- Digoxin: nguy cơ trong điều trị
1.6.3. Liệu pháp điều trị suy tim EF thấp giai đoạ nC bằng dụng cụ
Khuyến cáo loại I
1.Điều trị bằng máy phá rung ICD được khuyến kích phòng ngừa đột tử do tim, giảm tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân bệnh cơ tim dãn không thiếu máu hoặc bệnh tim thiếu máu cục bộ ít nhất 40 ngày sau NMCTC với EF <35% và suy tim NYHA II-III, khả năng sống còn có ý nghĩa hơn 1 năm (mức độ chứng cứ A).
2.Tái đồng bộ tim (CRT) được chỉ định cho những bệnh nhân suy tim với EF <35%, nhịp xoang, block nhánh trái với QRS>0.15s và triệu chứng suy tim NYHA II-IV. (mức độ chứng cứ A với suy tim NYHA III/IV [14], Mức độ chứng cứ B với suy tim NYHA II.
3. Điều trị ICD được khuyến kích phòng gừa đột tử do tim, giảm tỷ lệ tử vong ít nhất 40 ngày sau NMCTC với EF <30% và các triệu chứng suy tim NYHA- I, khả năng sống còn có ý nghĩa hơn 1 năm [35](mức độ chứng cứ B).
Khuyến cáo loại IIa
1. CRT có thể có ích cho những bệnh nhân có EF <35% hoặc ít hơn, nhịp xoang, block nhánh trái với thời gian QRS >0.15s và triệu chứng suy tim NYHA III/IV [14], (mức độc chứng cứ A).
2. CRT có thể có ích cho những bệnh nhân có EF <35%, nhịp xoang, block nhánh trái với QRS từ 0.12s-0.149s, triệu chứng suy tim NYHA II, III, IV [14], (mức chứng cứ B).
3. CRT có thể hữu ích ở bệnh nhân rung nhĩ và EF<35% nếu a) bệnh nhân cần ổn định tần số thất hoặc nếu không đáp ứng tiêu chuẩn CRT và b) cắt bỏ nút nhĩ thất hoặc kiểm soát nhịp thất bằng thuốc đạt gần 100% với CRT[11], [81] (mức chứng cứ B).
4. CRT có thể có lợi cho bệnh nhân có EF <35% và đang sử dụng một thiết bị mới hoặc thay thế với mong muốn đạt sự điều nhịp thất (>40%) [20] (mức chứng cứ C)
Khuyến cao loại IIb
1. Đặt ICD là lợi ích chắc chắn để kéo dài sự sống ở những bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao, nâng cao khả năng gắng sức, hoặc các bệnh di kèm khác như các bệnh hệ thống và rối loạn chức năng thận nặng (608-611) [70], [49] (mức độ chứng cứ B).
2. CRT có thể được xem xét cho những bệnh nhân có EF <35%, nhịp xoang, block nhánh trái với QRS 0.12s-0.149s và suy tim NYHA III/IV (mức độ chứng cứ B)
3. CRT có thể được xem xét cho những bệnh nhân có EF< 35%, nhịp xoang, block nhánh trái với QRS >0.15s và các triệu chứng suy tim NYHA II (mức độ chứng cứ B)
4. CRT có thể được xem xét cho những bệnh nhân có EF<30%, nguyên nhân thiếu máu cục bộ cơ tim, nhịp xoang, block nhánh trái với QRS >0.15s và các triệu chứng suy tim NYHA I (mức độ chứng cứ C)
Khuyến cáo loại III: không có lợi [30]
1. CRT không được khuyến cáo cho các bênh nhân có triệu chứng suy tim NYHA I hoặc II và block nhánh trái với QRS <0.15s (mức độ chứng cứ B).
2. CRT không được chỉ định cho bệnh nhân có bệnh đi kèm và/ hoặc thời gian sống còn < 1năm (mức độ chứng cứ C).
Sơ đồ 2.3: Chỉ định điều trị với CRT