH từ đó cải thiện tỉ lệ tiêu hóa, giúp cho heo ích bệnh vậy nên NT ACA đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong toàn thí nghiệm.
54
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT