không có nên nghỉ làm luôn. Khi bỏ làm lúa thì chuyển qua nuôi bò, heo. Bắt đầu thì chỉ nuôi hai con bò, một chục heo. Nôi heo cũng phải chăm sóc kỹ như bò, phải chích thuốc khi có dịch. Lúc đầu nuôi bò vàng, sau chuyển sang bò sữa vì lúc đó bò vàng rẻ. Từ khi bắt đầu chăn nuôi là bắt đầu trồng cỏ thì thu nhập của gia đình cũng khá dần. Mỗi tháng trừ chi phí cũng được 2-3 triệu đồng”39.
Kết luận
So với thời gian trước, hiện nay (2007) hoạt động sản xuất nông nghiệp của cư dân vùng ven đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất canh tác nông nghiệp từ điều kiện tự nhiên, nhân công lao động cho đến việc cung cấp sản phẩm ra thị trường… Ngoài một số hộ làm nông nghiệp không tiếp tục nữa, số hộ còn lại vẫn tiếp tục gắn bó với nghề nông, bám trụ sản xuất trên mãnh đất của mình. Đối với những hộ này chúng ta thấy xuất hiện một số khuynh hướng mới như khuynh hướng đầu tư kỹ thuật cao gắn với nhu cầu của thị trường, khuynh hướng mua đất vùng lân cận để tiếp tục sản xuất và khuynh hướng chuyển từ trồng trọt sang chăn nuôi. Những khuynh hướng kể trên cũng là cách người dân thích ứng và tồn tại trong môi trường mới và cũng là cách tồn tại được với nghề nông. Họ là tượng trưng cho hình ảnh những người nông dân vùng ven chịu thương chịu khó, là hình ảnh của người nông dân hiện đại, luôn luôn tìm tòi học hỏi.
4.2. Mức độ thích ứng của cư dân vùng ven trước sựchuyển biến kinh tế chuyển biến kinh tế
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng việc đưa ra nhận định về mức độ thích nghi của người dân vùng ven trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp là cần thiết để thấy được sự thay đổi trong đời sống kinh tế của họ. Sự thay đổi này là một quá trình biến động vừa mang tính đa dạng nhưng cũng mang tính phức tạp. Tính đa dạng ở chỗ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng ven mang đến cho người dân nơi đây nhiều cơ hội để phát triển, tiếp cận được với nền văn minh công nghiệp hiện đại trong môi trường đô thị. Họ có nhiều cơ