Theo Lê Hồng Mận (2002), nuôi heo có chuồng thích hợp mới có năng suất cao. Trong công nghiệp hóa chăn nuôi heo, chuồng heo được xây dựng hiện đại đảm bảo môi trường sống ổn định về nhiệt độ, ẩm độ, thông thoáng, chiếu sáng…, tự động hóa các khâu cho ăn uống, dọn chuồng… Ở nước ta nhiều xí nghiệp, trang trại chăn nuôi, heo giống, heo thịt được xây dựng theo hướng cơ giới hiện đại, năng suất và chất lượng heo được nâng cao đạt mức chuẩn.
24
2.6.2.1 Địa điểm
Nuôi heo ở quy mô trang trại, cần quy hoạch đáp ứng điều kiện nằm trong vùng có quy hoạch tổng thể của địa phương đảm bảo lâu dài về vệ sinh môi trường và phát triển sinh thái. Địa điểm tốt là khu đất cao ráo, dễ thoát nước, không úng ngập, yên tĩnh xa chợ, cách ly khu dân cư, có diện tích để mở rộng trại; trại ở cuối hướng gió, thuận lợi giao thông để xuất nhập sản phẩm, nguyên liệu… Đặt biệt chuồng trại phải được xây dựng ở nơi có nguồn nước sạch, chỉ số vi khuẩn không quá 1000 con/lít. Trước khi làm trại, cần khảo sát khoan tìm nguồn nước, nguồn cung ứng nguyên liệu thức ăn (nhà máy thức ăn), vùng có nhu cầu heo giống (Lê Hồng Mận, 2002).
2.6.2.2 Quy hoạch xây dựng trại
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3772 – 83 thì khoảng cách tối thiểu từ trại heo đến các công trình xây dựng được trình bày ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Khoảng cách từ trại heo đến các công trình xây dựng
Đối tượng phải cách ly Khoảng cách tối thiểu đến trại heo (m)
Đường ô tô 200
Khu dân cư 100
Khu công nghiệp 500
Trạm thú y 500
Khu heo cách ly 200
Bãi chôn gia súc 400
Các trại chăn nuôi khác 500
Lê Hồng Mận 2006
Trại phải có quy hoạch trồng cây bóng mát, không che chắn ánh sáng, vẫn thông thoáng. Không trồng cây hoa quả tránh chim chóc mang mầm bệnh; khoảng cách xây dựng giữa các ô chuồng tối thiểu bằng 2 lần chiều cao của chuồng để thoáng gió, thoáng khí, không bị che chắn ánh sáng (Lê Hồng Mận, 2002).