Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Lung ngụ ấp 4, xã Vĩnh Lộc A Nguồn: CEFURDS (đã dẫn).

Một phần của tài liệu ĐÔ THỊ HOÁ VÙNG VEN ĐÔ – NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI QUA TRƯỜNG HỢP XÃ BÀ ĐIỂM (HÓC MÔN) VÀ VĨNH LỘC A (BÌNH CHÁNH) (Trang 34 - 36)

hội để tìm cho mình một công việc mới trong môi trường mới đồng nghĩa với việc giảm dần hoặc chấm dứt hẳn vai trò của họ trong hoạt động kinh tế truyền thống trước đây. Tính đạng của môi trường mới cho phép họđược thể hiện khả năng của mình. Tuy nhiên, môi trường mới cũng đem đến cho họ không ít rủi ro về việc làm, thất nghiệp và đôi khi họ cảm thấy lạc lỏng mất phương hướng. Mức độ thích ứng này rõ ràng là tùy vào mỗi cá nhân được quyết định bởi nhiều yếu tố trong đó tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn có vai trò quan trọng nhất. Vì thế môi trường mới này sẽ đem đến nhiều cơ hội cho lớp người trẻ, năng động, có trình độ, thích ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất. Đồng thời cũng đem đến nhiều khó khăn cho lớp người lớn tuổi, trình độ học vấn bị hạn chế….

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn vùng ven đem đến cho cư dân nơi đây sự sung túc về vật chất. Một điều dễ nhận thấy là ngày càng có nhiều nhà mới được xây dựng thay cho nhà tranh lá, nhiều xe máy thay cho xe đạp. Đó là sự thay đổi lớn trong đời sống kinh tế vật chất của cư dân vùng ven, và đó cũng là một tín hiệu vui. Theo quan sát và hỏi chuyện của chúng tôi thì trong số những trường hợp đời sống được nâng lên, ngoài số khá giả nhờ lao động còn có một số lớn là nhờ vào cơ may bán đất với giá cao. Mỗi gia đình cư dân vùng ven đều có nhiều đất từ vài trăm đến vài ngàn mét vuông đất vì thế bán vài trăm mét để có thể mua sắm tiện nghi gia đình, xây dựng nhà cửa thì cũng là bình thường. Nếu theo tiêu chuẩn xóa đói giảm nghèo của TP. Hồ Chí Minh hộ nghèo có thu nhập đầu người 10.000.000 đồng/năm40 thì Bà Điểm và Vĩnh Lộc A có rất ít hộ nghèo, nhưng khi nghiên cứu kỹ chúng ta thấy sự khá giả này không có cơ sở chắc chắn vì nó xuất phát từ một nền tảng không bền vững. Trong đó trường hợp rủi ro cao rơi vào những hộ không sử dụng đồng tiền bán đất đúng mục đích, không biết cách sinh lợi từ đồng tiền có được. Vì thế sau một thời gian họ lại lâm vào cảnh túng quẩn, cứ thếđến một lúc nào đó họ sẽ không còn đất để bán hoặc canh tác. Nhìn chung, một khi nông thôn vùng ven phát triển thì người dân có nhiều cơ hội có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống của mình, bộ mặt vùng ven khởi sắc, nhưng sự thay đổi này không mang tính ổn định cao, vẫn mang một tâm trạng không chắc chắn. Trong môi trường                                                                                                                          

thay đổi đó, sự thích ứng trong hoàn cảnh mới của từng nhóm, từng giới cũng khác nhau.

Một phần của tài liệu ĐÔ THỊ HOÁ VÙNG VEN ĐÔ – NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI QUA TRƯỜNG HỢP XÃ BÀ ĐIỂM (HÓC MÔN) VÀ VĨNH LỘC A (BÌNH CHÁNH) (Trang 34 - 36)