Chỉ số giá tiêu dùng

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35 - 36)

Hình 3.5: Mối quan hệ NPL- CPI

Nguồn: thống kê của NHNN và số liệu thống kê của Tổng cục thống kê

Qua hình 3.5 cho thấy, từ năm 2003 đến năm 2011, Việt Nam phải đối phó với lạm phát ngày càng có xu hƣớng gia tăng, cao điểm đã lên mức 2 con số. Đặc biệt, tỷ lệ lạm phát đã có nhiều biến động mạnh trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, năm 2008 tỷ lệ lạm phát lên đến 22.97% , tuy nhiên đến năm 2009 và năm 2010 đƣợc ghi nhận là năm kiềm chế lạm phát khá chặt.

28

Tuy nhiên, đến năm 2011 lạm phát tiếp tục tăng trên mức 18%. Theo TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế, từ đó cho thấy bất ổn kinh tế vĩ mô lớn nhất là CPI và sự mất giá của đồng tiền. Đồng thời Ông cũng đề nghị “Do vậy, điều hành trong thời gian tới không chỉ chú ý đến CPI, bởi nếu CPI giảm do sức mua giảm sẽ để lại khó khăn cho năm sau, lúng túng trong điều hành”. Theo Ông “ báo cáo thẩm tra cần thể hiện những vấn đề cơ bản của nền kinh tế nhƣ chuyển đổi mô hình tăng trƣởng, tái cơ cấu nền kinh tế. Bởi gốc bất ổn hiện nay là do cơ cấu kinh tế, các biện pháp hiện nay mới tác động bên ngoài”.

Song, từ năm 2013 lạm phát có xu hƣớng ổn định dƣới mức 7%. Ngay từ đầu năm 2014, Chính phủ đã tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó kiểm soát là một trong những trụ cột quan trọng. CPI bình quân năm 2014 ở mức 4,09% so với bình quân năm 2013, đây là một kết quả đáng ghi nhận. Nguyên nhân làm cho CPI khá thấp là do giá hàng hóa, lƣơng thực giảm giúp doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng, thúc đẩy tăng trƣởng. Theo nhận định của Bộ phận dự báo, phân tích và tƣ vấn rủi ro (EIU) thuộc tập đoàn The Economist của nƣớc Anh, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đã thành công trong lĩnh vực kiềm chế giá tiêu dùng tăng đột biến.

Ở bất kỳ nền kinh tế của một quốc gia nào thì lạm phát cũng đi liền với hệ lụy của nó và ngành ngân hàng cũng không là ngoại lệ. Qua đồ thị có thể thấy rằng lạm phát và nợ xấu có mối quan hệ đồng biến, tức là khi lạm phát tăng thì cũng đồng nghĩa là nợ xấu cũng tăng theo. Tuy nhiên, có một sự nghịch biến ở năm 2003, khi lạm phát tăng lên nhƣng tỷ lệ nợ xấu lại có xu hƣớng giảm. Đó là do, lạm phát năm 2003 chỉ mang hàm ý tăng trƣởng, kích cầu hơn nữa năm 2003 tỷ lệ dƣ nợ cũng tăng lên cho nên nợ xấu giảm xuống là điều tất nhiên.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35 - 36)