Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp

Một phần của tài liệu tác động của thay đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến thay đổi thu nhập (Trang 99 - 104)

Dựa vào kết quả mô hình ở chương 4, ta thấy h ệ số R Square và R Square hiệu chỉnh của mô hình tương đối thấp, các biến trong mô hình có thể giải thích được 28,4% thay đổi thu nhập của hộ gia đình do thay đổi việc làm. Từ đây cho thấy trong thực tế còn rất nhiều biến giải thích khác cho sự thay đổi thu nhập qua thay đổi việc làm của lao động nông thôn mà trong khuôn khổ số liệu khảo sát (300 quan sát) không thể giải thích hết được, hay nói khác hơn là còn nhiều biến độc lập khác chưa được đưa vào mô hình để phân tích đây là một trong những điểm hạn chế đáng chú ý của nghiên cứu này.

Đề tài tập trung nghiên cứu việc thay đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp có làm thay đổi thu nhập của hộ gia đình hay không, mặc dù kết quả ước lượng cho thấy có sự thay đổi, tuy nhiên bên cạnh yếu tố thay đổi việc làm còn rất nhiều yếu tố khác nữa có tác động đến thay đổi thu nhập của hộ gia đình. Điều này cho thấy việc thay đổi thu nhập hộ gia đình là một quá trình và có nhiều yếu tố khác nhau chứ không chỉ có yếu tố thay đổi việc làm và vì vậy một khuôn khổ chính sách đơn thuần tác động vào một vài yếu tố nào đó sẽ khó có thể có được kết quả như mong muốn.

Do hạn chế về thời gian và kinh phí, đề tài mới chỉ sử dụng mô hình chung là thay đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp cho toàn bộ phân tích. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài được đề xuất là ngoài việc ước lượng mô hình cho hình thức thay đổi việc làm, có thể ước lượng mô hình chi phí thay đổi việc làm hay nguyên nhân thay đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, hoặc có thể nghiên cứu chuyên sâu hơn về thay đổi việc làm của lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp, từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp làm thuê hay tự làm, từ nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ hoặc có thể cả chiều ngược lại là từ phi nông nghiệp sang nông nghiệp. Ngoài ra, có thể phân tích chi tiết thêm việc thay đổi việc làm của lao động nông thôn là ở trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở tại khu vực nông thôn hay phải dịch chuyển lao động ra khu vực thành thị do tác động của quá trình đô thị hóa. Có như thế sẽ đánh giá tổng quáthơn quá trình chuyển dịch lao động, việc làm ở nông thôn và thu nhập của hộ gia đình người lao động nông thôn hiện nay ở huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.

TÀI LIU THAM KHO

Aikaeli, J, 2010, Determinants of rural income in Tanzania: An empirical approach. Research on Poverty Alleviation.

Barker, R, 2002, Rural development and structural transformation, Fulbright Economics Teaching Program, University of Economic, HCM, Vietnam.

Bộ Tư Pháp, 2012, ‘Bộ Luật Lao Động’, , ngày truy

cập 22/11/2014.

Bùi Quang Bình, 2008, Nghiên cứu vốn con người đối với thu nhập của hộ sản xuất cà phê ở Tây Nguyên, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM.

Caselli, F, and Coleman, W, 2001, ‘The Us Structural Transfomation And Regional Convergence’, Journal of Political Economy, Vol. 109, No. 3, pp. 584-616.

Chi cục Thống kê huyện Tân Hưng, 2012, Niên giám Thống kê 2012, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất bản Thanh Niên.

Chi cục Thống kê huyện Tân Hưng, 2013, Niên giám Thống kê 2013, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất bản Thanh Niên.

Chi cục Thống kê huyện Tân Hưng, 2014, Niên giám Thống kê 2014, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất bản Thanh Niên.

Chu Tiến Quang, 2001, Việc làm ở nông thôn thực trạng và giải pháp, Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Cục Thống kê tỉnh Long An, 2012, Niên giám Thống kê 2012, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất bản Thanh Niên.

Cục Thống kê tỉnh Long An, 2013, Niên giám Thố ng kê 2013, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất bản Thanh Niên.

Cục Thống kê tỉnh Long An, 2014, Niên giám Thống kê 2014, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất bản Thanh Niên.

Dương Ngọc Thành và Nguyễn Minh Hiếu, 2013, ‘Thực trạng lao động và việc làm nông thôn Việt Nam’, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, Số 30, trang 42-50.

Đặng Kim Sơn, 2009, Một số vấn đề về nông thôn Việt Nam trong điều kiện mới, Báo cáo khoa học tổng hợp, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Đinh Phi Hổ, 2008, Giáo trình kinh tế học nông nghiệp bền vững, Hà Nội: Nhà xuất bản Phương Đông.

Fisher A, 1935, The clash of progress an security, London, Macmillan Clark C, The conditions of economic progress, 1940, London, Macmillan.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

Huỳnh Thanh Phương, 2011, Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập phi nông nghiệp, Luận văn thạc sĩ, Đại học Mở TP.HCM.

Huỳnh Trường Huy và Ông Thế Vinh, 2009, “Phân tích thực trạng lao động nhập cư tại Khu công nghiệp Vĩnh Long”, Tạp chí Quản lý Kinh tế, Số 28, trang 70-75. Keynes, J, M, 1936, Lý thuyết tổng quát về Việc làm, lãi suất và tiền tệ, Dịch từ tiếng

Anh, Bản dịch 1994, Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Lewis, W, A, 1954, ‘Economic Develoment With Unlimited Supplies Of Labour’, The Manchester School, Vol. 22, No. 2, pp. 139-191.

Lê Văn Phùng, Trần Thị Tuyết và Trần Văn Hùng, 1999, Thay đổi nghề nghiệp trong các khu vực nông thôn, Trong: Trương Thị Kim Chuyên, hiệu đính, 1999, Hộ gia đình Việt Nam nhìn qua phân tích định lượng, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 12.

Lê Xuân Bá, Nguyễn Mạnh Hải, Trần Toàn Thắng, Vũ Xuân Nguyệt Hồng và Lưu Đức Khải, 2006, ‘Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam’, Báo cáo nghiên cứu khoa học trong khuôn khổ dự án IAE- MISPA, Hà Nội, tháng 1 năm 2006, Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.

Lopez, R, E, 1986, Structural Models of the Farm Household that Allow for Interdependent Utility and Profit Maximization Decision, World Bank Publication, Washington D.C

Luca, 2004, ‘Life Earnings And Rural – Urban Migration’, Journal of Political Economy, Vol. 112, No. 1, pp. 29-59.

Lương Mạnh Đông, 2008, Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thái Nguyên.

Mwanza, J. F, 2011, Assessment of Factors of household capital/assets that influence income of smallholder farmers under International Development Enterprises (IDE) in Zambia. Master thesis, Ghent University, Belgium.

Nguyễn Minh Hà, 2014, ‘Đề cương nghiên cứu’, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Đề cương môn học, Trường Đại học Mở TP.HCM, ngày 7 tháng 7 năm 2014. Nguyễn Hải, 1995, Hoàn thiện phương pháp thống kê thu nhập của hộ gia đình nông

dân Việt Nam, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh và Bùi Văn Trịnh, 2011, ‘Các nhân tố ảnh hưởng

đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long’,

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở TP. HCM, Số 5 (23), trang 30-36.

Nguyễn Thị Đông, 2008, Ứng dụng mô hình Harry T.Oshima để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM.

Nguyễn Thị Yến Mai, 2011, Các nhân tố ảnh hưởng tình trạng nghèo ở các xã vùng biên giới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Luận văn Thạc sĩ kinh tế học, Đại học Mở TP.HCM.

Nguyễn Trọng Hoài, 2010, Giáo trình Kinh tế phát triển, Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động.

Nguyễn Văn Hải, 2011, Phân tích sự thay đổi thu nhập của những hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất để thực hiện dự án Khu công nghiệp Nam Sông Hậu huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, Luận văn Thạc sĩ kinh tế học, Đại học Mở TP.HCM.

Oshima, T, H, 1989, Tăng trưởng kinh tế ở các nước Châu á gió mùa, Viện Châu Á – Thái Bình Dương, Hà Nội.

Phạm Cảnh Hưng, 2013, Sinh kế người dân sau tái định cư tại khu dân cư Vĩnh Lộc B để thực hiện dự án cải tạo kênh Tân Hóa – Lò Gốm, Thành phố Hồ Chí Minh.

Luận văn thạc sĩ kinh tế học, Đại học Mở TP.HCM.

Phạm Đức Thành và Mai Quốc Chánh, 1998, Giáo trình Kinh tế Lao động, Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Phạm Tấn Hòa, 2014, Phân tích thu nhập của hộ gia đình khu vực Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An, Luận văn thạc sĩ kinh tế học, Đại học Mở TP.HCM.

Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2012, Bộ luật Lao động, Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động.

Reardon, T, 1997, ‘Using Evidence of Household Income Diversification to Inform Study of Rural Nonfarm Labour Market in Africa’, World Development, No. 25(5), pp. 735-747.

Ricardo, D, 1817, On the Principles of Political Economy and Taxation, Otario: Kitchener.

Samuelson, P, và Nordhause, W,D, 1997, Kinh tế học: Tập 1, Dịch từ tiếng Anh, Bản dịch 2002, Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

Shrestha, R, P, and Eiumnoh, A, 2000, ‘Determinants of Household Earnings in Rural Economy of Thailand.Asia-Pacific Journal of Rural Development’, Vol. 10, No. 1, pp. 27-42.

Smith, A, 1776, An Inquiry into the Nature and Cause of the Wealth of Nations.

[ebook] London: Strahan website

Solow, R, M, 1957, ‘Technical change and the aggregate production function’, The review of Economics and Sttistics, Vol 39, No. 3, pp. 312-320.

Tổ chức Lao động Quốc tế, 1983, Sufveys of economically active population Employment Unemployment and underemployment.

Tổng Cục Thống Kê, 2012, Kết quả tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản năm 2011, Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê.

Tổng Cục Thống Kê, 2012, Niên giám Thống kê 2012, Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê.

Tổng Cục Thống kê, 2012

ngày truy cập 22/11/2014.

Trương Châu, 2013, Nghiên cứu thu nhập của hộ ở các xã biên giới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế học, Đại học Mở TP.HCM.

Từ điển Tiếng Việt, 2003, Hà Nội – Đà Nẵng: Nhà xuất bản Đà Nẵng.

Ủy ban Nhân dân huyện Tân Hưng, 2013, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014, Tân Hưng, tháng 11 năm 2013.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An, 2012, Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Long An, tháng 10 năm 2012.

Võ Thanh Dũng, 2007, Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu tại quận Ô Môn, Luận văn thạc sĩ, Đại học Cần Thơ.

Wharton, C. R, 1963, ‘Research on Agricultural Development in Southeast Asia. Journal of Farm Economics’, Vol. 45, No. 5, pp. 1161-1174.

Xianfan, Meng, 1994, ‘Chinese Rural Women in the Transfea of the Rulral Labor Force’, Social Sciences in China, No. 15, pp. 108-118.

Một phần của tài liệu tác động của thay đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến thay đổi thu nhập (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)