Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu tác động của thay đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến thay đổi thu nhập (Trang 48)

Từ khung phân tích lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan cũng như thực trạng về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm ở nông thôn hiện nay của địa bàn nghiên cứu như đã trình bày ở trên. Tác giả đề xuất mô hình hồi quy tuyến tính đa biến (hồi quy bội) để tiến hành phân tích trong nghiên cứu. Phương trình hồi quy có dạng như sau:

LnY = β0 + β1X1 + β2X2 + β3lnX3 + β4X4 + … + β7X7 + … + β8D1 + … + β14D14 + e

Trong đó:

- LnY: Là biến phụ thuộc – Thay đổi thu nhập hộ gia đình năm 2014 so với năm 2012 (TN2014-2012). - β0: Hằng số hồi quy - β1, β2, β3, ..., β14: Hệ số hồi quy - e: Sai số. - X1, X2, X3, …, X7: Các biến độc lập là biến định lượng - D1, D2, D3, …, D7: Các biến độc lập là biến giả (biến dummy) Các biến trên thuộc các nhóm yếu tố sau đây:

- Nhóm 1: Nhóm biến liên quan đến đặc điểm chủ hộ gồm: tuổi, giới tính, số năm đi học, nghề nghiệp chính và thu nhập của chủ hộ.

- Nhóm 2: Nhóm biến liên quan đến đặc điểm của hộ và kinh tế hộ gia đình gồm: Số thành viên có việc làm tạo thu nhập, tỷ lệ người phụ thuộc, tỷ lệ đất nông nghiệp trên tổng diện tích đất của hộ, hộ canh tác trên đất hay cho thuê, hộ có tham gia LKSX, THT, HTX, hộ có vay vốn sản xuất, khu vực định cư, khoảng cách từ nhà đến trung tâm xã.

Hình 2.5:Tóm tắt mô hình nghiên cứuđề xuất

2.5 Điểm khác biệt của mô hình nghiên cứu so với nghiên cứu trước

Các nghiên cứu trước, các tác giả chỉ xem xét các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hay các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ởnông thôn, chưa ai nghiên cứu đến yếu tố chuyển dịch lao động hay thay đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp của lao động nông thôn có tác động như thế nào đến thu nhập của họ. Vì vậy, đây là hướng nghiên cứu mới của đề tài.

Thay đổi thu nhập hộ gia đình năm 2014 so với năm 2012 (TN2014- 2012) Biến liên quan đến thay đổi việc làm Nhóm biến liên quan đến chủ hộ Nhóm biến liên quan đến hộ và kinh tế hộ Tuổi của chủ hộ Giới tính của chủ hộ Số năm đi học chủ hộ Nghề nghiệp chính chủ hộ Thành viên có việc làm tạo thu nhập cho hộ Tỷ lệ người phụ thuộc Hộ có tham gia LKSX, THT, HTX Hộ có vay vốn để SX Hộ canh tác trên đất hay cho

thuê đất

Hộ có thành viên thay đổi việc làm Thu nhập chủ hộ Tỷ lệ đất NN/tổng diện tích đất của hộ Khu vực định cư của hộ Khoảng cách từ nhà đến trung tâm xã

Tóm tắt chương 2:

Chương 2 trình bày tóm tắt các lý thuyết, mô hình nghiên cứu của các nghiên cứu trước được sử dụng như là nền tảng lý thuyết và những kiến thức kế thừa cho đề tài nghiên cứu này. Trên cơ sở các mô hình nghiên cứu của các tác giả trên, có sự chọn lọc, hiệu chỉnh cho phù hợp với vấn đề cần nghiên cứu, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất để tập trung nghiên cứu trong chương 3.

Mô hình nghiên cứu đề xuất có kế thừa một số biến của các nghiên cứu trước để phân tích về đặc điểm cá nhân của chủ hộ và đặc điểm của hộ. Ngoài ra, tác giả đưa thêm vào mô hình nghiên cứu một số biến được kỳ vọng là có ý nghĩa và phù hợp với đặc điểm của vùng nghiên cứu như nhóm biến về đặc điểm kinh tế của hộ và nhóm biến liên quan đến thay đổi việc làm. Đề tài nghiên cứu ngoài việc thực hiện việc quan sát, phân tích các lý do thay đổi việc làm của lao động nông thôn trong thời gian qua mà còn nhằm tìm ra sự khác biệt trong thu nhập, chất lượng cuộc sống của người lao động nông thôn trên địa bàn nghiên cứu từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm giúp chính quyền địa phương có các chính sách hợp lý thúc đẩy quá trình thay đổi việc làm của lao động nông thôn theo hướng tăng thu nhập cho hộ gia đình.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung chính của chương này trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu (định tính và định lượng), dựa vào kết quả nghiên cứu định tính để điều chỉnh mô hình nghiên cứu đề xuất trong chương 2, thực hiện định nghĩa, giải thích các biến được sử dụng trong mô hình và nguồn dữ liệu thu thập để làm cơ sở phát triển giả thiết và xây dựng mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh. Trình bày cách thức thu thập, xử lý và phân tích dữ liệuđể làm cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu trong chương 4.

3.1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu áp dụng cho đề tài nghiên cứu tác động thay đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến thay đổi thu nhập hộ gia đình nông thôn ở huyện Tân Hưng, tỉnh Long An gồm các bước như sau:

- Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu bao gồm việc tìm hiểu về lý do, mục tiêu, câu hỏi, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.

- Bước 2:Lược khảo tài liệu và cơ sở lý thuyết bao gồm việc nghiên cứu các khái niệm về lao động, việc làm, thu nhập hộ gia đình; nghiên cứu các lý thuyết về thay đổi việc làm,thay đổi thu nhập hộ gia đình và các nghiên cứu trước có liên quan để làm cơ sở đề xuất xây dựng mô hình nghiên cứu.

- Bước 3: Xác định các giả thuyết nghiên cứu để tiếp tục tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức cho đề tài nghiên cứu.

- Bước 4: Xây dựng thiết kế nghiên cứu (bao gồm cả thiết kế mẫu nghiên cứu). - Bước 5: Tiến hành thu thập dữ liệu (bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp) thông qua việc phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn sâu bằng các các phiếu phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu dựa trên bảng câu hỏi soạn sẵn.

- Bước 6: Phân tích dữ liệu và kiểm định giả thuyết: Phân tích dữ liệu thu thập được qua phần mềm phân tích dữ liệu nghiên cứu SPSS phiên bản 22.0 với các cách thức phân tích tương quan, thống kê mô tả, phân tích tần số của các biến và thực hiện

hồi quy. Sau đó kiểm định độ phù hợp của mô hình, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu từ kết quả thu được.

- Bước 7: Giải thích kết quả và viết báo cáo. Nếu kết quả phù hợp với vấn đề nghiên cứu thì ứng dụng mô hình hồi quy để xây dựng và kiến nghị giải pháp cho mục tiêu nghiên cứu.

Hình 3.1: Tóm tắt quy trình nghiên cứu

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp định tính kết hợp định lượng với cách thức tiến hành như sau:

Nghiên cứu định tính: Được thực hiện bằng cách tham vấn trực tiếp ý kiến của các chuyên gia (đại diện lãnh đạo các phòng cấp huyện: phòng LĐTB&XH, phòng

Xác định vấn đề nghiên cứu

Khái niệm và các lý

thuyết liên quan trước có liên quanCác nghiên cứu

Xác định mô hình nghiên cứu (các giả thuyết) Xây dựng thiết kế nghiên cứu Thu thập dữ liệu Phân tích dữ liệu (kiểm định giả thuyết)

Giải thích kết quả và viết báo cáo

NN&PTNT, phòng KT&HT và một số cán bộ Chi cục Thống kê huyện; c ấp xã gồm Phó Chủ tịch UBND phụ trách khối Văn hóa Xã hội, cán bộ LĐTB&XH) nhằm tìm hiểu thêm thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và thực hiện thảo luận nhóm với các nhóm chủ hộ gia đình nông thôn trong vùng nghiên cứu theo chủ đề soạn sẵn (mỗi nhóm có từ 3 - 4 chủ hộ, mỗi khu vực sinh sống của chủ hộ thảo luận ít nhất từ 2 - 3 nhóm). Với phương pháp này, sẽ giúp tác giả đánh giá được thực trạng việc chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm khu vực nông thôn ở địa bàn nghiên cứu; tìm hiểu nhận thức của lao động nông thôn trong việc chuyển dịch đó cũng như nắm được những thuận lợi, khó khăn trong tìm kiếm việc làm, cải thiện thu nhập hộ gia đình nông thôn... Kết quả nghiên cứu định tính là cơ sở để kiểm tra các yếu tố trong mô hình đề xuất ở chương 2 và đây là căn cứ quan trọng để điều chỉnh mô hình lý thuyết thành mô hình nghiên cứu chính thức và là cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi, thu thập số liệu để phục vụ cho nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng: Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình ở địa bàn nghiên cứu bằng bảng câu hỏi soạn sẵn (xem ở phụ lục) theo mô hình nghiên cứu chính thức nhằm xác định các yếu tố tác động đến thay đổi thu nhập hộ gia đình qua thay đổi việc làm của các thành viên trong hộ.

Trên cơ sở thực trạng và kết quả thống kê mô tả thay đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp của lao động nông thôn ở huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, đề tài đã ước lượng hàm hồi quy với biến phụ thuộc là định lượng đo lường sự thay đổi thu nhập hộ gia đình năm 2014 so với năm 2012 (TN2014-2012) và các biến độc lập là những yếu tố tác động đến việc thay đổi thu nhập đó.

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng nhằm mô tả thực trạng về đặc điểm chủ hộ, của hộ và kinh tế hộ gia đình người lao động nông thôn, mô tả kết quả nghiên cứu định tính qua thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu chuyên gia về các vấn đề lao động, thu nhập, việc làm của người lao động ở địa bàn nghiên cứu dưới dạng tần số, phần trăm, trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, kiểm định tính độc lập của phân phối.

- Phương pháp hồi quy tương quan: Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến (hồi quy bội) được đề xuất trong phân tích và sử dụng phần mềm SPSS để phân tích và kiểm

định các biến số trong mô hình nghiên cứu. Hàm hồi quy bội bao gồm vế trái biến phụ thuộc là biến định lượng dùng để ước lượng thay đổi thu nhập của hộ gia đình năm 2014 so với năm 2012 (TN2014-2012) với những thông tin của biến độc lập có được; trong khi đó vế phải của phương trình gồm 3 nhóm biến số khác nhau về đặc điểm cá nhân của chủ hộ, đặc điểm của hộ và kinh tế của hộ gia đình và biến về thay đổi việc làm của các thành viên trong hộ gia đình.

Sử dụng hàm tuyến tính để đo lường mức độ tác động của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Dạng tổng quát: Y = Xβ + ε

Trong đó: Y - biến phụ thuộc là biến định lượng; X là các biến giải thích, β là véc tơ tham số và ε là sai số ngẫu nhiên.

Hàm hồi quy tuyến tính đa biến (cho phép xác định mức độ ảnh hưởng của thay đổi trong Y khi X thay đổi) được dùng để ước lượng. Phương trình có dạng như sau:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + ... + βkXk + e Trong đó: - Y: là biến số phụ thuộc - β0: là hằng số hồi quy. - β1, β2,…, βk: là hệ số hồi quy. - e: là sai số. - X1, X2,…, Xk: là các biến số độc lập

Các bước đánh giá mô hình và kiểm định giả thuyết trong phân tích hồi quy:

- Kiểm tra ma trận hệ số tương quan: Bước đầu tiên khi phân tích hồi quy là xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau thông qua hệ số tương quan (Pearson Correlation). Trị tuyệt đối của hệ số tương quan cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính. Giá trị tuyết đối hệ số tương quan tiến đến gần 1 khi hai biến có quan hệ tuyến tính chặt chẽ và đây là dấu hiệu cho thấy có thể xảy ra đa cộng tuyến; nếu giá trị tuyệt đối của chỉ số này bằng 0 chứng tỏ hai biến này không có quan hệ tuyến tính.

- Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến: Mục đích là để kiểm định xem có hiện tượng tương quan giữa các biến độc lập hay không. Độ chấp nhận của biến

(Tolerances) và hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor – VIF) được dùng để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) để không có hiện tượng đa cộng tuyếnđiều kiện VIF < 10, khi VIF vượt quá 10 là dấu hiệu của đa cộng tuyến. Nếu xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến ta phải khắc phục bằng cách sử dụng thêm thông tin tiên nghiệm, loại trừ một biến giải thích ra khỏi mô hình hoặc thu thập thêm số liệu hoặc lấy mẫu mới.

- Đánh giá độ phù hợp của mô hình: Hệ số R Square và hệ số R Square hiệu chỉnh được dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình. Vì hệ số R Square sẽ tăng khi đưa thêm biến độc lập vào mô hình nên dùng hệ số R Square hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình. Hệ số R Square hiệu chỉnh càng lớn thể hiện độ phù hợp của mô hình càng cao. Tuy nhiên, sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu. Để kiểm định xem có thể suy diễn mô hình cho tổng thể thực hay không ta phải kiểm định độ phù hợp của mô hình.

- Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Tức là kiểm định ý nghĩa của hồi quy. Đó là kiểm tra xem có mối quan hệ tuyến tính nào đó giữa biến phản hồi Y với một tập con nào đó của các biến hồi quy X1, X2, …, Xk hay không. Nói khác hơn kiểm định này nhằm xem xét khả năng giải thích biến phụ thuộc của tổ hợp biến độc lập. Kiểm tra độ phù hợp tổng quát mức ý nghĩa quan sát (sig).

Giả thuyết đặt ra:

H0 : β1 = β2 = β3 = …= βk = 0

H1 : βj ≠0 với ít nhất một j € (1, ..., k)

Để kiểm tra độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ta dùng giá trị F ở bảng phân tích ANOVA, ta xem giá trị sig. của trị thống kê F ở mô hình, nếu giá trị này nhỏ hơn mức ý nghĩa thì bác bỏ giả thuyết H0. Nếu H0 bị bác bỏ thì có nghĩa là ít ra một trong các biến hồi quy X1, X2, …, Xk có ý nghĩa đối với mô hình hay mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho toàn tổng thể.

- Kiểm định phương sai phần dư không đổi: Kiểm định này nhằm kiểm tra các ước lượng của các hệ số hồi quy có bị chệch hay không, nếu ước lượng của các phương sai bị chệch làm kiểm định các giả thuyết mất hiệu lực, dẫn đến dễ bị đánh giá nhầm về chất lượng của hồi quy tuyến tính. Do vậy, kết quả kiểm định giả thuyết về hệ

số hồi quy chưa thể kết luận chắc chắn được. Thủ tục để kiểm định hiện tượng phương sai phần dư không đổi có thể dùng kiểm định White.

Giả thuyết đặt ra là:

H0: Không có hiện tượng phương sai phần dư thay đổi H1: Có hiện tượng phương sai phần dư thay đổi

Dựa vào kết quả kiểm định, nếu giá trị của Prob. Chi-Square < 0,05 thì bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1: Mô hình có hiện tượng phương sai phần dư thay đổi.

3.3 Kết quả nghiên cứu định tính

Theo kết quả tham vấn, hầu hết các ý kiến chuyên gia đều nhận xét rằng trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2014 có sự chuyển dịch mạnh mẽ lao động, việc làm từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, từ đó làm cho thu nhập của hộ gia đình người lao động có xu

Một phần của tài liệu tác động của thay đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến thay đổi thu nhập (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)