Chẹn beta: nguy cơ trong điều trị

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRỊ SUY TIM GIAI ĐOẠN C VÀ D CẬP NHẬT THEO HỘI TIM MẠCH HOA KỲ (AHA) VÀ TRƯỜNG MÔN TIM MẠCH HOA KỲ (ACCF) NĂM 2013 (Trang 25 - 27)

Khi bắt đầu điều trị với thuốc chẹn beta có thể gây ra 4 bất lợi như sau: Giữ nước và làm xấu đi tình trạng suy tim: Sự xuất hiện tình trạng giữ nước hay xấu đi suy tim thì không phải là lý do chống chỉ định sử dụng chẹn beta trong điều trị suy tim vĩnh viễn, những bệnh nhân này cần điều trị các thuốc thông thường đến khi các triệu chứng lâm sàng ổn định và có thể xem xét điều trị chẹn beta một cách lâu dài.

Mệt mỏi: ở bệnh nhân suy tim triệu chứng mệt mỏi thường xảy ra ở nhiều nguyên nhân trong đó có sử dụng chẹn beta. Cần xem xét giảm liều chẹn beta và tìm hiểu các nguyên khác như ngưng thở khi ngủ, đa niệu hoặc trầm cảm.

Nhịp tim chậm hoặc block dẫn truyền trong tim: nhịp tim chậm hoặc block dẫn truyền trong tim do chẹn beta thường không có riệu chứng và cũng không cần điều trị, tuy nhiên nếu bệnh nhân có nhịp tim chậm kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt hoặc block nhĩ thất độ 2 hoặc độ 3, các bác sĩ lâm sàng nên giảm liều chẹn beta.

Hạ huyết áp: có thể giảm nguy cơ hạ huyết áp bằng cách sử dụng chẹn beta và ƯCMC vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Khi giảm liều lợi tiểu ở những bệnh nhân suy tim có giảm thể tích dịch sẽ tốt hơn trong xử lý hạ huyết áp. Nếu hạ huyết áp kèm theo bằng chứng lâm sàng khác của việc giảm tưới máu đến các cơ quan, điều trị thuốc ức chế beta nên được giảm hoặc ngừng hẳn.

1.6.2.5. Đối kháng thụ thể Aldosterone

Khuyến cáo loại 1

Kháng aldosterone (hoặc đối kháng thụ thể mineralosorticoid) được khuyến cáo làm giảm tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân suy tim NYHAII-IV và suy tim với EF <35%, trừ khi có chống chỉ định. Đối với bệnh nhân suy tim NYHA II có tiền sử nhập viện vì bệnh tim mạch hoặc tăng BNP hoặc NT-proBNP huyết thanh thì được xem xét cho thuốc lợi tiểu kháng aldosterone. Sử dụng kháng aldosterone khi: Nam giới creatinin<2.5mg/dL, nữ giới <2.0 mg/dl (hoặc mức lọc cầu thận >30ml/phút/1.73m2

) và kali máu < 5 mEq/l. Kiểm soát chặt chẽ kali, chức năng thận, nước tiểu ngay từ khi sử dụng thuốc nhằm hạn chế tình trạng tăng kali máu và suy thận [90], [85] (mức độ chứng cứ A).

Thuốc kháng aldosterone được khuyến cáo giảm tỷ lệ mắc và tử vong sau NMCT cấp ở những bệnh nhân có EF <40%, giảm các triệu chứng trong suy tim, tiền sử ĐTĐ, trừ khi có chống chỉ định (Mức độ chứng cứ B).

Khuyến cáo loại III: Sử dụng thuốc kháng aldosterone không phù hợp có thể làm tăng kali máu hoặc suy thận khi ctreatinin huyết thanh >2,5mg/dL (ở nam) hoặc >2,0mg/dL (ở nữ) (hoặc mức độ lọc cầu thận <30ml/phút/1.73m2

) và/ hoặc kali >5. mEq/L [9] (mức độc chứng cứ B).

Trong nghiên cứu RALES (Randomized Aldactone Evaluation Study) sử dụng kháng aldosterone ở bệnh nhân suy tim mãn với EF <35%, kết quả cho thấy tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân giảm 30% cũng như giảm nguy cơ đột tử do tim và tỷ lệ tái nhập viện do suy tim. Eplerenone đã được chứng minh làm giảm tử vong do mọi nguyên nhân, tử vong tim mạch hoặc tái nhập viện do suy tim với số lượng bệnh nhân lớn bệnh nhân suy tim với EF thấp [90].

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRỊ SUY TIM GIAI ĐOẠN C VÀ D CẬP NHẬT THEO HỘI TIM MẠCH HOA KỲ (AHA) VÀ TRƯỜNG MÔN TIM MẠCH HOA KỲ (ACCF) NĂM 2013 (Trang 25 - 27)