Ảnh hưởng của các yếu tố tiểu khí hậu đến môi trường chuồng trại

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung 2 loại sản phẩm acid hữu cơ vào khẩu phần ăn lên sự tăng trưởng của heo thịt (50kg – xuất chuồng) (Trang 36 - 38)

trại

2.6.5.1 Nhiệt độ chuồng nuôi

Trong chăn nuôi nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của gia súc gia cầm. Sự ảnh hưởng này tùy thuộc vào loài, giống và lứa tuổi khác, heo mới sinh cần nhiệt độ 350C, đến cai sữa (28 ngày tuổi) nhiệt độ còn là 250C (Phạm Sỹ Tiệp và Nguyễn Đăng Vang, 2006).

26

Theo Lê Hồng Mận (2006), nhiệt độ chuồng heo quá nóng, quá lạnh đều bất lợi cho heo. Nhiệt độ càng làm tăng tần số hô hấp của heo, trời lạnh thì tần số hô hấp giảm, trời nắng heo giảm ăn (Bảng 2.3). Nhiệt độ chuồng thích hợp nhu cầu thức ăn của heo tăng, lớn nhanh, tiêu tốn cho 1 kg tăng khối lượng thấp. Đối với heo con thì tổng lượng nhiệt mất đi ở môi trường có nhiệt độ 21oC lớn hơn 2/3 lần so với môi trường 30oC. Nhiệt độ có tác động đến tích lũy protein trong cơ thể heo, ở 15 – 30oC mức tích lũy được gấp đôi với ô nhiệt 3 – 8oC.

Bảng 2.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến nhiệt độ cơ thể và nhịp thở của heo

Nhiệt độ chuồng (oC) Nhiệt độ cơ thể (oC) Nhịp thở (lần/phút)

15 20 25 30 35 37,8 38,0 38,3 38,9 39,7 19 – 20 36 46 80 – 100 160 – 198 Lê Hồng Mận 2006 2.6.5.2 Ẩm độ tương đối

Ẩm độ là yếu tố tác động trực tiếp đến cơ thể heo, quá cao hoặc quá thấp đều bất lợi. Ẩm độ cao hạn chế bốc hơi trên da, ảnh hưởng đến hô hấp của heo, làm tổn hao nhiệt. Ẩm độ thấp làm tiêu hao nước của cơ thể heo, trao đổi chất bị trở ngại, sinh bệnh đường hô hấp, heo chậm lớn. Trong môi trường có ẩm độ cao (>80%), vi khuẩn có hại phát triển rất nhanh. Ở ẩm độ không khí 40% vi trùng có thể chết nhanh gấp 10 lần so với ẩm độ 80%. Ẩm độ dưới 50% hoặc trên 80% đều không có lợi cho heo. Ẩm độ thích hợp cho heo nái là 70%, heo con 70 – 80%. Vì vậy, cần luôn luôn giữ chuồng trại khô ráo, có độ thoáng khí (Lê Hồng Mận, 2006).

2.6.5.3 Độ thoáng khí

Chuồng có độ thoáng khí tốt có tác dụng điều hòa nhiệt độ, ẩm độ, làm giảm các khí độc như ammoniac (NH3), sulfua hydro (H2S), monoacid carbon (CO), bụi bặm. Độ thoáng ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ trong chuồng, trên da và cả hơi nước trên da heo (Lê Hồng Mận, 2006).

Trong đó, NH3 sinh ra từ nước tiểu heo hoặc protein dư trong phân. Khi trong chuồng hàm lượng NH3 quá 25 phần triệu sẽ gây ra cho heo cay mắt, ho, giảm khả năng chống đỡ bệnh xâm nhiễm, 50 phần triệu heo bị nhức đầu, giảm khối lượng 12%, đến 100 phần triệu gây rát họng, chảy nước mũi, giảm mức tăng khối lượng 30%. Do vậy mức cho phép tối đa khí NH3 trong chuồng là 25

27

phần triệu. Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, hàng ngày dọn phân cho vào hố ủ, bổ sung chất micro acid làm giảm mùi. Vi khuẩn trong chuồng nuôi phần lớn là các loại cầu khuẩn chùm hay khuẩn tụ cầu trong phân. Tiêu chuẩn EU về vi sinh vật trong xưởng sản xuất thực phẩm và nơi làm việc tổng số vi sinh vật cho phép từ 1250 đến 3125/m3, tổng số nấm mốc ít hơn 130/m3 là môi trường không khí tốt (Nguyễn Thiện và ctv., 2004).

2.6.5.4 Ánh sáng

Theo Lê Hồng Mận (2006), chuồng làm hướng Nam, Đông Nam ánh sáng mặt trời rọi vào chuồng làm cho chuồng khô ráo, diệt vi khuẩn, và chiếu lên da heo tạo sinh tố D bổ ích cho trao đổi Calci, Phospho cấu tạo xương. Ánh sáng có cường độ vừa phải kích thích sự trao đổi chất trong cơ thể heo ăn ngon hơn, đồng hóa tăng. Nhờ ánh sáng liên hệ trực tiếp giữa mắt và các khu phía dưới đồi thị ở não tạo các kích thích đến tuyến yên làm tiết ra các hormone như hormone sinh dục tác động lên tuyến sinh dục làm thành thục các tế bào trứng và tạo ra bao noãn, tiếp đó là gây động dục. Vì vậy, vùng nhiệt đới, á nhiệt đới giờ chiếu sáng nhiều như nước ta gia súc động dục quanh năm, mắn đẻ hơn xứ ôn đới.

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung 2 loại sản phẩm acid hữu cơ vào khẩu phần ăn lên sự tăng trưởng của heo thịt (50kg – xuất chuồng) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)