0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Các biến có ý nghĩa thống kê

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI VIỆC LÀM TỪ NÔNG NGHIỆP SANG PHI NÔNG NGHIỆP ĐẾN THAY ĐỔI THU NHẬP (Trang 86 -89 )

* Biến hộ có tham gia liên kết sản xuất hay tham gia vào hợp tác xã, tổ hợp tác (D6) là biến có hệ số hồi quy cao nhất trong 7 biến đạt mức ý nghĩa thống kê (B = 66,363). Kết quả nghiên cứu phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu và kết quả nghiên cứu của Reardon (1997). Kết quả nghiên cứu phù hợp với lý thuyết kéo và đẩy của Reardon (1997). Thực tế cho thấy, những năm gần đây chính quyền các địa phương đã

đẩy mạnh hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm giúp người dân có điều kiện tốt trong quá trình tiêu thụ sản phẩm do mình sản xuất ra, hỗ trợ kỹ thuật, học nghề, vay vốn,… để phát triển việc làm, tạo nhiều việc làm phi nông nghiệp khác cho người dân địa phương nhằm góp phần cải thiện và nâng cao thu nhập của hộ gia đình. Điều này cho thấy, hộ có tham gia liên kết sản xuất hay tham gia vào hợp tác xã, tổ hợp tác có tác động tốt cho việc cải thiện thu nhập của hộ gia đình.

* Biến hộ có thành viên thay đổi việc làm (D7) là một biến giả. Biến này có hệ số hồi quy B = 65,899. Đây là hệ số hồi quy cao thứ 2 trong 7 biến có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu. Đây là một biến mới đưa vào mô hình nhằm kiểm tra việc chuyển đổi việc làm từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp có tác động đến thay đổi thu nhập của hộ gia đình. Kết quả này khẳng định, hộ có thành viên thay đổi việc làm từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn hộ không có thành viên thay đổi việc làm trong giai đoạn 2012 – 2014 đến 65,899 đơn vị (với giả định các yếu tố khác không đổi). Như vậy, việc thay đổi việc làm từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp có giúp cải thiện thu nhập của hộ gia đình. Điều này một lần nữa khẳng định thu nhập của người lao động nông nghiệp không cao bằng thu nhập của người làm việc trong ngành nghề công nghiệp, dịch vụ.

* Biến hộ có canh tác trên đất hay cho thuê đất (D4) là một biến giả. Biến này được kỳ vọng có tác động cùng chiều đến thu nhập của hộ gia đình. Kết quả cho thấy, biến này có hệ số hồi quy B = 60,667. Kết quả đúng theo kỳ vọng ban đầu. Theo Võ Thanh Dũng (2007) yếu tố đất đai có tác động lớn đến quá trình chuyển dịch lao động và thu nhập của người dân quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ. Việc làm nông nghiệp luôn có mức sử dụng lao động thấp hơn những ngành nghề phi nông nghiệp. Hộ gia đình có đất canh tác có điều kiện gia tăng thu nhập hơn. Thực tế cho thấy, hiệu quả sử dụng đất của hộ cao hơn việc cho thuê đất.

* Biến nghề nghiệp chính của chủ hộ (D3) là một biến giả. Biến này nhận giá trị bằng 1 nếu chủ hộ có nghề chính thuộc lĩnh vực nông nghiệp và nhận giá trị bằng 0 nếu chủ hộ có nghề chính thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp. Biến này kỳ vọng chủ hộ có nghề nghiệp chính thuộc khu vực phi nông nghiệp sẽ góp phần tạo thu nhập của hộ gia đình cao hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy kỳ vọng ban đầu là phù hơn. Với giả định các yếu tố khác không đổi, chủ hộ có nghề nghiệp chính là thuộc khu vực phi nông

nghiệp góp phần thay đổi thu nhập của hộ cao hơn 51,989 đơn vị (B = 51,989). Theo nghiên cứu của Phạm Tấn Hòa (2014) thu nhập của chủ hộ có tác động tích cực đến thu nhập của hộ gia đình. Như vậy, kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu trước và cũng phù hợp với thực tế của địa phương.

* Biến khu vực sinh sống của hộ (D2) là một biến giả. Biến này nhận giá trị bằng 1 nếu hộ gia đình sống ở khu vực biên giới và nhận giá trị bằng 0 nếu hộ gia đình sống ở khu vực nội địa. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến này có hệ số hồi quy mang dấu dương (B = 44,281), nghĩa là tác động tích cực đến thay đổi thu nhập của hộ gia đình. Với mức ý nghĩa 1%, giả định các yếu tố khác không đổi, người dân khu vực biên giới có mức thay đổi thu nhập nhiều hơn khu vực nội địa là 44,281 đơn vị. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu và cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Văn Phùng và cộng sự (1999), Xianfan (1994) và Phạm Tấn Hòa (2014). Theo Xianfan (1994), Lê Văn Phùng và cộng sự (1999) vùng định cư có tác động đến thay đổi nghề nghiệp trong vùng nông thôn. Nghiên cứu của Phạm Tấn Hòa (2014) cũng cho thấy người dân biên giới có thu nhập cao hơn khu vực nội địa do có điều kiện làm việc ở ngành nghề phi nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu phù hợp với thực tế vì người dân sống gần các khu vực biên giới có điều kiện tham gia vào lĩnh vực phi nông nghiệp, thay đổi việc làm từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, góp phần thay đổi thu nhập của hộ gia đình.

* Biến số năm đi học của chủ hộ (X2) được đo bằng số năm đi học của chủ hộ. Biến này có tác động tích cực đến thay đổi thu nhập của hộ gia đình (B = 8,110). Với mức ý nghĩa 1%, giả định các yếu tố khác không thay đổi, chủ hộ tăng thêm 1 năm đi học, thu nhập của hộ gia đình có thể thay đổi 8,110 đơn vị. kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu và phù hợp với nghiên cứu của Đặng Kim Sơn (2009)và Võ Thanh Dũng (2007). Trong nghiên cứu của Đặng Kim Sơn (2009), trình độ chuyên môn có tác động tích cực đến dịch chuyển lao động nông thôn. Theo Võ Thanh Dũng (2007) trình độ giáo dục tác động lớn đến quá trình chuyển dịch lao động và thu nhập của người dân quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ. Về thực tế, chủ hộ có trình độ học vấn cao ngoài việc có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập cao cho bản thân, nâng cao hiệu quả làm việc của mình còn có thể định hướng cho các thành viên trong hộ chọn việc làm phù hợp, mang lại thu nhập cao hơn cho hộ gia đình.

* Biến thu nhập của chủ hộ (X3)trước khi có thành viên thay đổi việc làm là một biến có tác động trái chiều đến biến phụ thuộc. Biến này có hệ số hồi quy B = - 20,575. Giả định các biến khác không thay đổi, với mức ý nghĩa 1%, thu nhập của chủ hộ vào năm 2012 tăng 1 đơn vị, thu nhập của hộ gia đình ít thay đổi 20,575 đơn vị. Kết quả nghiên cứu phù hợp với giả địnhban đầu, thu nhập của chủ hộ càng cao thì tâm lý ít thay đổi hoặc không chấp nhận thay đổi việc làm do sợ rủi ro trong thay đổi đó ảnh hưởng đến thu nhập của họ. Theo Đặng Kim Sơn (2009) thu nhập bình quân đầu người có tác động tích cực đến dịch chuyển lao động nông thôn. Theo Lê Xuân Bá và cộng sự (2006) thu nhập nông nghiệp có tác động lớn đến chuyển dịch lao động, việc làm nông thôn. Lê Văn Phùng và cộng sự (1 999) cho thấy không có dấu hiệu cho thấy có sự tác động của thu nhập của chủ hộ đến thay đổi thu nhập của hộ gia đình. Trong nghiên cứu này, thu nhập của chủ hộ được chọn là thu nhập trước khi hộ có thành viên thay đổi việc làm. Vì vậy, chủ hộ có thu nhập thấp thời kỳ trước (năm 2012) có ảnh hưởng mạnh đến thay đổi thu nhập của hộ gia đình thời kỳ sau (2014) nhờ có thành viên thay đổi việc làm và những yếu tố khác.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI VIỆC LÀM TỪ NÔNG NGHIỆP SANG PHI NÔNG NGHIỆP ĐẾN THAY ĐỔI THU NHẬP (Trang 86 -89 )

×