Tăng trưởng tương đối và tăng trưởng tuyệt đối của heo thí nghiệm

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung 2 loại sản phẩm acid hữu cơ vào khẩu phần ăn lên sự tăng trưởng của heo thịt (50kg – xuất chuồng) (Trang 55 - 61)

nghiệm

Bảng 4.2 thể hiện chỉ tiêu tăng trưởng tương đối và tăng trưởng tuyệt đối của heo thí nghiệm ở từng ngiệm thức

Bảng 4.2 Tăng trọng tương đối và tăng trọng tuyệt đối của heo theo nghiệm thức

(Ghi chú: a, ,b những chữ khác nhau trên cùng 1 hàng thể hiện sự khác biệt ý nghĩa ở mức P<5%. TTTĐ: Tăng trọng tuyệt đối, TTTgĐ: Tăng trọng tương đối, ĐC: NT không bổ sung chế phẩm, ACA: NT có bổ sung thêm chế phẩm acid hữu cơ A, NT2: NT Có bổ sung thêm acid hữu cơ B)

Qua Bảng 4.2 và Hình 4.4 cho thấy việc bổ sung chế phẩm acid hữu cơ A vào trong khẩu phần giúp tăng trọng tuyệt đối của heo thí nghiệm cao nhất ở NT ACA, tiếp đến là NT ACB, cuối cùng là NT ĐC. Nhưng NT ACB khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với ĐC (P>0,05).

Nghiệm thức (NT) Chỉ tiêu

ĐC ACA ACB SE P

TTTĐ (g/con/ngày) 781b 795a 788ab 3,17 0,012

TTTgĐ (%) 65,5b 66,4a 66,0ab 0,25 0,046

Hình 4.3 Biểu đồ tăng trọng tích lũy của heo ở các nghiệm thức thí nghiệm

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 ĐC ACA ACB k g/c on P<0,05 b a ab

45

Theo Harada et al. (1986) pesin hoạt động tích cực hơn ở độ pH thấp. Một số kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng acid béo chuỗi ngắn có tác dụng kích thích trên cả nội tiết và ngoại tiết tuyến tụy ở heo; đáp ứng ngoại tiết của tuyến tụy được xếp hạng như: Acid formic > acid lactic > acid axetic > acid butyric > acid propionic. Theo Lückstädt and Mellor (2010) các acid hữu cơ có tính vừa kiềm khuẩn, diệt khuẩn vì nó có tính ưa béo, chúng có thể đi qua màng tế bào của vi khuẩn gram âm, như Salmonella. Khi đã vào trong tế bào, pH trong tế bào cao hơn làm acid phân ly, phóng thích các ion hydrogen làm giảm pH nội bào. Sự biến dưỡng của vi khuẩn tùy thuộc vào hoạt động enzym, hoạt động này bị ức chế ở pH thấp. Để tái lập sự cân bằng, tế bào buộc phải dùng năng lượng để tống các proton ra ngoài qua màng tế bào nhờ bơm H+ - ATPase để phục hồi pH tế bào chất về bình thường. Sau một thời gian tiếp xúc với acid hữu cơ, tế bào sẽ chết. Acid hữu cơ có tác động kích thích nội, ngoại tiết tuyến tụy, kiềm khuẩn và diệt khuẩn nên đã giúp tăng trọng tuyệt đối của heo ở NT ACA và ACB có hiệu quả tốt. Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), tăng trọng của heo ở giai đoạn vỗ béo là 820g/con/ngày cao hơn kết quả thí nghiệm, nhưng so với nghiên cứu của Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi (2009) heo tăng trọng 742g/con/ngày thì kết quả nuôi heo thí nghiệm cao hơn, kết quả tăng trọng tuyệt đối của TN tôi tốt hơn so với Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi và thấp hơn Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân do điều kiện môi trường, thức ăn và con giống khác nhau nhưng nhìn chung so với các thí nghiệm khác thì kết quả của tôi vẫn khá tốt. So với kết quả nghiên cứu của Chế Minh Tùng và Quách Tuyết Anh (2012) cho rằng bổ sung acid cũng làm tăng (P<0,05) tăng trọng

Hình 4.4 Biểu đồ tăng trọng bình quân trên ngày của heo ở các nghiệm thức thí nghiệm 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 ĐC ACA ACB P<0,05 b a ab g/con/ n gày

46

hằng ngày của heo tăng trưởng (3,5%) và vổ béo (2,7%) thì kết quả của tôi phù hợp với nhận định trên.

Qua Bảng 4.2 thì TTTgĐ của heo ở NT ACA cao hơn có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) với NT ĐC, NT ACB tuy có giá trị TTTgĐ của heo cao hơn nhưng khác nhau không có ý nghĩa so với NT ĐC.

Theo Partanen & Mroz (1999) cơ chế hoạt động của aci hữu cơ bao gồm làm giảm hoặc ổn định pH dạ dày dẫn đến tăng hoạt tính của enzym phân giải protein và thời gian lưu trữ enzyme ở dạ dày, và do đó dẫn đến cải thiện tiêu hóa protein. Acid hữu cơ có thể ảnh hưởng đến hình thái niêm mạc hoặc gây ra sự thay đổi trong đường ruột thông qua sự hoạt động của vi khuẩn hoặc diệt khuẩn, cũng như tăng cường hoạt động của enzym nội sinh, kích thích tuyến tụy bài tiết, và nó cũng hoạt động như là chất chuyển hóa trung gian. Vậy nên tăng trọng tương đối ở NT ACA cao hơn so với NT ĐC, còn NT ACB thì khác nhau không có ý nghĩa.

4.3 Chỉ tiêu về sự phát triển cơ thể của heo thí nghiệm

Các chỉ tiêu về sự phát triển cơ thể của heo thí nghiệm được thể hiện qua Bảng 4.3

Bảng 4.3 Sự phát triển cơ thể heo thí nghiệm theo từng nghiệm thức

(Ghi chú: a, ,b những chữ khác nhau trên cùng 1 hàng thể hiện sự khác biệt ý nghĩa ở mức P<5%. ĐC: NT không bổ sung chế phẩm, ACA: NT có bổ sung thêm chế phẩm acid hữu cơ A, NT2: NT Có bổ sung thêm acid hữu cơ B)

Qua bảng 4.3 cho thấy rộng ngực và rộng hông cuối kỳ của heo có sai khác nhưng sự khác nhau không có ý nghĩa thông kê, vậy rộng ngực và rộng hông cuối kỳ của heo tương đối đồng đều.

Bảng 4.3 và hình 4.5 cho thấy dài thân của heo cao nhất ở NT ACA, kế đến là NT ACB và NT ĐC (P < 0,05). Kết quả từ Bảng 4.3 cho thấy vòng ngực của heo sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05), vòng ngực của heo ở NT ACA cao hơn NT ACB và NT ĐC. Sự tiêu hóa protein và acid amin ở hồi tràng

Nghiệm thức

Chỉ tiêu ĐC ACA ACB SE P

Dài thân cuối kỳ (cm) 108,30b 111,73a 109,17b 0,64 0,011

Vòng ngực cuối kỳ (cm) 99,07b 104,70a 99,97b 0,95 0,005

Rộng ngực cuối kỳ (cm) 25,38 26,85 26,15 0,39 0,075

Rộng hông cuối kỳ (cm) 28,99 29,86 29,22 0,42 0,363

47

(Mosenthin et al., 1992; Kemme et al., 1995; Mroz et al,. 1997) và hấp thu khoáng (Jongbloed & Jongbloed, 1996) đã được cải thiện ở heo vỗ béo khi bổ sung acid hữu cơ. Các acid hữu cơ cũng được cho là chất bảo quản hiệu quả bảo vệ thức ăn tồn trữ chống sự phát triển của các vi khuẩn và nấm có hại (Frank, 1994), và cải thiện chất lượng thức ăn, theo thời gian có thể cải thiện năng suất nuôi. Nhờ sự cải thiện về hấp thu khoáng, acid amin, chất lượng thức ăn nên cải thiện năng suất vật nuôi, vậy nên dài thân, vòng ngực của heo ở NT ACA đạt cao nhất (do có thêm sự hỗ trợ của acid propionic trong đường ruột), kế đến là NT ACB và NT ĐC.

Kết quả từ Bảng 4.3 và Hình 4.6 cho thấy chỉ số tròn mình của heo ở các NT khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05), chỉ số tròn mành đạt kết quả tốt nhất ở NT ACA, tiếp sau đó là NT ACB và NT ĐC. Chỉ số tròn mình của heo hướng nạc theo Trương Lăng (2000) là nhỏ hơn 100, nếu chỉ số tròn mình lớn hơn 100 là heo hướng nạc – mỡ, qua Bảng 4.3 cho thấy chỉ số tròn mình của heo ở 3 NT nhỏ hơn 100 vậy nên kết quả này là hợp lý. Lợi ích của việc sử dụng acid hữu cơ liên quan đến sự kích thích của các enzym tiêu hóa và cung cấp một nguồn năng lượng trong đường ruột, dạ dày. Bổ sung acid hữu cơ có thể sẽ làm chậm sự gia tăng và cư trú của vi khuẩn không mong muốn, ví dụ như

Escherichia coli, trong khu vực dạ dày - ruột (Partanen & Mroz, 1999; Partanen, 2001). Các acid hữu cơ có thể làm giảm độ pH và khả năng đệm của thức ăn, trong khi hiệu quả kháng khuẩn của nó có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn (đặc biệt là các loài vi khuẩn Gram âm, như Salmonella spp. Và E.coli),

nấm men và nấm mốc. Trong dạ dày khi độ pH giảm thì làm giảm nồng độ của tất cả các loại vi khuẩn. Trong ruột non, chỉ có các acid hữu cơ có hoạt tính kháng khuẩn có thể ức chế vi khuẩn phát triển (Suryanarayana, 2010). Nhờ tác động làm chậm sự gia tăng vi khuẩn có hại, cung cấp năng lượng, kích thích

Hình 4.5 Biều đồ dài thân của heo thí nghiệm 0 20 40 60 80 100 120 ĐC ACA ACB cm P<0,05 b a b

48

hoạt động của enzyme tiêu hóa mà khả năng tiêu hóa dưỡng chất của heo được cải thiện đáng kể, do đó chỉ số tròn mình của heo đạt cao nhất ở NT ACA, kế đến là NT ACB và NT ĐC.

4.4 Tiêu tốn thức ăn, hệ số chuyển hóa thức ăn và tăng trọng toàn kỳ của heo thí nghiệm

Bảng 4.4 Trình bày các chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn, hệ số chuyển hóa thức ăn và tăng trọng toàn kỳ của heo ở từng nghiệm thức.

Bảng 4.4 Tiêu tốn thức ăn, hệ số chuyển hóa thức ăn và tăng trọng toàn kỳ của heo ở từng nghiệm thức

(Ghi chú: a, ,b những chữ khác nhau trên cùng 1 hàng thể hiện sự khác biệt ý nghĩa ở mức P<5%. TTTK: Tăng trọng toàn kỳ, TTTĂ: Tiêu tốn thức ăn, HSCHTĂ: Hệ số chuyển hóa thức ăn, ĐC: nghiệm thức không bổ sung chế phẩm, ĐC: NT không bổ sung chế phẩm, ACA: NT có bổ sung thêm chế phẩm acid hữu cơ A, NT2: NT Có bổ sung thêm acid hữu cơ B)

Nghiệm thức (NT)

Chỉ tiêu ĐC ACA ACB SE P

Mức ăn (kg/ô/ngày) 11,66 11,65 11,66 0,01 0,350 TTTĂ (kg/ô) 687,97 687,29 687,93 0,58 0,350 TTTK (kg/ô) 230,43b 235a 233,75ab 0,87 0,012 HSCHTĂ 2,99a 2,93b 2,94b 0,01 0,003 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 ĐC ACA ACB P<0,05 b a b cm

49

Qua bảng 4.4 cho thấy mức ăn và tiêu tốn thức ăn của heo được nuôi ở 3 nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa thống kê, do đó lượng ăn của heo ở mỗi nghiệm thức tương đối đồng đều đây là cơ sở để so sánh hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm đến tăng trọng của heo.

Bảng 4.4 cho thấy tăng trọng toàn kỳ của heo thí nghiệm sai khác có ý nghĩa (0,05 > P), ở NT ACA đạt kết quả tốt nhất, kế đến là NT ACB, cuối cùng là NT đối chứng. Các acid hữu cơ cũng làm giảm độ pH trong dạ dày, tối ưu hóa điều kiện hoạt động cho pepsin, gia tăng tỷ lệ tiêu hóa nitrogen và phosphorus, một số khoáng chất. Điều này không chỉ mang lại lợi ích trong sử dụng có hiệu quả chất dinh dưỡng (Lückstädt and Mellor, 2007). Acid lactic acid đã được báo cáo là làm giảm pH dạ dày và ngăn chặn (làm chậm) sự nhân lên của E.coli gây độc cho ruột (enterotoxigenic E.coli) (Thomlinson and Lawrence 1981) và hiệu quả hơn các acid hữu cơ khác trong việc cải thiện năng suất heo (Tsiloyiannis et al., 2001). Từ những kết quả về ứng dụng của acid hữu cơ như giảm độ pH trọng dạ dày dẫn đến làm tăng hoạt động của enzyme tiêu hóa, kháng khuẩn, do đó tăng trọng toàn kỳ của heo ở NT ACA cao nhất, kế đến là ACB, cuối cùng là NT ĐC.

Qua Bảng 4.4 và Hình 4.8 cho thấy hệ số chuyển hóa thức ăn của heo thí nghiệm sai khác rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01), đạt giá trị thấp nhất ở NT ACA, kế đến là NT ACB và cuối cùng cao nhất ở NT ĐC. Tuy nhiên giữa NT ACA và NT ACB sai khác không có ý nghĩa.

Hình 4.7 Biểu đồ hệ số chuyển hóa thức ăn của heo thí nghiệm 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 ĐC ACA ACB HSCHTĂ P<0,05 a b b

50

Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002) cho rằng khẩu phần nào cho hệ số chuyển hóa thức ăn càng thấp thì hiệu quả sử dụng của khẩu phần đó càng cao. Các acid béo chuỗi ngắn như acid acetic, propionic sản sinh do sự lên men chất xơ của vi khuẩn trong ruột già có thể làm tăng sự phát triển của các tế bào biểu mô ruột. Acid hữu cơ làm giảm pH dạ dày (Bosi et al., 1999; Oh, 2004), chuyển hóa pepsinogen vô hoạt thành pepsin hoạt động, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh, làm nguồn năng lượng trong đường dạ dày – ruột, thúc đẩy sự tiết thải các enzym nội sinh (Ravindran and Kornegay, 1993). Theo Chế Minh Tùng và Quách Tuyết Anh (2011) cho rằng bổ sung acid hữu cơ vào thức ăn làm tăng tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô và protein thô, việc bổ sung acid vào thức ăn làm tăng tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô và protein thô so với đối chứng lần lượt là 0,82 và 1,33%. Acid hữu cơ có nhiều tác động hữu ích cho đường tiêu hóa như kích thích sự hoạt động của enzyme pepsin, ức chế các vi khuẩn gây bệnh, thay đổi hình thái ruột giúp tăng khả năng tiêu hóa các dưỡng chất, giúp làm tăng tỷ lệ tiêu hóa protein do đó khi bổ sung chết phẩm acid hữu cơ vào NT ACA và NT ACB cho kết quả HSCHTĂ tốt hơn so với NT ĐC. Kết quả này về HSCHTĂ phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đặng Minh Phước và ctv (2010) về vai trò của các acid hữu cơ trong việc cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn.

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung 2 loại sản phẩm acid hữu cơ vào khẩu phần ăn lên sự tăng trưởng của heo thịt (50kg – xuất chuồng) (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)