Ở những nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, đang từng bƣớc đổi mới nhằm nâng cao chất lƣợng đời sống và tinh thần cho nhân dân thì vấn đề thất nghiệp và các chính sách giải quyêt việc làm đang là vấn đề nóng bỏng và bức bách đƣợc xã hội quan tâm.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2.08%, trong đó khu vực thành thị là 3.43%, thấp hơn mức 3.59% của năm trƣớc; khu vực nông thôn là 1.47%, thấp hơn mức 1.54% của năm 2013. Lao động thất nghiệp chủ yếu trong độ
33
tuổi thanh niên, tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 15-24 tuổi năm 2014 là 6.3%, cao hơn mức 6.17% của năm 2013 (TCKT, 2015).
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2014 là 2.45%, thấp hơn mức 2.74% của năm 2012 và 2.75% của năm 2013. Trong đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cao hơn khá nhiều so với khu vực thành thị. Cụ thể, năm 2014 lao động trong độ tuổi thiếu việc làm ở khu vực thành thị là 1.18%; khu vực nông thôn là 3.01%. Tỷ lệ thiếu việc làm có xu hƣớng tăng vào cuối năm và tăng chủ yếu ở khu vực nông thôn do tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp.
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thất nghiệp là vì lực lƣợng lao động Việt Nam có chất lƣợng thấp, nhƣ thể lực của lao động Việt Nam chỉ ở mức trung bình kém chƣa đáp ứng đƣợc cƣờng độ làm việc, và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế, cộng thêm kỷ lao động còn kém so với nhiều quốc gia trong khu vực, không có kiến thức và kỹ năng làm việc nhóm, thiếu khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sang kiến và chia sẽ kinh nghiệm làm việc,…Khi doanh nghiệp hoạt động với đội ngũ nhân viên chất lƣợng thấp nhƣ vậy dễ dẫn đến tình trạng hoạt động kém hiệu quả, ngƣng hoạt động hay phá sản thì tỷ lệ các khoản nợ không thanh toán đƣợc sẽ ngày càng tăng cao.