Hội nông dân

Một phần của tài liệu Đảng bộ bắc giang lãnh đạo nông dân xây dựng nông thôn mới (Trang 54 - 59)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1.5.1. Hội nông dân

Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Nghị quyết số 145-NQ/TU ngày 14/7/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang đến năm 2020; Nghị quyết số 05-NQ/HNDTW ngày 29/7/2011 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2020, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện

Nghị quyết triển khai đến Hội Nông dân các huyện, thành phố. Kế hoạch triển khai của các cấp Hội đã được cụ thể hóa, tập trung vào những nhiệm vụ mà Nghị quyết đã xác định nhằm phát huy vai trò trung tâm, nòng cốt của Hội và vai trò chủ thể của hội viên, nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh luôn xác định công tác tuyên truyền là một trong những nội dung then chốt, tạo sự chuyển biến về nhận thức trong nông dân về chủ trương xây dựng nông thôn mới (XDNTM) của Đảng và Nhà nước. Các cấp Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như thông qua sinh hoạt chi, tổ Hội, các câu lạc bộ nông dân, trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, loa truyền thanh, trên bản tin, trang thông tin điện tử của Tỉnh hội, tổ chức các hội thi, hội thảo... trên cơ sở đó, tạo sự đồng thuận cao trong tổ chức Hội. Kết quả 2 năm qua, các cấp Hội đã tuyên truyền được 4.200 buổi cho 214.200 lượt hội viên nông dân; phát hành 1.800 bản tin Hội Nông dân có nội dung xây dựng NTM đến các chi, tổ hội; viết 570 tin bài phát trên loa truyền thanh địa phương, cơ sở [37,62]. Tổ chức Hội thảo về Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới có 80 đại biểu tham dự; tổ chức Hội thi "Nhà nông đua tài" và đăng cai tổ chức Hội thi Khu vực Đông Bắc do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức gắn với nội dung xây dựng NTM. Điển hình là Hội Nông dân Tân Yên phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện tổ chức Hội thi "Nông dân Tân Yên ra sức xây dựng NTM", từ cơ sở đến huyện với 147 thí sinh tham gia viết 65 tin bài, tổ chức 18 buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ tuyên truyền lưu động cho 3.500 lượt người tham dự. Để các cấp Hội có cơ sở triển khai thực hiện nhiệm vụ, Hội Nông dân tỉnh xây dựng kế hoạch phát động thi đua và lựa chọn 4/19 tiêu chí để chỉ đạo các cấp hội trực tiếp tổ chức thực hiện, cụ thể như: Tiêu chí vệ

sinh môi trường; dạy nghề chuyển đổi cơ cấu cho lao động nông thôn; giảm tỷ lệ hộ nghèo; xây dựng gia đình văn hóa, làng bản văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới [37,57].

Thông qua tuyên truyền, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã có nhiều nội dung tham gia xây dựng NTM thiết thực như: trực tiếp tham gia ý kiến, tham mưu với cấp ủy, chính quyền cơ sở trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch xây dựng NTM; tuyên truyền vận động hội viên phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng NTM; hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế; dạy nghề, tư vấn việc làm cho nông dân; động viên hội viên hiến đất, công sức, tiền của xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, hệ thống thủy lợi, lưới điện hạ thế, nhà văn hóa thôn, bản... động viên, khuyến khích hội viên tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, tham gia vệ sinh môi trường nông thôn… Nhiều tổ chức hội nông dân ở cơ sở đã có những hình thức linh hoạt, thiết thực giúp đỡ hội viên nông dân phát triển kinh tế như: tín chấp với ngân hàng chính sách cho hội viên vay vốn; hỗ trợ nông dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Những nội dung hoạt động thiết thực của hội nông dân các cấp đã góp phần nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn các tiêu chí theo quy định trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Giúp đỡ các hộ nông dân nghèo xóa nhà tạm, dột nát là một trong những việc làm cụ thể mà các cấp hội tuyên truyền vận động nông dân tham gia. Vì vậy trong 2 năm (2011-2012) đã có khoảng 18 tỷ 116 triệu đồng, hàng ngàn tấn lương thực trị giá 1tỷ 156 triệu đồng, 86.654 ngày công lao động giúp đỡ cho hàng ngàn hộ gia đình nông dân khó khăn cải thiện đời sống, sửa sang nhà cửa... Nhằm tạo điều kiện để các hộ nông dân tham gia phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng, các cấp hội đã phối hợp với cơ quan chức năng mở được 7.205 lớp tập huấn KHKT cho 19.731 lượt hội viên nông dân tham gia. Đặc biệt, để hạn chế những rủi ro cho người nông

dân trong sản xuất như mua phải phân bón giả, kém chất lượng, hội đã đấu mối với các công ty, nhà máy trong và ngoài tỉnh cung cấp mua 41.865 tấn phân bón trả chậm các loại. Không để nông dân thiếu vốn đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế. Các cấp Hội đã chủ động phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT, Ngân hàng Chính sách Xã hội hỗ trợ nông dân vay vốn. Đến nay đã nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội cho 47.314 hộ vay vốn tại 1.620 tổ TK&VV, dư nợ đến 30/11/2012 là 842.603 triệu đồng; tín chấp với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT cho 38.714 hộ vay tại 1.431 tổ vay vốn, dư nợ đến 30/11/2012 là 909.497 triệu đồng. Tổ chức thực hiện tốt, phát huy hiệu quả hoạt động của quỹ HTND: Năm 2012, Trung ương Hội Nông dân ủy thác cho Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang 6 tỷ đồng và UBND tỉnh cấp ngân sách 3 tỷ đồng, nâng tổng Quỹ HTND toàn tỉnh 15.544 triệu đồng. Từ nguồn vốn trên tổ chức cho 32 dự án vay vốn gắn với chuyển giao KHKT, đã tạo thành các mô hình phát triển kinh tế tại 10 huyện, TP trên địa bàn tỉnh [37,66].

Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới được hội viên nông dân tích cực tham gia hưởng ứng gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Với nhiều hình thức vận động phong phú, 2 năm (2011-2012) nông dân các địa phương trong tỉnh đã đóng góp hàng chục tỷ đồng, hàng ngàn ngày công làm mới, sửa chữa và nâng cấp hơn 7.436 km đường giao thông nông thôn; nạo vét, nâng cấp 3.825 km kênh mương nội đồng. Phong trào vận động nông dân hiến đất làm đường, làm nhà văn hoá, làm các công trình phúc lợi dân sinh cũng được nhiều nơi thực hiện có hiệu quả, toàn tỉnh đã có 301.548m2 đất được nông dân đóng góp phục vụ các mục đích công cộng. Một trong những hình thức tổ chức tuyên truyền để hội viên nông dân tích cực tham gia đóng góp có hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đó là các cơ sở hội đã thành lập, duy trì

sinh hoạt các loại hình câu lạc bộ nông dân. 2 năm qua đã thành lập 156 CLB nông dân, nâng tổng số CLB toàn tỉnh đến nay là 1.948 câu lạc bộ với 73.229 thành viên làm nòng cốt trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về các chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng, sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống tốt đẹp của tổ chức hội và giai cấp nông dân Việt Nam.

Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo các cấp Hội tập trung tuyên truyền, phát động cán bộ, hội viên, nông dân mỗi chi hội ký đảm nhận duy tu bảo dưỡng và làm vệ sinh 1km đường giao thông nông thôn trở lên, đồng thời tham gia với chính quyền quy hoạch bãi rác thải tập trung, vận động mọi người dân sử dụng hầm Bioga trong chăn nuôi, khơi thông cống rãnh thoát nước thải. Đảm bảo mọi gia đình đều “sạch nhà, sạch ngõ và trang trại sạch”, bên cạnh đó hội đã tích cực phối hợp với các ngành chức năng trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước sạch trên địa bàn. Trong những năm qua đã có một số đơn vị thực hiện tốt, tiêu biểu như Hội Nông dân xã Hương Vĩ (huyện Yên Thế) tuyên truyền vận động hội viên nông dân đóng góp 29 triệu đồng để xây 01 lò xử lý rác thải và 15 bể ga xử lý vỏ thuốc BVTV tại các cánh đồng của xã; Hội Nông dân xã Cao Xá (huyện Tân Yên) thành lập 63 tổ vệ sinh môi trường, các tổ vệ sinh môi trường tổ chức quét dọn đường làng, ngõ xóm, thu rọn rác thải trên các con kênh mương; Hội Nông dân Thành phố Bắc Giang đã hướng dẫn nông dân sản xuất rau theo phương pháp thuỷ canh, rau mầm, sử dụng chế phẩm sinh học, vận động hội viên nông dân sử dụng chế phẩm Emina để đưa vào chăn nuôi; làm vệ sinh môi trường, hỗ trợ làm điểm gần 300 bể lọc nước sạch đạt

tiêu chuẩn, xây dựng 30 mô hình về cây, con có năng suất và chất lượng cao; Hội Nông dân các huyện Tân Yên, Hiệp Hòa, Yên Dũng, Yên Thế, Lục Ngạn, Lạng Giang, Lục Nam đã chỉ đạo nhiều mô hình sản xuất trồng trọt và chăn nuôi mới theo tiêu chuẩn VietGap vừa nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường nông thôn.

Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Trung tâm Môi trường Trung ương Hội Nông dân Việt Nam xây dựng mô hình xử lý vệ sinh môi trường tại một số huyện như Lục Ngạn, Yên Thế, Yên Dũng. Năm 2011 xây dựng 250m2 hệ thống thoát nước thải trong cộng đồng khu dân cư tại xã Tam Hiệp (huyện Yên Thế); năm 2012 xây dựng 14 hầm Bioga và 14 bể xử lý chất thải bảo vệ môi trường phát triển kinh tế trang trại của nông dân vùng nông thôn tại xã Tiến Dũng (huyện Yên Dũng).

Từ những hoạt động thiết thực, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã và đang tạo nên khí thế thi đua lao động sản xuất, vươn lên làm giàu trong nông dân. Toàn tỉnh đã có 118.978 hộ gia đình nông dân được công nhận là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Đời sống người nông dân ở những địa phương về xây dựng nông thôn mới đã có những đổi thay rõ rệt

Một phần của tài liệu Đảng bộ bắc giang lãnh đạo nông dân xây dựng nông thôn mới (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)