Quy mô hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 32)

Có thể nói từ giai đoạn 2003 đến năm 2014, hoạt động của hệ thống NHTM chịu tác động không nhỏ từ những khó khăn của nền kinh tế trong bối cảnh chung của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những khó khăn từ nền kinh tế nhƣ: thị trƣờng hàng hóa, thị trƣờng bất động sản, thị trƣờng chứng khoán, lạm phát, … đã và đang tác động đến nợ xấu của hệ thống NHTM. 44% 43% 11% 1% 1% NHTM Nhà nước NHTM cổ phần

NHTM liên doanh, nước ngoài Công ty tài chính, cho thuê TCTD khác

Hình 3.1:Quy mô tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2014

Nguồn: thống kê của NHNN và tổng hợp của tác giả Từ hình 3.1 cho thấy, tổng tài sản của các hệ thống ngân hàng tăng trƣởng nhanh. Năm 2014 (6.514.900 tỷ đồng) tăng 12,2% so với năm 2013 (5.755.869 tỷ đồng). Trong đó NHTM NN chiếm 44% và các NHTM cổ phần chiếm 43%.

23

Bảng 3.1: Vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2014

ĐVT: tỷ đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

NHTM Nhà nƣớc 111.427 128.094 134.206

NHTM cổ phần 172.854 193.536 191.115

NHTM liên doanh, nƣớc ngoài 75.380 81.529 86.625

Công ty tài chính, cho thuê 24.615 18.819 18.873

TCTD khác 2.025 2.005 4.831

Tổng 386.301 423.983 435.649

Nguồn: Thống kê hoạt động của các TCTD của NHNN

Theo bảng 3.1 cho thấy, kể từ khi Việt Nam gia nhập vào WTO cơ cấu và giá trị vốn điều lệ của các ngân hàng tăng lên đáng kể. Năm 2012 tổng vốn điều lệ là 386.301 tỷ đồng trong khi năm 2014 vốn điều lệ tăng lên 435.649 tỷ đồng.

Việc áp dụng các hình thức quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, triển khai hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ; sắp xếp lại mô hình theo khối, tách bạch khối quản lý rủi ro theo ba vòng kiểm soát, coi trọng đầy đủ các loại rủi ro trong ngân hàng, cấu trúc lại các công ty con, cùng với việc đƣa ra một số tiêu chí bƣớc đầu phục vụ cảnh báo sớm rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,…là những kết quả đáng ghi nhận. Nó không chỉ là sự đòi hỏi khách quan của mỗi ngân hàng hƣớng đến sự phát triển ổn định, mà còn là đòi hỏi của nền kinh tế, của khách hàng. Để quản lý, giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng thì các văn bản luật, cơ chế, chính sách các Bộ/Ngành trong thời gian qua hầu nhƣ đã phủ kín các hoạt động chính của ngân hàng, tạo điều kiện cho các NHTM cổ phần hoạt động. Chính điều này đã góp phần to lớn vào việc duy trì sự phát triển của nền kinh tế, của doanh nghiệp, cải thiện đời sống dân cƣ, góp phần đƣa Việt Nam ra khỏi danh sách nƣớc có thu nhập thấp vào năm 2009.

Tuy nhiên, đánh giá một cách toàn diện, rất dễ nhận ra các điểm yếu của hệ thống NHTM Việt Nam. Các NHTM do muốn đua nhau mở rộng quy mô mạng lƣới để huy động nhiều vốn. Việc này dẫn đến tình trạng các NHTM cạnh tranh quyết liệt với nhau trong hoạt động tín dụng mà quên mất các sản phẩm và dịch vụ tiện ích kèm

24

theo. Cộng theo mở rộng quy mô nhƣng thiếu nguồn nhân lực có chất lƣợng cho nên công tác quản trị không theo kịp quy mô phát triển.

Khủng hoảng kinh tế và những yếu kém về quản trị cho thấy năng lực cạnh tranh của các NHTM chƣa có tính bền vững.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 32)