Các nghiên cứu trước có liên quan

Một phần của tài liệu tác động của thay đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến thay đổi thu nhập (Trang 36)

Nghiên cứu của Xianfan (1994)

Xianfan (1994) sau khi nghiên cứu chuyển dịch lực lượng lao động nông thôn của phụ nữ nông thôn Trung Quốc. Qua điều tra, khảo sát về lực lượng lao động nông thôn tác giả thấy rằng có tới gần 130 triệu lao động trên 450 triệu lao động nông nghiệp đã chuyển vào các hoạt động phi nông nghiệp từ năm 1978 đến năm 1991. Với phân tích định lượng bằng mô hình hồi quy logistic về các yếu tố tác động đến sự dịch chuyển này, các biến được đưa vào mô hình để phân tích gồ m có tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, tay nghề, tiền công nông nghiệp, tiền công phi nông nghiệp và vùng sinh sống. Kết quả phấn tích tác giả đã thấy rằng có sự khác biệt về giới tính trong chuyển dịch nghề nghiệp như: đối với lao động nữ thì tiền công lao động trong khu vực nông nghiệp cao hơn công việc phi nông nghiệp nên có tác động thúc đẩy họ ở lại làm việc nông nghiệp; còn đối với nam thì tiền công trong những công việc giản đơn phi nông nghiệp cao hơn các công việc nông nghiệp nên thúc đẩy lao động nam tìm việc làm phi nông nghiệp. Cũng theo tác giả, khuynh hướng thay đổi nghề nghiệp được chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các nghề kỹ thuật khác. Điều này phản ánh sự xuất hiện của một ngành công nghiệp nông thôn, nơi lao động có thể chuyển khỏi công việc đồng ruộng vào nhà máy nhưng không chuyển nơi ở, không vào thành thị.

Nghiên cứu của Lê Văn Phùng và cộng sự (1999)

Lê Văn Phùng và cộng sự (1999) nghiên cứu về thay đổi nghề nghiệp trong khu vực nông thôn. Để giải thích có hay không sự thay đổi nghề nghiệp trong khu vực nông thôn các tác giả đã sử dụng số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 1994 mẫu bao gồm 3.840 hộ nông thôn, với 19.094 thành viên trong đó có 10.772 người trong tuổi lao động để tiến hành phân tích định lượng bằng mô hình hồi qu y logistic với biến phụ thuộc có giá trị bằng 1 nếu lao động có thay đổi nghề chính trong vòng năm qua và giá trị bằng 0 nếu ngược lại . Các biến độc lập đưa vào mô hình là: tuổi, giới tính, giáo dục, chuyên môn kỹ thuật, nghề trước đó, vùng định cư. Kết quả nghiên cứu cho thấy có khuynh hướng chuyển nghề ra khỏi nông nghiệp vào công nghiệp, thương mại và các dịch vụ khác, đây là xu hướng mong đợi và phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chưa giải thích một cách chắc chắn việc thay

đổi nghề chủ yếu là do các cơ hội việc làm tăng lên (tác động kéo) hay do một thực tế là các nghề hiện tại thường được trả lương thấp và không ổn định (tác động đẩy) gây ra.

Nghiên cứu của Shrestha và Eiumnoh (2000)

Shrestha và Eiumnoh (2000) nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến thu nhập của nông hộ tại Thái Lan. Với cỡ mẫu là 192 hộ gia đình nông thôn, kết quả hồi quy đa biến cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến tổng thu nhập của nông hộ bao gồm nguồn thu từ nông nghiệp, phi nông nghiệp, trình độ học vấn, diện tích đất sản xuất và số thành viên trong độ tuổi lao động.

Nghiên cứu của Chu Tiến Quang (2001)

Chu Tiến Quang (2001) nghiên cứu về việc làm ở nông thôn thực trạng và giải pháp đã phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến việc làm trong xã hội đó là: điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dân số và nguồn lao động và chính sách lao động việc làm trong xã hội. Sử dụng phương pháp hồi quy đa biến, nghiên cứu đã đi đến kết luận là điều kiện tự nhiên (đất đai và tài nguyên thiên nhiên) càng phong phú thì việc làm trong nông nghiệp nông thôn càng nhiều, tuy nhiên sự giới hạn của diện tích đất đai và tài nguyên là lý do không thể tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật là các yếu tố gián tiếp góp phần tạo việc làm và nâng cao hiệu quả việc làm. Dân số và nguồn lao động có mối quan hệ tương hỗ với việc làm, sự gia tăng số lượng lao động với qui mô lớn hơn tốc độ gia tăng số việc làm sẽ là yếu tố trực tiếp tác động lên khả năng giải quyết việc làm cho người lao động. Chính sách lao động việc làm trong xã hội càng tốt thì sẽ tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhậpcho lao động.

Nghiên cứu của Lê Xuân Bá và cộng sự (2006)

Lê Xuân Bá và cộng sự (2006) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam. Qua phân tích định tính và định lượng bằng phương pháp hồi quy đa biến (Probit) nhằm tìm hiểu các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch lao động nông thôn trong giai đoạn 1993 – 1997 và 2001 – 2004. Nghiên cứu đi đến kết luận là trong thực tế có nhiều yếu tố khác nhau giải thích sự thay đổi việc làm của lao động nông thôn như: trình độ giáo dục và đào tạo, giới tính, tuổi của người lao động, qui mô đất nông nghiệp, tỷ lệ đất sổ đỏ, thu nhập nông

nghiệp, hạ tầng, công nghiệp hóa nông thôn... có tác động lớn đến chuyển dịch lao động, việc làm nông thôn.

Nghiên cứu của Võ Thanh Dũng (2007)

Võ Thanh Dũng (2007) nghiên cứu về thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại Thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô Môn. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng với mô hình hồi quy (Probit) để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch lao động của quận Ô Môn giai đoạn 2000 – 2005. Qua nghiên cứu cho thấy sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn do chất lượng lao động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch kinh tế; tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động không tương xứng với tốc độ chuyển dịch giá trị sản xuất; bản thân lực lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng được đò hỏi về lao động phi nông nghiệp của các ngành; các yếu tố về trình độ giáo dục, giới tính, tuổi lao động, yếu tố đất đai, mức độ công nghiệp hóa, đô thị hóa tác động lớn đến quá trình chuyển dịch lao động và thu nhập vùng nghiên cứu.

Nghiên cứu của Đặng Kim Sơn (2009)

Đặng Kim Sơn (2009) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến dịch chuyển lao động nông thôn. Dựa vào số liệu điều tra hộ gia đình nông thôn giai đoạn từ năm 2006 đến 2008, tác giả sử dụng hàm Probit để phân tích lao động tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp có tất cả 2081 quan sát được sử dụng cho mô hình hồi qui. Mô hình có biến phụ thuộc có giá trị 0 nếu hộ gia đình không dịch chuyển lao động ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp và ngược lại là 1. Các biến giải thích đưa vào mô hình gồm: giới tính, dân tộc, trình độ chuyên môn, ngôn ngữ chính, đất nông nghiệp bình quân, qui mô hộ, thu nhập bình quân đầu người, vùng cư trú, giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân và tốc độ tăng chi ngân sách của tỉnh. Kết quả nghiên cứu, tác giả đã giải thích được mô hình có ý nghĩa thống kê, hầu hết các biến đưa vào mô hình đều có ý nghĩa thống kê, chỉ có biến dân tộc, biến giá trị sản xuất công nghiệp bình quân của tỉnh và tốc độ tăng chi ngân sách của tỉnh là không có ý nghĩa thống kê. Từ đó cho thấy xu thế chuyển lao động ra khỏi nông nghiệp và nông thôn hiện nay là xu thế tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.

Nghiên cứu của Aikaeli (2010)

Aikaeli (2010) nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến thu nhập nông thôn ở Tanzania. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến với cỡ

mẫu hợp lệ là 1.610 hộ gia đình nông thôn cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ, quy mô hộ gia đình, diện tích đất sản xuất là các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của các hộ gia đình nông thôn. Ngoài ra nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các hộ có chủ hộ là nữ giới thì có thu nhập thấp hơn so với thu nhập của các hộ có chủ hộ là nam giới.

Nghiên cứu của Huỳnh Thanh Phương (2011)

Huỳnh Thanh Phương (2011) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân làm nghề phi nông nghiệp tại huyện Đức Hòa, Long An. Qua việc nghiên cứu 250 mẫu quan sát và vận dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến để nghiên cứu. Kết quả cho thấy học vấn trung bình của chủ hộ, số người làm việc trong hộ, quy mô hộ gia đình, được vay vốn tín dụng, số năm đi học của chủ hộ có ảnh hưởng đến thu nhập của người dân làm nghề phi nông nghiệp.

Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011)

Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011) với nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Số liệu của nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp 182 hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là thống kê mô tả và hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy mức sống của người dân khu vực nông thôn ngày càng được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hộ gia đình có mức thu nhập khá thấp. Nguồn thu nhập chính của phần lớn hộ gia đình phụ thuộc vào nghề nông, vì thế mức thu nhập tương đối thấp và bấp bênh. Kết quả cũng cho thấy rằng số nhân khẩu của hộ, kinh nghiệm làm việc của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ và số hoạt động tạo ra thu nhập có ảnh hưởng đến thu nhập bình quân/người của hộ gia đình ở khu vực nông thôn.

Nghiên cứu của Dương Ngọc Thành và Nguyễn Minh Hiếu (2013)

Dương Ngọc Thành và Nguyễn Minh Hiếu (2013) nghiên cứu về thực trạng lao động và việc làm nông thôn Việt Nam dựa trên nguồn số liệu thứ cấp, niên giám thống kê năm 2013 của Tổng cục Thống kê và với phương pháp phân tích số liệu tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phương pháp so sánh và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và việc làm của lao động, phân tích các vấn đề kinh tế xã hội và các vấn đề khác có liên quan nhằm đáp ứng mục đích nghiên cứu đã đề ra. Qua đó, tác giả đã

chỉ ra năm nhân tố ảnh hưởng đến lao động việc làm bao gồm: dân số và cơ cấu dân số, tiến bộ khoa học kỹ thuật, nguồn tài nguyên thiên nhiên, đào tạo nghề, chính sách giải quyết việc làm.

Nghiên cứu của Trương Châu (2013)

Trương Châu (2013) nghiên cứu thu nhập của hộ ở các xã biên giới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Các biến độc lập đưa vào đánh giá tác động đến thu nhập của hộ (biến phụ thuộc) bao gồm: nghề nghiệp của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, thành phần dân tộc, qui mô hộ, tỷ lệ người phụ thuộc, qui mô diện tích đất, số hoạt động tạo ra thu nhập và vay vốn. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (Prob.< 0,01) gồm các biến: Nghề nghiệp, kinh nghiệm, trình độ học vấn, quy mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc và biến vay vốn. Có 2 biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (Prob.< 0,05) gồm các biến: Quy mô diện tích đất và số hoạt động tạo thu nhập. Biến giới tính và biến thành phần dân tộc có Prob. >0,1 nên không có ý nghĩa thống kê. Mô hình có R2 điều chỉnh (Adjusted R square) là 0,644. Như vậy 64,4% thu nhập của hộ gia đình nông thôn tại các xã biên giới trên địa bàn tỉnh Tây Ninhđược giải thích bởi các biến độc lập.

Nghiên cứu của Phạm Tấn Hòa (2014)

Phạm Tấn Hòa (2014) phân tích thu nhập của hộ gia đình khu vực Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An với kết quả điều tra, phân tích trong 360 quan sát cho thấy có 14 biến độc lập có tác động, ảnh hưởng đến biến phụ thuộc thu nhập hộ gia đình gồm: khu vực sinh sống của gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ, thành phần dân tộc của chủ hộ, số lao động tạo thu nhập trong hộ, tuổi của chủ hộ, chủ hộ có việc làm tạo thu nhập, kinh nghiệm làm việc của chủ hộ, hộ có vay vốn, diện tích đất sản xuất, hộ có máy móc thiết bị sản xuất, hộ có tài sản khác, tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp, tỷ trọng thu nhập từ công nghiệp, tỷ trọng thu nhập về dịch vụ. Mức độ giải thích của các biến độc lập trong mô hình là khá cao. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị thiết thực nhằm nâng cao thu nhập của hộ gia đình ở địa bàn nghiên cứu.

Như vậy, có nhiều nghiên cứu trước đề cập đến các yếu tố tác động đến thay đổi việc làm và thu nhập của lao động nông thôn. Tuy nhiên mỗi nghiên cứu thực hiện ở những địa điểm, thời gian khác nhau và còn tùy thuộc vào đặc thù của từng địa

phương, từng thời điểm nên các tác giả sử dụng các biến số khác nhau trong mô hình nghiên cứu của mình. Có thể tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu mà các tác giả đã sử dụng như sau:

Bảng 2.1:Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan

Yếu tố Tác giả

Tuổi của chủ hộ

Xianfan (1994); Lê Văn Phùng và cộng sự (1999); Shrestha và Eiumnoh (2000); Lê Xuân Bá và cộng sự (2006); Võ Thanh Dũng (2007); Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011);Trương Châu (2013); Phạm Tấn Hòa (2014).

Giới tính chủ hộ

Xianfan (1994); Lê Văn Phùng và cộng sự (1999); Lê Xuân Bá và cộng sự (2006); Võ Thanh Dũng (2007); Đặng Kim Sơn (2009); Trương Châu (2013); Phạm Tấn Hòa (2014).

Trình độ học vấn của chủ hộ

Lê Văn Phùng và cộng sự (1999); Shrestha và Eiumnoh (2000); Lê Xuân Bá và cộng sự (2006); Võ Thanh Dũng (2007); Aikaeli (2010); Huỳnh Thanh Phương (2011); Trương Châu (2013); Phạm Tấn Hòa (2014).

Nghề nghiệp chính của chủ hộ

Shrestha và Eiumnoh (2000); Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011); Huỳnh Thanh Phương (2011); Trương Châu (2013); Phạm Tấn Hòa (2014).

Qui mô của hộ HuTấn Hòa (2014).ỳnh Thanh Phương (2011); Trương Châu (2013); Phạm

Số người phụ thuộc trong hộ Shrestha và Eiumnoh (2000); Trương Châu (2013); Tấn Hòa (2014). Phạm

Số hoạt động tạo thu nhập trong hộ

Shrestha và Eiumnoh (2000), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011); Phạm Tấn Hòa (2014).

Vùng định cư của hộ Xianfan (1994); Lê Văn Phùng và cộng sự (1999); Đặng Kim Sơn (2009); Phạm Tấn Hòa (2014).

Vốn, tài sản, qui mô đất nông nghiệp hay diện tích đất của hộ

Chu Tiến Quang (2001); Lê Xuân Bá và cộng sự (2006); Võ Thanh Dũng (2007); Đặng Kim Sơn (2009); Aikaeli (2010); Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011); Trương Châu (2013); Dương Ngọc Thành và Nguyễn Minh Hiếu (2013); Phạm Tấn Hòa (2014).

Thu nhập nông nghiệp, thu nhập phi nông nghiệp của hộ

Xianfan (1994); Lê Xuân Bá và cộng sự (2006); Phạm T ấn Hòa (2014).

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Chu Tiến Quang (2001); Lê Xuân Bá và cộng sự (2006); Trương Châu (2013); Phạm Tấn Hòa (2014).

Chính sách việc làm, đào tạo nghề của địa phương

Chu Tiến Quang (2001); Dương Ngọc Thành và Nguyễn Minh Hiếu (2013).

2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

Theo UBND tỉnh Long An ( 2012), huyện Tân Hưng thuộc vùng I trong phân vùng phát triển kinh tế của tỉnh Long An (gồm các huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh và thị xã Kiến Tường) với địnhhướng phát triển kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, trong đó sản xuất lúa hàng hóa đóng vai trò chủ đạo. Theo UBND huyện Tân Hưng (2013), tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện tuy còn nhiều khó khăn nhưng có bước phát triển đáng kể, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 39 triệu đồng/năm gần bằng với mức thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh, tốc độ gia tăng GDP bình quân hàng năm của huyện đạt trên 5%, đời sống người dân được cải thiện đáng kể, hầu hết các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục đều phát triển đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Về tăng trưởng kinh tế

Bảng 2.2: Tổng hợp giá trị tăng thêm huyện Tân Hưng giai đoạn 2000 - 2010

NGÀNH KINH TẾ Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Tăng BQ

(%) 2001-2005

Tăng BQ

Một phần của tài liệu tác động của thay đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến thay đổi thu nhập (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)