Kết quả phân tích thống kê mô tả

Một phần của tài liệu tác động của thay đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến thay đổi thu nhập (Trang 71)

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Các biến quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Tuổi của chủ hộ (năm) 23,00 81,00 45,2533 11,26464

Giới tính của chủ hộ 0,00 1,00 0,7833 0,41266

Khu vực sinh sống (định cư) của

hộ 0,00 1,00 0,3333 0,47219

Số năm đi học của chủ hộ (năm) 0,00 16,00 6,1900 3,95889

Nghề nghiệp chính chủ hộ 0,00 1,00 0,3800 0,48620

Thu nhập bình quân hàng tháng

của chủ hộ (đồng/tháng) 0,00 92500,00 9032,9053 9972,14744 Tổng số thành viên có việc làm tạo

thu nhập cho hộ (người) 0,00 6,00 2,3033 0,85269

Tỷ lệ người phụ thuộc (%) 0,00 1,00 0,3726 0,21705

Hộ có canh tác trên đất hay cho

thuê đất 0,00 1,00 0,5700 0,49590

Hộ có tham gia liên kết sản xuất

hay tham gia vào HTX, THT 0,00 1,00 0,1067 0,30920

Hộ có vay vốn để sản xuất từ các

định chế chính thức 0,00 1,00 0,4633 0,49949

Tỷ lệ đất NN/tổng diện tích đất

của hộ (%) 0,00 9,92 0,6928 0,69922

Khoảng cách từ nhà đến trung tâm

xã (km) 0,10 3,60 1,6092 0,92145

Số quan sát = 300

Các biến liên quan đến chủ hộ

Chủ hộ là người đại diện cho hộ, người đứng tên trên sổ hộ khẩu. Chủ hộ theo quan điểm của người Việt Nam nói chung và vùng nông thôn nói riêng đa phần là nam giới. Vì theo quan điểm truyền thống, nam giới là người trụ cột của gia đình về mọi mặt của cuộc sống, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, chủ hộ có thể là nữ giới. Theo kết quả nghiên cứu (hình 4.1 hoặc bảng 2, phụ lục 3) cho thấy, chủ hộ là nam giới có đến 235 người chiếm 78% mẫu nghiên cứu, chỉ có 65 chủ hộ là nữ giới, chiếm 22% mẫu nghiên cứu. Kết quả này đúng theo đặc điểm xã hội của địa phương vùng nông thôn huyện Tân Hưng.

Hình 4.1: Giới tính của chủ hộ

 Tuổi của chủ hộ được đo bằng số năm sống của chủ hộ. Để đơn giản, nghiên cứu tiến hành gom tuổi của chủ hộ thành 4 nhóm (xem hình 4.2). Theo kết quả phân tích, 47% chủ hộ nằm trong nhóm tuổi từ 31 – 45 tuổi. Đây là nhóm tuổi trung niên.

Nhóm chủ hộ chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là nhóm từ 46 đến 60 tuổi, chiếm 33% mẫu nghiên cứu. Chủ hộ thuộc nhóm tuổi trẻ (từ 30 trở xuống) hay nhóm tuổi già (trên 60 tuổi) chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong mẫu nghiên cứu (xem hình 4.2 hoặc bảng 1, phụ lục 3). Như vậy, những chủ hộ trong mẫu nghiên cứu có độ tuổi trung niên trở lên đến gần hết tuổi lao động (60 tuổi) là phổ biến. Đối với độ tuổi này, những vấn đề thay đổi nhất là thay đổi việc làm được suy tính khá kỹ vì mức độ chấp nhận rủi ro của những người này giảm dần (khó thay đổi do ngại rủi ro).

Hình 4.2: Nhóm tuổi của chủ hộ

Trình độ học vấn của chủ hộ được đo bằng số năm đi học (năm). Chủ hộ có số năm đi học thấp nhất là không năm (không đi học) và cao nhất là 16 năm đi học (xem bảng 4, phụ lục 3). Giả định rằng số năm đi học trùng với số lớp học (không học 2 năm trở lên cho 1 lớp), trình độ học vấn của chủ hộ được nhóm theo số cấp học như sau (xem hình 4.3). Theo kết quả nghiên cứu, có 19 chủ hộ không đi học năm nào chiếm 6,3% mẫu nghiên cứu. Chủ hộ đi học nhiều nhất thuộc nhóm từ 1 – 5 năm đi học chiếm 44% mẫu nghiên cứu (cấp tiểu học), tiếp đến là từ 6 – 9 năm đi học, chiếm 29,7% mẫu nghiên cứu (cấp trung học cơ sở), cấp 3 hay trung học phổ thông có 45 người chiếm 15% mẫu nghiên cứu, số còn lại học trên 12 năm chỉ chiếm 5% mẫu nghiên cứu (xem hình 4.3 hoặc bảng 4, phụ lục 3).

Kết quả này phản ánh đúng thực trạng của địa phương và vùng nông thôn Việt Nam. Chủ hộ thường ít quan tâm đến việc học của bản thân nhất là những chủ hộ có độ tuổi trung niên trở lên (những người sinh trước 1986). Tuy nhiên, một số chủ hộ có trình độ học vấn thấp nhưng lại định hướng cho con cái học hành tốt hơn bởi vì họ hiểu rằng trình độ học vấn có ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm việc làm và khả năng thay đổi việc làm, chọn việc làm có thu nhập cao, ít vất vả như họ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.3: Nhóm trình độ học vấn của chủ hộ

 Nghề nghiệp của chủ hộ vùng nông thôn đa phần thuộc khu vực nông nghiệp vì đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Do đặc điểm nghiên cứu xem xét sự thay đổi việc làm tác động đến thay đổi thu nhập nên mẫu khẩu sát theo phương pháp ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy (hình 4.4 hoặc bảng 5, phụ lục 3), trong 300 hộ tham gia trong mẫu khảo sát có 186 người chiếm 62% mẫu nghiên cứu có nghề nghiệp chính thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, còn lại 114 chủ hộ chiếm 38% là những người làm việc chính thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Như vậy, chủ hộ làm nông nghiệp hay phi nông nghiệp có mức tương đồng nhau, nghĩa là mẫu nghiên cứu không có sự chênh lệch lớn.

Hình 4.4: Nghề nghiệp chính của chủ hộ

Thu nhập của chủ hộ góp phần gia tăng thu nhập của hộ. Thu nhập của chủ hộ là một yếu tố để kiểm tra tính đại diện của chủ hộ, nhằm kiểm tra chủ hộ chỉ là người đúng tên trên sổ hộ khẩu hay có làm việc tạo thu nhập. Theo kết quả thống kê (xem bảng 4.1, hoặc các bảng 23-24, phụ lục 3), có những chủ hộ không làm việc tạo ra thu nhập, cũng có chủ hộ tạo ra thu nhập rất cao – đến 9.250.000 đồng/tháng. Bình quân, các chủ hộ có thu nhập bình quân hàng tháng năm 2012 là 903.200 đồng/tháng. Mức thu nhập của các chủ hộ có sự chênh lệch khá lớn do có người không có thu nhập, có người có thu nhập quá cao.

Các biến liên quan đến hộ

 Tổng số thành viên thường trú trong hộ (người) thể hiện quy mô của hộ gia đình. Hộ gia đình nông thôn Việt Nam thường là gia đình có 2 thành viên trở lên, ít có hộ gia đình neo đơn. Theo kết quả thống kê (xem hình 4.5 hoặc bảng 6, phụ lục 3), hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu phổ biến có 4 thành viên trong một hộ, trong 300 hộ có đến 120 hộ (chiếm 40% mẫu nghiên cứu) có 4 thành viên thường trú trong hộ. Quy mô hộ phổ biến thứ 2 là dạng hộ có 3 thành viên trong hộ, có 84 hộ chiếm 28% mẫu nghiên cứu và dạng hộ gia đình phổ biến thứ 3 là hộ có 5 thành viên gồm 42 hộ chiếm

14%. Những dạng hộ gia đình có ít hơn hai thành viên và nhiều hơn 5 thành viên không phổ biến, chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong mẫu nghiên cứu. Điều này phản ánh đúng thực tế hộ gia đình nông thôn Việt Nam hiện nay – dạng gia đình 2 thế hệ là phổ biến.

Thông thường, hộ gia đình có 2 thế hệ cùng sống trong một hộ sẽ có số lượng người có làm việc tạo thu nhập nhiều, ít có người phụ thuộc hơn những gia đình có nhiều thế hệ, do khoảng cách về tuổi giữa các thành viên không cao.

Hình 4.5: Tổng số thành viên thường trú trong hộ (người)

Theo kết quả thống kê (xem hình 4.6, hoặc bảng 7, phụ lục 3), số thành viên có làm việc tạo thu nhập trong hộ phổ biến là 2 người. Trong 300 hộ tham gia khảo sát, có 183 hộ cho biết có 2 thành viên làm việc tạo thu nhập trong hộ. Giả định rằng, đây là những hộ có 4 thành viên (theo mức độ số thành viên phổ biến đã phân tích trên hình 4.5) thì có 2 thành viên làm việc tạo thu nhập cho hộ. Như vậy, tỷ lệ phụ thuộc là 50%.

Hình 4.6: Tổng số thành viên có việc làm tạo thu nhập cho hộ (người)

Hình 4.7: Số người phụ thuộc trong hộ (người)

 Theo kết quả thống kê (xem hình 4.7, hoặc bảng 8, 10, phụ lục 3), số người phụ thuộc trong hộ phổ biến nhất là 2 người, có 113 hộ có 2 người phụ thuộc, chiếm 37,7% mẫu khảo sát; có 91 hộ có 1 người phụ thuộc chiếm 30,3%. Đặc biệt là có 53 hộ/300 hộ chiếm 17,7% mẫu là những hộ hoàn toàn không có người phụ thuộc. Số hộ

có từ 3 người phụ thuộc trở lên có rất ít. Như vậy, các hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu có nhiều lao động tạo thu nhập, số người phụ thuộc không nhiều.

Các biến liên quan đến kinh tế hộ

 Đối với vùng nông thôn, đất là tài sản của các hộ gia đình. Những khu vực nông thôn, kinh tế gia đình dựa vào đất đai là chính. Các hộ gia đình đa phần không hộ nào để đất hoang hóa. Họ tiến hành sản xuất trên đất đai của mình hoặc cho các hộ khác thuê nếu họ không đủ điều kiện để canh tác. Theo kết quả thống kê (xem hình 4.8, hoặc bảng 12, phụ lục 3), 171/300 hộ có canh tác trên đất, chiếm 57% mẫu nghiên cứu, còn lại 129 hộ tiến hành cho thuê đất của mình (chiếm 43%). Như vậy tình hình đất đai bỏ hoang là không có. Đồng thời, kết quả này cũng cho thấy nhiều người dân tiến hành cho thuê đất của mình vì lý do nào đó (sản xuất không hiệu quả, không đủ năng lực sản xuất, có nghề nghiệp khác có thu nhập cao hơn,…).

Như vậy, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không còn là nguồn thu nhập chính của một số hộ gia đình, họ có thể có thu nhập từ nghề nghiệp khác (ngành nghề phi nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp,…).

Hình 4.9: Khu vực định cư của hộ

 Địa bàn nghiên cứu là huyện Tân Hưng tỉnh Long An. Đây là một trong các huyện Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An có khu vực biên giới giáp với Campuchia nên người dân sống xung quanh đường mốc biên giới không ít. Trong mẫu nghiên cứu có 33% (100 hộ/300 hộ) hộ dân định cư ở khu vực biên giới và có 67% định cư ở khu vực nội địa (xem hình 4.9, hoặc bảng 2, phụ lục 3). Kết quả này phản ánh đúng thực tế tại địa phương. Người dân đa phần chọn sống ở khu vực nội địa vì ít nhiều cũng có nhiều mặt an ninh, kinh tế - xã hội tốt hơn.

Hộ có tham gia liên kết sản xuất hay tham gia vào HTX, THT có điều kiện bán sản phẩm do hộ sản xuất tốt hơn, cũng như có những thuận lợi trong việc hợp tác sản xuất, vay vốn, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất,… nên hiệu quả sản xuất cao hơn. Theo kết quả thống kê (xem hình 4.10, hoặc bảng 13, phụ lục 3), 268/300 hộ, chiếm 89% mẫu khảo sát cho biết họ không tham gia liên kết sản xuất hay tham gia vào HTX, THT. Số lượng hộ gia đình có tham gia liên kết sản xuất hay tham gia vào HTX, THT chỉ có 32 hộ chiếm 11%. Kết quả này cho thấy, hộ gia đình trong phạm vi nghiên cứu chưa tham gia nhiều vào các HTX, THT điều này có thể ít nhiều có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, đặc biệt là quá trình tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.

Hình 4.11: Hộ có vay vốn để sản xuất

 Hộ gia đình nông thôn thường sản xuất nông nghiệp, hoặc buôn bán nhỏ lẻ, kinh doanh nhỏ, làm dịch vụ,… là những công việc có nhu cầu vốn thấp. Thông thường các hộ gia đình sử dụng vốn có sẵn của mình để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, có hộ gia đình có điều kiện phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nên vẫn vay vốn tín dụng. Theo kết quả thống kê (xem hình 4.11, hoặc bảng 14, phụ lục 3), 161/300 hộ gia đình, chiếm 54% mẫu nghiên cứu không có vay vốn để sản xuất, số còn lại 139 hộ chiếm 46% mẫu nghiên cứu có vay vốn tín dụng để sản xuất. Theo kết quả thống kê, số hộ có vay vốn và không vay vốn có tỷ lệ tương đương nhau,

mức chênh lệch khá nhỏ. Thực tế cho thấy, những hộ gia đình vẫn còn nhiều hộ ngại vay vốn tín dụng.

Tỷ lệ đất nông nghiệp trong tổng diện tích đất của hộ có sự chênh lệch giữa các hộ gia đình, cụ thể là có hộ không có đất nông nghiệp, có hộ gần như chỉ có đất nông nghiệp mà không có đất phi nông nghiệp. Do đặc thù của vùng nông thôn như huyện Tân Hưng – huyện thuộc khu vực Đồng Tháp Mười tỉnh Long An nên đất nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu đất đai, hộ gia đình có đất nông nghiệp nhiều là phù hợp.

Các biến liên quan đến chuyển đổi việc làm

Trong các hộ gia đình, số thành viên trong hộ không phải lúc nào cũng chuyển đổi việc làm, không phải các thành viên đều chuyển đổi và cũng không phải ai cũng sẵn sàng cho việc chuyển đổi việc làm. Đặc biệt là những người có thu nhập hiện tại cao, có mức sống của hộ gia đình cao, có việc làm hiện tại tốt,….Việc thay đổi việc làm không phổ biến trong hộ gia đình, có 204 hộ cho biết không có thành viên nào trong hộ có thay đổi việc làm từ năm 2012 đến năm 2014, chiếm 68% mẫu nghiên cứu. Số còn lại có 96 hộ chiếm 32% mẫu nghiên cứu là những hộ có thành viên thay đổi việc làm từ năm 2012 đến năm 2014.

Bảng 4.2: Các lý do thay đổi việc làm

Lý do thay đổi việc làm Không

Thiếu đất sản xuất 254 46

Cho thuê đất sản xuất 275 25 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dư thừalao động trong nông nghiệp 265 35

Chính sách của địa phương 256 44

Cải thiện thu nhập của hộ 222 78

Có cơ sở SX mới thành lập ở địa phương 237 63

Sức khỏe 274 26

Khác (chuyển chổ ở, nông nhàn,...) 227 73

Chuyển đổi việc làm từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp không phải tất cả đều có thể thực hiện. Lý do để thay đổi việc làm có thể là do: Thiếu đất sản xuất, đã cho thuê đất sản xuất, dư thừa lao động trong nông nghiệp, do chính sách việc làm của địa phương, do mong muốn cải thiện thu nhập cho hộ gia đình, do có điều kiện làm việc trong khu vực phi nông nghiệp như có cơ sở sản xuất mới thành lập ở địa phương, do sức khỏe không thể tiếp tục làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp,… Theo kết quả thống kê (xem bảng 4.2, hoặc các bảng 15-22, phụ lục 3), các hộ gia đình thay đổi việc làm nhằm mục đích cải thiện thu nhập của hộ chiếm đa số (78 người), tiếp đến là do có cơ sở sản xuất mới thành lập ở địa phương (63 người) và những lý do khác (nông nhàn, chuyển chổ ở,…). Thu nhập vẫn là vấn đề quan tâm chính của các hộ gia đình, là mục đích chính có tác động đến việc thay đổi việc làm từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp.

4.2 Kết quả phân tích tương quan

Trước khi tiến hành phân tích hồi qui tuyến tính đa biến, để phát hiện đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình (tương quan chặt giữa các biến), nghiên cứu cần thực hiện phân tích mối tương quan giữa các biến. Ma trận hệ số tương quan (Pearson Correlation của bảng Correlation) được sử dụng để xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau thông qua hệ số tương quan. Hệ số tương quan giữa các biến độc lập với nhau nếu có tương quan chặt chẽ khi hệ số Pearson Correlation đạt giá trị bằng 1. Đây là dấu hiệu cho thấy có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Nhìn vào bảng 29

của phụ lục 3 ta thấy, hệ số tương quan của các biến không cao (tất cả đều nhỏ hơn 1), cụ thể là: Hệ số tương quan cao nhất là 0,564 (tương quan giữa biến hộ có vay vốn để sản xuất và biến hộ có canh tác trên đất), hệ số tương quan cao thứ 2 là 0,547 (tương quan giữa tỷ lệ người phụ thuộc và số thành viên có việc làm). Theo kết quả trên, ta thể kết luận là không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.

Đồng thời, giá trị VIF (xem bảng 4.5, hoặc bảng 27 của phụ lục 3) của các biến trong mô hình đều nhỏ (nhỏ hơn 2) nên khẳng định mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.

4.3 Các kiểm định4.3.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình 4.3.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình Bảng 4.3: Mô hình tóm tắt Mô hình Hệ số R Hệ số R Square Hệ số R

Một phần của tài liệu tác động của thay đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến thay đổi thu nhập (Trang 71)