7. Kết cấu của Luận văn
2.3.2. Giải pháp cần bổ sung
- Tiếp tục thực hiện tuyên truyền, vận động sâu rộng trong toàn xã hội về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị để triển khai tổ chức thực hiện các nội dung nhiệm vụ của Nghị quyết, cũng như các chế độ, chính sách khác của Đảng và Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn.
- Ưu tiên nguồn lực, bố trí ngân sách các cấp để thực hiện chương trình và tạo điều kiện cho 1-2 xã cơ bản đạt 19 tiêu chí nông thôn mới vào cuối
năm 2013, là hình mẫu của nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 để rút kinh nghiệm cho chỉ đạo và nhân rộng. Kết hợp giữa chỉ đạo điểm và đẩy mạnh triển khai trên diện rộng, ưu tiên hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu và phát triển sản xuất cho số xã có khả năng và phấn đấu đạt chuẩn vào năm 2015.
- Tiếp tục triển khai Chương trình tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt đào tạo đội ngũ báo cáo viên cấp cơ sở để thực hiện tốt việc truyền tải thông tin, kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo trong công tác xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên tập huấn để nhân rộng những mô hình, điển hình thành công. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu, điều kiện cụ thể và lợi thế sản xuất của từng địa phương.
- Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch theo hướng công bố, công khai rộng rãi quy hoạch; tuyên truyền, khuyến cáo, hướng dẫn làm cho dân hiểu và thực hiện theo quy hoạch, tạo sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững.
- Tiếp tục hoàn thiện các chính sách, đề án, phục vụ chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015; Tiếp tục đi sâu nghiên cứu xây dựng, ban hành các cơ chế chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi về vốn hỗ trợ các địa phương dồn điền đổi thửa, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất. Có chính sách thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để tạo ra sự phát triển bền vững. Tổ chức nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả như mô hình gà đồi Yên Thế, vùng cây ăn quả Lục Ngạn, mô hình trồng nấm,… chú trọng công tác dồn điền đổi thửa, coi đây là khâu đột phá, tạo
điều kiện hình thành nhiều cánh đồng mẫu lớn, nhằm đưa cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chuyên canh, tạo vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao và từng bước hình thành những cánh đồng cho thu nhập cao.
- Tập trung huy động nguồn lực để đầu tư, cải tạo làm chuyển biến một bước hạ tầng nông thôn. Ưu tiên việc thực hiện xây dựng và phát triển các công trình ở thôn, bản trực tiếp gắn với phát triển sản xuất như giao thông nội đồng, kênh tưới, kênh tiêu, các công trình giao thông nông thôn; sau đó là các công trình thoát nước thải, cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, điện, đẩy nhanh tiến độ thi công trường học, trạm xá, nhà văn hóa, trụ sở làm việc, đáp ứng kịp thời, thiết thực nhu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân.
- Tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động khu vực nông thôn, chuyển dịch mạnh lao động từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang lao động trong khu vực công nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu lao động.
-Phấn đấu tiếp tục tăng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được học trung học phổ thông, học nghề; tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo; tăng tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế; tăng tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và nước sạch. Tiếp tục củng cố và giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chương trình 6 tháng và 1 năm về kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của các huyện, thành phố; kịp thời hướng dẫn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới.