Lãnh đạo hội nông dân và các đoàn thể quần chúng phát huy

Một phần của tài liệu Đảng bộ bắc giang lãnh đạo nông dân xây dựng nông thôn mới (Trang 31 - 34)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2.3. Lãnh đạo hội nông dân và các đoàn thể quần chúng phát huy

huy quyền làm chủ năng lực sáng tạo của nông dân.

Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân Việt Nam, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của giai cấp nông dân. Các cấp Hội nông dân luôn tích cực tập hợp, đoàn kết, tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân phát huy truyền thống vẻ vang của giai cấp nông dân Việt Nam, khắc phục khó khăn, có nhiều đóng góp to lớn trong các phong trào nông dân tham gia phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hoá, giữ gìn quốc phòng, an ninh ở nông thôn.

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là cuộc vận động đòi hỏi phải có sự nỗ lực tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Là thành viên của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, Hội nông dân có vai trò quan trọng trong triển khai nghị quyết của Đảng về phong trào xây dựng nông thôn mới. Đảng chú trọng lãnh đạo hoạt động của Hội Nông dân càng đổi mới và chuyển biến tích cực. Các cấp Hội đã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng đẩy mạnh các hoạt động hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ và dạy nghề cho nông dân. Tích cực thực

hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần vào công tác xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của nông dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, ngày càng xứng đáng với vai trò trung tâm và nòng cốt trong các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Ngày 10 tháng 5 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 673/QĐ- TTg “Về việc Hội NDVN trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020”. Nhằm phát huy hơn nữa vai trò trung tâm và nòng cốt của Hội Nông dân Việt Nam trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện đại, bền vững, tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng, theo tinh thần quyết định số 673.. Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với các Bộ, ngành để thực hiện các nhiệm vụ liên quan:

Tham gia với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTG ngày 27.11.2009 của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng và nhân rộng một số mô hình giảm nghèo bền vững vùng đặc biệt khó khăn.

Tham gia với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các hoạt động khuyến nông bằng nguồn ngân sách nhà nước; hướng dẫn và phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn; xây dựng và nhân rộng mô hình kinh tế hợp tác sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản.

Tham gia với Bộ Công Thương thực hiện chính sách của Chính phủ về tiêu thụ nông sản hàng hoá cho nông dân.

Tham gia với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường nông thôn; nâng cao năng lực thích ứng cho nông dân đối với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Tham gia với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên và nông dân về văn hoá và nhiệm vụ phát triển văn hoá nông thôn. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hoá, mô hình thôn, ấp, bản, làng văn hoá; xây dựng và duy trì các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao quần chúng; vận động và hướng dẫn nông dân tham gia thường xuyên các hoạt động văn hóa, thể thao.

Tham gia với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức các hoạt động truyền thông ứng dụng công nghệ thông tin cho nông dân.

Nắm được mục tiêu, yêu cầu xây dựng nông thôn mới các cấp Hội luôn đề cao công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân. Vận động, tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Chăm lo đời sống và tinh thần của hội viên, nông dân.

Các cấp Hội là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị thực hiện các chính sách, pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở nông thôn. Hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường.

Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và nâng cao chất lượng hội viên. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt;

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy chế. Kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Thực hiện Pháp lệnh Dân chủ cơ sở, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.

Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng, tăng cường hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ khoa học, kỹ thuật, quảng bá hàng hoá nông sản, văn hoá Việt nam với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Đảng bộ bắc giang lãnh đạo nông dân xây dựng nông thôn mới (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)