Tổng quan trại

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung 2 loại sản phẩm acid hữu cơ vào khẩu phần ăn lên sự tăng trưởng của heo thịt (50kg – xuất chuồng) (Trang 41)

Trại có diện tích khoảng 33.193,3 m2 nằm ở vùng thích hợp cho chăn nuôi, đạt được các yêu cầu cần thiết như khu đất trống nằm riêng biệt, xa khu dân cư, đặc biệt trong trại trồng nhiều cây bảo quản bóng mát nên làm giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời lượng phân có thể cung cấp cho cây trồng (Hình 3.2). Trại với hình thức là trại nghiên cứu khoa học và kĩ thuật nhằm thử nghiệm các sản phẩm mới trước khi đưa vào thị trường bao gồm nhà phòng làm việc, nhà kho, phòng sát trùng, các khu vực chăn nuôi khác (trại gà, bò, đà điểu..) và khu vực chăn nuôi heo.

Chú thích 1. Cổng trại 2. Nhà kho 3. Phòng làm việc 4. Phòng sát trùng và cổng sát trùng 5. Phòng ấp trứng gia cầm 6. Trại gà hở 7. Trại bò và đà điểu 8. Trại gà lạnh 9. Trại gà hở 10. Trại heo lạnh 11. Trại heo hở 12. Ao nuôi cá Bồn nước 1 3 2 6 12 7 8 9 11 10 4 5

Hình 3.2 Sơ đồ tổng quan trại thí nghiệm

31

3.3 Chuồng trại

Trại chăn nuôi cách trục lộ chính khoảng 1 km, được xây dựng biệt lập riêng một khu vực, có vị trí thuận lợi, xung quanh ít nhà dân nên rất thuận lợi cho việc chăn nuôi. Vị trí xây dựng tương đối bằng phẳng cao ráo nên việc thoát nước rất thuận lợi.

Chuồng trại được thiết kế theo kiểu chuồng hở với trục theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, 2 mái lợp bằng tole, có diện tích khoảng 638 m2 (Hình 3.3). Với kiểu chuồng này sẽ tiết kiệm được chi phí khi xây dựng, giúp có độ thông thoáng tự nhiên nhưng cũng có một số bất lợi là heo chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường bên ngoài và bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh từ bên ngoài.

Trại gồm có 2 dãy nuôi heo thịt với 16 ô chuồng, phía sau còn có lồng heo con cai sữa, chuồng nái chửa nuôi con và chuồng heo nái chửa. Máng ăn ở trại là tự động, vòi uống là loài vòi tự động kiểu cắn, hai bên là rãnh thoát nước tiểu, phân (Hình 3.4)

Hình 3.3 Chuồng trại thí nghiệm

32

Chuồng nuôi heo thí nghiệm nằm gần kề nhau có lối đi ở giữa thuận tiện cho việc quan sát chăm sóc heo, nền chuồng được làm bằng xi măng chắc chắn, mỗi ô heo dài 3 m, rộng 2,5 m, cao 0,8 m (Hình 3.5).

3.4 Đối tượng thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện trên 60 heo thịt với khối lượng bình quân ban đầu ±47 kg, gồm 12 ô mỗi ô 5 con. Heo thí nghiệm là giống heo lai giữa đực Duroc x cái (Landrace x Yorkshire). Heo được bố trí vào 2 nghiệm thức sử dụng chế phẩm và 1 nghiệm thức đối chứng (Hình 3.6)

Hình 3.5 Dãy chuồng và ô chuồng thí nghiệm

33

3.5 Phương tiện dùng trong thí nghiệm 3.5.1 Dụng cụ thí nghiệm ở trại

Một số dụng cụ cần thiết trong quá trình thí nghiệm bao gồm: Cân điện tử 1000 kg để cân trọng lượng heo vào đầu và cuối thí nghiệm, cân đồng hồ 60 kg để cân lượng thức hàng ngày và lượng thức ăn thừa vào mỗi buổi sáng, cân điện tử 2kg với độ chính xác 0,1 g để cân chính xác lượng chế phẩm cần thiết bổ sung vào thức ăn, sổ ghi chép.

3.5.2 Phòng thí ngiệm

Các dụng cụ trên phòng thí nghiệm cần thiết cho quá trình phân tích mẫu như tủ sấy để xác định hàm lượng vật chất khô, máy nghiền mẫu, lò nung, bộ chưng cất đạm, cân điện tử, bộ chưng cất ester, hóa chất thí nghiệm như NaOH, H2SO4…

3.5.3 Thức ăn

Thức ăn dùng trong thí nghiệm là những thực liệu rời được phối hợp lại với nhau theo công thức TĂHH dành cho heo 50 – 100 kg (Bảng 3.1).

Bảng 3.1 Công thức TĂHH dùng trong thí nghiệm

Thực liệu Hàm lượng (%) Bắp vàng 66,595 Cám gạo 15,000 Đậu nành 16,130 Bột xương 0,800 Bột vỏ sò 0,900 Muối ăn 0,275 Sulfat kẽm 0,300 Tổng số 100,000

34

Trong thức ăn hổn hợp hoàn chỉnh cung cấp đầy đủ các thành phần năng lượng và dinh dưỡng (Bảng 3.2).

Bảng 3.2 Bảng thành phần năng lượng và dinh dưỡng của TĂHH trong thí nghiệm

Thành phần Hàm lượng Dry Matter (%) 85,69 ME (Kcal/kg) 3050 Crude Protein (%) 14,70 Oil (%) 4,38 Crude Fibre (%) 3,95 Lysine (%) 0,75 Methionine (%) 0,26 Met+Cystine (%) 0,51 Threonine (%) 0,54 Isoleucine (%) 0,57 Tryptophan (%) 0,15 Calcium (%) 0,51 Phosphorus Total (%) 0,49 Phosphorus Avable (%) 0,20 Salt (%) 0,25 Manganese (mg/kg) 132,08 Acid Linoleic (%) 1,96 Cholin (mg/kg) 1008,68 Biotin (mg/kg) 0,14 Vitamin A (1000 IU/kg) 16,42 Vitamin D (1000 IU/kg) 3,28 Vitamin E (1000 IU/kg) 0,02 Fe (g/kg) 0,19 Cu (g/kg) 0,30 Zn (g/kg) 1,00 Se (mg/kg) 0,15

35

3.5.4 Chế phẩm dùng trong thí nghiệm 3.5.4.1 Acid hữu cơ A

Acid hữu cơ A bao gồm các acid hữu cơ như acid propionic, acid formic, acid lactic, acid citric (Bảng 3.3).

Bảng 3.3 Thành phần acid hữu cơ A

Trong sản phẩm chứa các acid hữu cơ dễ dàng hấp thu và chuyển hóa giúp: Kích thích sự thèm ăn, làm tăng tỉ lệ chuyển hóa thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi và tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh đường tiêu hóa (Hình 3.7).

Sử dụng: Trộn vào thức ăn cho heo ăn liên tục trong thời gian nuôi hoặc ở giai đoạn cần tăng năng suất thịt. Bổ sung vào khẩu phần cho heo với khối lượng: 1 kg/tấn thức ăn.

3.5.4.2 Acid hữu cơ B

Acid hữu cơ B chứa các acid hữu cơ như propionin, acid formic, acid lactic, acid citric (Bảng 3.4).

Bảng 3.4 Thành phần acid hữu cơ B

Thành phần

Acid propionic 96% (min – max) Acid formic 96% (min – max) Acid lactic 96% (min – max) Acid citric 96% (min – max) Chất mang vừa đủ

Độ ẩm (Max)

Kháng sinh, hormone, dược liệu

90 – 110 g 90 – 110 g 10 g 20 g 1 Kg 9% Không có Thành phần

Propionin 96% (min – max) Acid formic 96% (min – max) Acid lactic 96% (min – max) Acid citric 96% (min – max) Chất mang vừa đủ

Độ ẩm (max)

Kháng sinh, hormone, dược liệu

90 – 110 g 90 – 110 g 10 g 20 g 1 Kg 9% Không có

36

Sản phẩm chứa chất hữu cơ propionin dạng ester hóa dễ dàng hấp thu, chuyển hóa và các acid hữu cơ khác giúp kích thích sự thèm ăn, góp phần tăng tỉ lệ chuyển hóa thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi. Bên cạnh đó các acid hữu cơ còn tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh đường tiêu hóa. Cách sử dụng: Trộn vào thức ăn cho heo ăn liên tục trong thời gian nuôi hoặc ở giai đoạn cần tăng năng suất thịt. Bổ sung vào thức ăn cho heo với liều lượng: 1 kg/tấn thức ăn.

3.5.5 Nước uống dùng trong thí nghiệm

Nước dùng cho heo uống là nước ngầm, được bơm lên bồn chứa qua các hệ thống ống dẫn đến núm uống cho heo.

3.5.6 Sử dụng thuốc thú y trong thí nghiệm

Sử dụng thuốc sát trùng chuồng trại và các ô chuồng sạch sẽ trước khi thí nghiệm

Một số loại vaccine phòng bệnh dịch tả, lở mồm long móng, PRRS, Mycoplasma. Thuốc thú y do công ty vemedim cung cấp: Tiamulin, Danotryl, KA-AMPI, Vime-C 1000, Ketovet, Utropin, Vimectin 100, Vimekat, Vime C 1000, Streptomycin, Peni-potassium,…

37

3.6 Phương pháp thí nghiệm 3.6.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 4 lần lặp, tổng cộng thí nghiệm có 12 đơn vị TN, mỗi đơn vị TN nuôi 5 heo (Bảng 3.5). Bảng 3.5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm Nghiệm thức (NT) LL ĐC ACA ACB 1 - - - 2 - - - 3 - - - 4 - - -

(ĐC: NT không bổ sung chế phẩm, ACA: NT bổ sung chế phẩm acid hữu cơ A, ACB: NT bổ sung chế phẩm acid hữu cơ B)

NT ĐC: Sử dụng khẩu phần cơ sở (KPCS) không có bổ sung chế phẩm. NT ACA: KPCS có bổ sung chế phẩm acid hữu cơ A (acid propionic 96%, acid formic 96%, acid lactic 96% và acid citric 96%).

NT2: KPCS có bổ sung chế phẩm acid hữu cơ B (propionin 96% , acid formic 96% , acid lactic 96% và acid citric 96%).

3.6.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm

Chọn heo thí nghiệm ban đầu: Heo được chọn nuôi thí nghiệm là những heo có thể trạng tốt, trọng lượng tương đối đồng đều, đồng thời heo đã đã được tiêm phòng các bệnh dịch tả, Mycoplasma, PRRS, lở mồm long móng.

Vệ sinh, sát trùng: Chuồng nuôi heo được sát trùng trước khi đưa heo vào nuôi sát trùng, hàng tuần chuồng trại được sát trùng 1 lần bằng bình xịt phun sát trùng. Sử dụng Vime – protex để sát trừng chuồng trại.

Cân heo: Heo được cân 2 lần vào đầu kỳ và cuối kỳ của quá trình thí nghiệm và được cân vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn.

Chăm sóc và nuôi dưỡng: Heo được chăm sóc và nuôi dưỡng heo qui trình chăm sóc và nuôi dưỡng của trại. Heo được cho ăn 4 lần trên ngày theo định mức với từng khẩu phần thí nghiệm, trước khi cho heo ăn, phải vệ sinh máng ăn, quét dọn chuồng nuôi sạch sẽ. Thức ăn phải được bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ. Cho heo ăn tự do nhưng hạn chế cho ăn quá nhiều tránh mập mỡ.

38

3.6.3 Các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm 3.6.3.1 Khối lượng heo

Khối lượng của heo thí nghiệm (kg) được cân ở đầu kỳ (P1) và cuối kỳ (P2) là lúc kết thúc thí nghiệm. Heo được cân vào sáng sớm, trước khi cho heo ăn.

a. Tăng trọng tích lũy của heo thí nghiệm

Theo Nguyễn Thiện và ctv. (2008) một số chỉ tiêu tăng trưởng được tính như sau:

Tăng trưởng tích lũy (STTL) (kg/con): Là trọng lượng cơ thể, kích thước các chiều đo tăng lên sau một thời gian tăng trưởng.

Công Thức:

TTTL (kg) = TL cuối kỳ (kg) – TL đầu kỳ (kg)

b. Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) (g/con/ngày)

Là trọng lượng, kích thước của cơ thể gia súc tăng lên trong một đơn vị thời gian.

Công Thức:

TTTL (kg)

TTTĐ (g/con/ngày) = x 1000 Thời gian nuôi

3.6.3.2 Sự phát triển cơ thể a. Dài thân

Dài thân của heo thí nghiệm được đo cùng lúc với cân khối lượng ở cuối giai đoạn thí nghiệm. Để đo chiều dài thân thịt ta dùng thước thẳng hoặc thước dây.

b.Vòng ngực

Vòng ngực của heo thí nghiệm được đo cùng lúc với cân khối lượng cuối giai đoạn thí nghiệm. Dùng thước dây để đo vòng ngực heo thí nghiệm.

b. Hệ số K

Hệ số K được tính bằng tỷ lệ tích của dài thân và vòng ngực bình phương với khối lượng của cơ thể.

Dài thân x (vòng ngực)2 (cm) Hệ số K =

39

c. Chỉ số tròn mình

Theo Lê Hồng Mận (2007), đặc điểm sinh trưởng của heo hướng nạc từ khi mới đẻ đến 5 tháng tuổi phát triển chiều dài thân, 6 – 7 tháng tuổi phát triển chiều rộng thân. Khi chiều rộng ở giữa các điểm đo phần ngực, bụng, mông không chênh nhau quá 1 – 1,2 cm.

Chỉ số tròn mình (CSTM) thể hiện giống heo hướng nạc hay hướng mỡ. Khi chỉ số tròn mình cao hơn 100 là giống heo hướng mỡ, ngược lại thấp hơn 100 thể hiện đó là giống heo hướng nạc (Trương Lăng, 2000).

Theo Trương Lăng (2000), chỉ số tròn mình được tính theo công thức:

Vòng ngực (cm)

CSTM = x 100

Dài thân (cm)

3.6.3.3 Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hằng ngày

Thức ăn thừa của mỗi ô heo thí nghiệm được cân hằng ngày vào buổi sáng bằng cân đồng hồ, heo được cho ăn tự do nhưng có tham khảo quy định về lượng thức ăn hằng ngày của từng giai đoạn heo ở công ty. Thức ăn hằng ngày của mỗi heo thí nghiệm được ghi chép vào sổ theo dõi thức ăn thí nghiệm. Sau đó tính tổng thức ăn tiêu thụ toàn kỳ trong quá trình thí nghiệm. Mức ăn hằng ngày được tính bằng công thức sau:

Thức ăn tiêu thụ toàn kỳ (kg) Mức ăn hằng ngày (kg) =

Số ngày nuôi heo thí nghiệm

Lượng dưỡng chất tiêu thụ hằng ngày của heo thí nghiệm được tính bằng cách dựa vào lượng thức ăn ăn vào của heo thí nghiệm trên từng ô. Đồng thời kết hợp với kết quả phân tích các thành phần dưỡng chất VCK, CP, EE, CF, Ash của thức ăn cho heo ăn tại phòng thí nghiệm để xác định lượng dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày.

Dưỡng chất tiêu thụ hằng ngày (g/con) = Dưỡng chất (g/kg thức ăn) x Mức ăn tiêu thụ hằng ngày (kg/con).

3.6.3.4 Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ)

Tiêu tốn thức ăn được tính bằng cách theo dõi lượng thức ăn cho heo ăn hằng ngày. Cân lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày trừ đi lượng thức ăn thừa thu được ở ngày hôm sau ta tính được lượng thức ăn đã sử dụng trong ngày. Xác

40

định lượng nước trong thức ăn thừa bằng cách đem thức ăn thừa đi phơi khô. Sau đó, lấy mẫu thức ăn cho heo ăn và mẫu thức ăn thừa đem về phòng thí nghiệm xác định VCK, Ash, CP, EE, CF.

Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) của heo thí nghiệm:

Thức ăn tiêu thụ toàn kỳ (kg)

HSCHTĂ =

Tổng tăng trọng toàn kỳ (kg)

3.6.3.5 Hiệu quả kinh tế

a. Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn dùng trong thí nghiệm

Chi phí thức ăn toàn kỳ = Chi phí thức ăn/kg tăng trọng x Tăng trọng toàn kỳ

Thu nhập cho tăng trọng = Tăng trọng toàn kỳ (kg) x Giá bán heo (đồng/kg)

Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn = Thu nhập cho tăng trọng – Chi phí

thức ăn toàn kỳ

b. Hiệu quả kinh tế về mặt thú y và toàn thí nghiệm

Chi phí điều trị bệnh trên từng đàn heo bị mắc bệnh (nếu có) ở các ô thí nghiệm.

Chi phí thú y cho toàn thí nghiệm = Chi phí thuốc (phòng bệnh + trị bệnh) + Chi phí chế phẩm sử dụng.

Hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm = Thu từ tiền bán heo – (Chi phí thức

ăn + Chi phí thú y).

3.6.3.6 Xử lý thống kê

Số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Excel và phần mềm Minitab Version 16.0 (phần thống kê mô tả và phân tích phương sai). Sử dụng phép thử Tukey để so sánh trung bình các nghiệm thức khi có sự sai khác ở mức 5%, 1%.

41

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Ghi nhận tổng quát

Sau quá trình tiến hành thí nghiệm trên 60 heo lai trong giai đoạn từ 50 kg đến xuất chuồng thì heo phát triển bình thường. Trong quá trình thí nghiệm có một số heo bị tiêu chảy, bỏ ăn, bệnh nhưng được quan sát, điều trị kịp thời. Thời tiết cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lượng ăn hằng ngày của heo, nếu trời nắng nóng thì heo giảm ăn, khi trời dịu mát, trời mưa thì heo ăn nhiều, nhưng qua khảo sát thì thấy ô chuồng heo có bổ sung chế phẩm ít bị ảnh hưởng, khi kết thức thí nghiệm thì tỷ lệ nuôi sống đạt 100%. Kết quả thí nghiệm thu được qua các chỉ tiêu về lượng ăn hằng ngày của heo, tăng trọng và các về sự phát triển cơ thể.

Hình 4.1 Heo nuôi thí nghiệm ở các nghiệm thức

ACA ACB

42

4.2 Các kết quả về khả năng tăng trưởng của heo thí nghiệm 4.2.1 Khối lượng và tăng trọng tích lũy của heo thí nghiệm 4.2.1 Khối lượng và tăng trọng tích lũy của heo thí nghiệm

Khối lượng cơ thể và tăng trưởng tích lũy của heo theo nghiệm thức được trình bày qua Bảng 4.1

Bảng 4.1 Khối lượng cơ thể và tăng trọng tích lũy của heo thí nghiệm theo nghiệm thức Nghiệm thức (NT) Chỉ tiêu ĐC ACA ACB SE P KL đầu kỳ (kg/con) 47,3 47,2 47,2 0,12 0,579 KL cuối kỳ (kg/con) 93,4b 94,1a 93,7ab 0,17 0,019 TTTL (kg/con) 46,1b 46,9a 46,5ab 0,19 0,012

(Ghi chú: a, ,b những chữ khác nhau trên cùng 1 hàng thể hiện sự khác biệt ý nghĩa ở mức P<5%. KL: Khối lượng, TTTL: Tăng trọng tích lũy, ĐC: NT không bổ sung chế phẩm, ACA: NT có bổ sung thêm chế phẩm acid hữu cơ A, NT2: NT Có bổ sung thêm acid hữu cơ B)

Qua Bảng 4.1 cho thấy khối lượng đầu kỳ của các nghiệm thức có sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05) điều này chứng tỏ heo có khối lượng ban đầu tương đối đồng đều. Đây là một trong những yếu tố để có thể dễ dàng nhận thấy khi có sự sai khác về các chỉ tiêu tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, hệ số chuyển hóa thức ăn mà không chịu ảnh hưởng bởi khối lượng heo ban đầu.

Qua Bảng 4.1 và Hình 4.2 cho thấy khi bổ sung chế phẩm acid hữu cơ A (acid propionic 96%, acid formic 96%, acid lactic 96%, acid citric 96%) vào

Hình 4.2 Biểu đồ khối lượng cuối kỳ của heo thí nghiệm

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 ĐC ACA ACB P<0,05 b a ab k g/c on

43

thức ăn hổn hợp thì ở NT ACA cho kết quả tăng trọng cuối kỳ của heo cao nhất,

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung 2 loại sản phẩm acid hữu cơ vào khẩu phần ăn lên sự tăng trưởng của heo thịt (50kg – xuất chuồng) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)