Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu tác động của thay đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến thay đổi thu nhập (Trang 66 - 68)

Do hạn chế về kinh phí và thời gian nên cỡ mẫu điều tra khó có thể đủ tính đại diện như các cuộc điều tra qui mô lớn của Chi cục Thống kê huyện hay Cục Thống kê tỉnh Long An. Vì vậy, điều tra được tiến hành với qui mô và hình thức sau đây:

- Tổng thể mục tiêu khảo sát: Tổng thể mục tiêu cho điều tra khảo sát việc làm bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên (lao động trong độ tuổi và có khả năng lao động); đơn vị chọn mẫu là hộ dân cư; tất cả những đối tượng thuộc diện khảo sát, phỏng vấn trong các hộ được chọn sẽ tạo thành mẫu của cuộc điều tra.

- Mẫu nghiên cứu: Phương pháp chọn mẫu khảo sát được sử dụng trong mô hình nghiên cứu là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với ý nghĩa của phương pháp này là lấy mẫu nhằm đảm bảo độ tin cậy cao và tính đại diện mẫu. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) để đảm bảo tính đại diện mẫu và độ tin cậy cao số lượng mẫu khảo sát phải đủ lớn với số biến quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 5 lần số biến được đưa vào trong mô hình nghiên cứu, sau đó sử dụng thang đo định lượng để đo lường các biến tham gia. Theo mô hình nghiên cứu gồm 14 biến độc lập, vậy cần tiến hành thu thập theo cỡ mẫu là 14 x 5 = 70. Như vậy, tổng số mẫu dự kiến khảo sát ở 3 xã ít nhất phải là 70 x 3 = 210 mẫu (số hộ dự kiến phải điều tra, khảo sát tại vùng nghiên cứu ít nhất 210 hộ). Tuy nhiên, để đảm bảo số mẫu đủ lớn và độ tin cậy cao trong mô hình nghiên cứu này tác giả đề xuất khảo sát 300 hộ (tức 300 quan sát).

Dựa vào mục tiêu nghiên cứu và các yếu tố về kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu và ý kiến của chuyên gia đưa ra các tiêu chí chọn vùng nghiên cứu như sau:

Chọn xã mẫu để khảo sát: Chọn 3/12 đơn vị hành chính (xã) của huyện để thực hiện nghiên cứu với tiêu chuẩn mỗi xã trong huyện có đặc điểm đại diện cho từng vùng. Do yêu cầu về tính đại diện của mẫu ở địa bàn nghiên cứu (9 xã thuộc khu vực nội địa và 3 xã thuộc khu vực biên giới) nên trong 3 xã biên giới sẽ chọn ra 1 xã để đại diện cho khu vực biên giới và trong 9 xã nội địa sẽ chọn ra 2 xã đại diện khu vực nội địa để tiến hành các bước tiếp theo thực hiện khảo sát. Qua tham vấn ý kiến chuyên gia, tác giả chọn xã khảo sát ở khu vực biên giới là xã Hưng Điền, xã khu vực nội địa là xã Vĩnh Đại và Hưng Thạnh.

 Chọn ấp mẫu trong xã để khảo sát: Thông qua ý kiến chuyên gia, t rong 3 xã được chọn đại diện lấy mẫu ở trên sẽ chọn mỗi xã 2 ấp mẫu để tiến hành khảo sát các hộ trong ấp mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.

 Chọn hộ mẫu trong ấp để khảo sát: Do số lượng cỡ mẫu cần khảo sát ít nhất là 300 quan sát (hộ). Nên mỗi ấp sẽ chọn ra ít nhất 50 hộ mẫu để khảo sát theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống (50 hộ/ấp x 2 ấp/xã x 3 xã = 300 hộ mẫu).

Các bước thực hiện như sau:

- Lập danh sách toàn bộ hộ trong từng ấp mẫu đã chọn. Khoảng cách chọn mẫu K = Tổng số hộ của ấp chia cho số mẫu (50).

Ví dụ: Tổng số hộ của ấp mẫu là 200 hộ thì k = 200/50 = 4. Kết quả số ngẫu nhiên sẽ là 4. Khi đó sẽ lấy được mẫu điều tra ngẫu nhiên các hộ có số thứ tự là 4, 8,

12, 16,... (cách tính: số sau bằng số trước cộng thêm k = 4) và lấy cho đến khi đủ 50 hộ trong 1 ấp.

- Chi tiết chọn mẫu khảo sát xem ở bảng 3.3 và phụ lục 4.

Bảng 3.2: Tổng hợp điều tra chọn mẫu phân bố trên từng ấp, xã

Xã mẫu Ấp mẫu Tổng số hộ trong ấp Số hộ mẫu cần thu thập(n) Khoảng cách mẫu (k) Số thứ tự hộ mẫu chọn ngẫu nhiên trong ấp Vĩnh Đại Vĩnh Ân 254 50 5 5, 10, 15, 20, ... Vĩnh Bửu 172 50 3 3, 6, 9, 12, ... Hưng Thạnh Gò Gòn 292 50 5 5, 10, 15, 20, ... Hưng Trung 126 50 2 2, 4, 6, 8, … Hưng Điền Cây Me 458 50 9 9, 18, 27, 36, … Ba Gò 202 50 4 4, 8, 12, 16, … Tổng 300 300

Một phần của tài liệu tác động của thay đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến thay đổi thu nhập (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)