Tình hình lao động của Công ty

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SXKD TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRONG KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 38 - 41)

- Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán

3.1.5. Tình hình lao động của Công ty

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì lao động là một trong những điều kiện cần thiết và quyết định đến sự tồn tại, phát triển của Công ty. Năng suất lao động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc, kế hoạch sản xuất của Công ty đặt ra. Thực tế cho thấy ở doanh nghiệp nào lao động có trình độ chuyên môn cao và có cơ cấu lao động hợp lý thì việc khai thác và sử dụng nguồn nhân lực sẽ mang lại hiệu quả cao. Công ty TNHH Sản xuất Phúc Lâm trong những năm qua đã không ngừng nâng cao cả về số lượng và chất lượng lao động.

Bảng 3.1 cho thấy tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2008 – 2010. Số lượng và cơ cấu lao động của Công ty qua 3 năm có sự thay đổi cụ thể như sau:

Tổng số lao động của Công ty qua 3 năm đều tăng lên lần lượt là 78 người, 92 người, 123 người. So với năm 2008, số lao động năm 2009 tăng lên 14 người tương ứng tăng 17,95%. Tổng số lao động năm 2010 so với năm 2009 tăng lên 31 người tương ứng tăng là 34,06%. Sở dĩ số lao động năm 2010 có sự gia tăng đột biến như vậy là do trong năm 2010 Công ty đưa vào sử dụng một phân xưởng mới xây dựng. Điều đó chứng tỏ quy mô hoạt động của Công ty ngày càng được mở rộng.

* Theo trình độ: Do đặc điểm sản xuất của Công ty nên lực lượng lao động phổ thông luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu lao động của toàn Công ty. Qua 3 năm lực lượng này dao động trong khoảng từ 58,97% - 63,24% tổng lao động toàn Công ty. Số lao động phổ thông qua 3 năm đều tăng lên lần

lượt là 46 người, 56 người, 78 người. Số lao động có trình độ đại học năm 2009 so với năm 2008 tăng 1 người tương ứng với 12,5%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 3 người tương ứng tăng 33,33%. Tuy số lao động có trình độ đại học qua 3 năm đều tăng lên nhưng tỷ trọng lao động loại này lại giảm đi, cụ thể năm 2008 chiếm 10,26%, năm 2009 giảm còn 9,78%, sang năm 2010 chỉ còn 9,73%. Số lao động có trình độ cao đẳng năm 2009 so với năm 2008 tăng 1 người tương ứng với 9,09%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 7 người tương ứng tăng 58,33%. Về cơ cấu lao động thì lao động có trình độ cao đẳng có sự tăng giảm qua 3 năm; trong năm 2008 chiếm 14,10% tổng lao động thì đến năm 2009 giảm còn 13,04% nhưng đến năm 2010 thì lực lượng lao động loại này lại tăng lên chiếm 15,41%. Lao động có trình độ trung cấp hầu như không thay đổi nhiều về số lượng; năm 2008 số lao động trung cấp là 13 người, đến năm 2009 là 15 người nhưng đến năm 2010 lại giảm xuống chỉ còn 14 người. Cơ cấu lao động có trình độ trung cấp qua 3 năm có xu hướng giảm: năm 2008 chiếm tỷ trọng 16,67% tổng lao động thì năm 2009 giảm còn 16,30% và năm 2010 chỉ còn chiếm 11,62%.

* Theo giới tính: Do Công ty có tổ sản xuất kính đèn Rotera sử dụng nhiều lao động mà chủ yếu là nữ nên số lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu lao động. Số lao động nữ qua 3 năm đều tăng lên: Năm 2009 là 53 người tăng 11 lao động so với năm 2008 tương ứng với 26,19%, năm 2010 tăng 37,74% so với năm 2009 tương ứng với mức tăng 20 lao động. Lao động nam tuy tăng về số lượng nhưng lại giảm về cơ cấu; năm 2008 số lao động nam là 36 người chiếm 46,15%, năm 2009 số lao động nam tăng lên 39 người nhưng chỉ chiếm 42,39%, năm 2010 lao động nam tăng lên rõ rệt đạt 50 người nhưng chỉ chiếm 40,81%.

* Theo chức năng: Số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp qua 3 năm đều tăng. Sự gia tăng này là hợp lý với quy mô sản xuất mở rộng của Công ty. Tỷ trọng lao động gián tiếp năm 2008 là 32,05%, năm 2009 giảm còn 30,43%, năm 2010 chỉ còn 30% tổng lao động. Sự giảm xuống này cho thấy bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức gọn nhẹ hơn nhưng có hiệu quả hay không

Bảng 3.1: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2008 – 2010

CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh (%)

Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 09/08 10/09 Tổng số lao động 78 100 92 100 123 100 117,95 134,06 I. Theo trình độ Đại học 8 10,26 9 9,78 12 9,73 112,50 133,33 Cao đẳng 11 14,10 12 13,04 19 15,41 109,09 158,33 Trung cấp 13 16,67 15 16,30 14 11,62 115,38 95,56 Lao động phổ thông 46 58,97 56 60,87 78 63,24 121,74 139,29

II. Theo giới tính

Nam 36 46,15 39 42,39 50 40,81 108,33 129,06

Nữ 42 53,85 53 57,61 73 59,19 126,19 137,74

III. Theo chức năng

Lao động gián tiếp 25 32,05 28 30,43 37 30,00 112,00 132,14

Lao động trực tiếp 53 67,95 64 69,57 86 70,00 120,75 134,90

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SXKD TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRONG KHU CÔNG NGHIỆP (Trang 38 - 41)