Cụ thể hóa các chủ trương của Đảng

Một phần của tài liệu Đảng bộ bắc giang lãnh đạo nông dân xây dựng nông thôn mới (Trang 37 - 54)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1.2. Cụ thể hóa các chủ trương của Đảng

Những năm qua, phát triển nông thôn là vấn đề luôn được các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh quan tâm do vậy khu vực nông thôn của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Song bên cạnh đó phát triển nông thôn của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững. Từ khi có Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết cho cán bộ chủ chốt Tỉnh uỷ, các sở, ban, ngành, huyện uỷ, thành uỷ và các Đảng uỷ trực thuộc. Thông qua học tập quán triệt Nghị quyết, nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên có chuyển biến tích cực; thấy rõ hơn vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trước mắt và lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo, từ đó nâng cao trách nhiệm trong giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Tỉnh uỷ Bắc Giang đã ban hành Chương trình hành động số 47- CTTr/TU ngày 03/10/2008 về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó xác định phát triển nông nghiệp trong thời gian tới theo hướng: Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện và hiện đại theo hướng CNH-HĐH; đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực để hiện đại hoá nền nông nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu và nâng cao hiệu quả nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phát triển ngành trồng trọt thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung lớn, phát triển chăn nuôi, thuỷ sản theo hướng trang trại và hình thành các khu chăn nuôi tập trung theo quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi công nghiệp; phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo, làm giầu rừng, tập trung phát triển rừng sản xuất trong thời gian tới nhanh chóng hình thànhvùng sản xuất nguyên liệu gỗ tập trung phục vụ chế biến và xuất khẩu. Không ngừng

nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nông dân, nhất là các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực; có đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ ở nông thôn. Nền nông nghiệp hàng hoá hiện đại, đa dạng, bền vững, hiệu quả phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh, có khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo an ninh lương thực. Xã hội nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ đô thị; xã hội nông thôn ổn định, phát triển bền vững, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn vững mạnh. [45; 1].

Tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết số 145-NQ/TU, ngày 14/7/2011 về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, với phương châm “Kinh tế phát triển - đời sống ấm no - thôn bản văn minh - an ninh ổn định - quản lý dân chủ”. Nghị quyết đã khẳng định: “Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là từ khi có Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X. Đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu ở nông thôn như hệ thống giao thông, điện, trường học, trạm y tế, công trình thuỷ lợi, nước sinh hoạt, thiết chế văn hoá cơ sở, hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo . . . Do đó, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc kinh tế nông nghiệp phát triển khá toàn diện cả về trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản; hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung lớn, có giá trị kinh tế cao như: vải thiều Lục Ngạn; gà đồi Yên Thế; rau chế biến Lạng Giang, Tân Yên; lúa thơm Yên Dũng. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực nông thôn ngày càng cải thiện;

tỷ lệ hộ nghèo giảm. An ninh trật tự được bảo đảm. Hệ thống chính trị ở cơ sở được củng cố; sức mạnh đại đoàn kết toàn dân được khơi dậy và phát huy” [12, 1].

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được thì do những yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau nông thôn Bắc Giang vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế: ”Thực trạng nông thôn phát triển chưa đồng bộ, chưa có quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng.nông thôn mới. Quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ, lẻ, manh mún. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là giao thông, thuỷ lợi còn hạn chế; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn còn chậm; phần lớn lao động ở nông thôn chưa qua đào tạo. Nông sản chủ yếu ở dạng sơ chế, ít có thương hiệu, giá trị gia tăng thấp. Thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn khó khăn; Đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân; nhất là ở miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả tỉnh 19,61%. Chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng còn lớn (Tỷ lệ hộ nghèo: Thành phố Bắc Giang 3,79%, huyện Yên Dũng 13,12% huyện Hiệp Hoà 13,76% huyện Lục Ngạn 43,96% huyện Sơn Động 53,34%...), phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc về việc làm, thu nhập. Nếp sống văn minh có lúc có nơi chưa được quan tâm thực hiện. Vệ sinh môi trường nông thôn, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông diễn biến phức tạp; Hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở nhiều nơi, nhiều mặt còn hạn chế, bất cập” [12, 1]. Do vậy Đảng bộ tỉnh cần đưa ra một chiến lược phù hợp để thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy tối đa những lợi thế của tỉnh nhà đem lại hiệu quả cao. Nghị quyết thống nhất chỉ ra quan điểm: "Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là cuộc vận động toàn diện trên tất cả các lĩnh vực là cơ sở để xây dựng nông thôn tỉnh Bắc

Giang ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại… Phát huy nội lực của cộng đồng dân cư là chính, chủ thể là các nông hộ, lấy địa bàn xã là đơn vị xây dựng nông thôn mới. Các nội dung, hoạt động về xây dựng nông thôn mới phải được người dân bàn bạc dân chủ, công khai để quyết định và tổ chức thực hiện. Các cấp, các ngành đóng vai trò lãnh đạo chỉ đạo hướng dẫn, có cơ chế, chính sách hỗ trợ” [12, 3]. Mục tiêu của tỉnh là: “Xây dựng nông thôn tỉnh Bắc Giang có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với phát triển đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tư được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh” [25, 3].

Trên cơ sở tiếp thu Nghị quyết của tỉnh ủy, các huyện ủy, thành ủy đã xây dựng và ban hành Nghị quyết chuyên đề của địa phương về xây dựng nông thôn mới; UBND các huyện, thành phố đã xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Tính đến ngày 31/12/2011, 100% các huyện, thành phố đã xây dựng và ban hành Nghị quyết của địa phương về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 và tổ chức Hội nghị nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên, tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân ở địa phương.

UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch số 45/KH-UBND, ngày 16/9/2011 về việc thực hiện Nghị quyết số 145-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.

Ban Chỉ đạo tỉnh đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình trong 05 năm (2011-2015) và Kế hoạch thực hiện hàng năm (Kế hoạch 623, 624/KH-BCĐ, ngày 31/3/2011; Kế hoạch 659/KH-BCĐ, ngày 16/4/2012); tổ chức triển khai và quán triệt đến các cấp uỷ, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. Căn cứ vào Kế hoạch của Ban Chỉ đạo tỉnh, Ban Chỉ đạo các huyện, thành phố, Ban quản lý các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 đã xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình của địa phương, trong đó thể hiện những nội dung cơ bản cần thực hiện bsát thực tế của từng địa phương.

Để tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc trong việc xác định đối tượng (những nội dung, những công trình) được hỗ trợ và nguyên tắc hỗ trợ; Về mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách cấp trên (Trung ương và tỉnh) cho các hạng mục công trình để hoàn thiện các tiêu chí về nông thôn mới, ngày 12/7/2012 Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết số 06/2012/NQ- HĐND về Quy định mức hỗ trợ đầu tư xây dựng một số hạng mục công trình ở các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Để giúp các xã thực hiện các nội dung về xây dựng nông thôn mới, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và chỉ đạo các Sở, ban ngành có liên quan trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của ngành quản lý, căn cứ vào các Thông tư, hướng dẫn của các Bộ, ngành về công tác xây dựng nông thôn mới, ban hành các văn bản, hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương thực hiện đạt hiệu quả, cụ thể:

Năm 2012, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành một số văn bản chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xây dựng nông thôn mới: công văn số 2190/UBND-TH ngày 21/9/2012 về việc triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; công văn số 2516/UBND-NN ngày

24/10/2012 về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai xây dựng nông thôn mới; công văn 2637/UBND - NN ngày 5/11/2012 về việc tập trung chỉ đạo hoàn thành kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2012; công văn số 2848/UBND-NN ngày 28/11/2012 về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai xây dựng nông thôn mới; công văn số 2866/UBND-NN ngày 29/11/2012 về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Hướng dẫn số 537/HD-SNN-PTNT, ngày 4/7/2011 về Điều tra đánh giá thực trạng nông thôn, lập đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã; Hướng dẫn số 943/HD-SNN- PTNT, ngày 10/11/2011 về thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn tỉnh Bắc Giang năm 2011 thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Sở Xây dựng ban hành Hướng dẫn số 245/SXD-QHĐT, ngày 12/5/2011 về việc Hướng dẫn thực hiện Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đặc biệt, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về mẫu thiết kế điển hình trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, ngày 30/10/2012 và 13/11/2012 Sở Xây dựng đã ban hành mẫu thiết kế điển hình xây dựng đường trục thôn, xóm; đường ngõ, xóm và kênh mương thủy lợi nội đồng; mẫu thiết kế điển hình Nhà văn hóa thôn, bản cho các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Sở Tài chính ban hành Hướng dẫn số 03/HD-STC, ngày 21/11/2011 về Nội dung sử dụng nguồn vốn sự nghiệp; quản lý, thanh quyết toán kinh phí Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về ban hành 5 Chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm giai đoạn 2011-

2015, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành kế hoạch “thực hiện Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015” xác định 8 loại sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh; Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, đề án quy hoạch, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Năm 2012, tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các đề án, chính sách đầu tư, hỗ trợ Chương trình đã được phê duyệt như: Đề án Cơ giới hóa và giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015; Đề án Hỗ trợ phát triển trang trại nuôi thủy sản thâm canh cao; Chính sách Hỗ trợ phát triển vùng rau chế biến trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2020; Đề án Phát triển lúa lai tỉnh Bắc Giang đến năm 2013.

Bên cạnh đó, để phát triển mạnh sản xuất, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo và hướng dẫn mỗi địa phương lựa chọn tối thiểu từ một vài sản phẩm có thế mạnh ở địa phương để tập trung phát triển, tạo sức đột phá trong sản xuất, nâng cao giá trị hiệu quả kinh tế và từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Ở tất cả các xã, đặc biệt đối với 40 xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, ngoài Đồ án quy hoạch, Đề án xây dựng nông thôn mới, các xã còn xây dựng Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Qua quá trình triển khai thực hiện các đề án, dự án, chính sách, đã có sự chuyển biến tích cực về sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, đặc biệt đã có sự liên kết giữa người dân với các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho người dân yên tâm sản xuất và nâng cao thu nhập.

Mô hình nông thôn mới được xây dựng dựa trên 19 tiêu chí nông thôn mới và quy chuẩn của các Bộ, ngành; Nhà nước chỉ xây dựng cơ chế, chính sách, các quy chuẩn và hướng dẫn, đồng thời hỗ trợ một phần kinh phí, việc xây dựng nông thôn mới do người dân là chủ thể, các hoạt động cụ thể ở làng, xã do người dân làm chủ, bàn bạc, quyết định. Các địa phương đã lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và Ban quản lý cấp xã. Các xã đã lập xong đề án xây dựng nông thôn mới (dựa theo Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới do Chính phủ ban hành). Hầu hết các địa phương phê duyệt đề án bắt đầu triển khai thực hiện từ tháng 10/2009, riêng xã điểm Tân Thịnh của tỉnh Bắc Giang đến nay đã thực hiện đạt 18/19 tiêu chí (còn 01tiêu chí chưa đạt là: môi trường).

2.1.3.Hình thành tổ chức chỉ đạo xây dựng các chủ trương, kế hoạch

Ngày mùng 3/3/2011, Tỉnh ủy Bắc Giang ra quyết định số 109- QĐ/TU về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới: “Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang,

Một phần của tài liệu Đảng bộ bắc giang lãnh đạo nông dân xây dựng nông thôn mới (Trang 37 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)