Định hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh của công ty TNHH Cơ khí Cao su K

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí cao su k90 (Trang 112 - 119)

c, Hiệu quả của công ty Lantech sau khi áp dụng hệ thống sản xuất Toyota

4.3Định hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh của công ty TNHH Cơ khí Cao su K

ty TNHH Cơ khí Cao su K90

4.3.1 Định hướng phát trin và mc tiêu ca doanh nghip

Định hướng phát triển của doanh nghiệp

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm và xu hướng tiêu thụ sản phẩm tăng trong giai đoạn 2014- 2020 công ty đề ra chiến lược tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lên gấp hai lần so với hiện tại từ năm 2017- 2018 do đó doanh nghiệp cần xây dựng phương án kinh doanh hợp lý đểđạt được mục tiêu.

-Đối với vốn

Doanh nghiệp cần vốn đểđầu tưđổi mới, nâng cấp một số trang thiết bị phục vụ cho sản xuất vì một số tài sản cố định của doanh nghiệp đã hết khấu hao, doanh nghiệp không có đủ lượng vốn lớn để thay đổi toàn bộ công nghệ sản xuất nên doanh nghiệp lựa chọn mua sắm từng phần và không ngừng cải tiến sản xuất để

nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, do đó lượng vốn khoảng 9.750,673 triệu

đồng để cải tạo và nâng cấp máy cắt, lò và trang thiết bịđể nung sản phẩm.

Vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh được ước tính dựa trên sản lượng sản xuất hàng năm và phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp.

Đối với lao động

Doanh nghiệp cần sử dụng lượng lao động gấp hai lần hiện tại tương đương khoảng 450 lao động để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường vào năm 2017-2018, do đó trong giai đoạn 2015-2017 doanh nghiệp phải tuyển dụng và

đào tạo đủ lượng lao động để hoạt động bình thường vào năm 2017-2018. Do đó doanh nghiệp cần xác định nhân lực để tuyển dụng và đào tạo lao động trong giai

đoạn từ năm 2015-2017.

Doanh nghiệp cần cải tiến sản xuất để nâng cao năng suất lao động, phân tích công việc, xác định thời gian làm việc của từng công đoạn để phân công lao động hợp lý.

Đối với hệ thống phân phối

Mở rộng và phát triển hệ thống phân phối nhằm đáp ứng được nhu cầu sản xuất, đặc biệt mở rộng nhiều đại lý bán lẻ sản phẩm của công ty để nâng cao khả

Nâng cao chất lương phục vụ khách hàng của đại lý và của công ty Xác định mức chiết khấu hợp lý để phát triển hệ thống phân phối

Mục tiêu của doanh nghiệp

Trên cơ sở đánh giá tình hình hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm 2011, 2012, 2013, những nhân tố ảnh hưởng, chiến lược phát triển của công ty đểđưa ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Công ty đặt mục tiêu giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi hỏng tử 5% xuống còn 3% và giảm tổng chi phí 3% .

Đối với mục tiêu giảm tỷ lệ lỗi hỏng thì công ty đề ra biện pháp kiểm soát chặt chất lượng nguyên vật liệu đầu vào; sử dụng lao động đã qua đào tạo tại công ty về

sản xuất và an toàn để sản xuất; nâng cao tay nghề cho người lao động; cải tiến sản xuất để phù hợp với người lao động hơn.

Đối với mục tiêu cắt giảm tổng chi phí 3% thì công ty áp dụng nhiều biện pháp như: nâng cao chất lượng kiểm soát ở tất các khâu từ khâu cung ứng – sản xuất- đến tiêu thụ; lựa chọn các kênh cung ứng hợp lý và các nhà cung ứng đạt yêu cầu sản xuất về chất lượng, giá cả; kiểm soát chi phí sản xuất như sử dụng định mức chi phí, kiểm soát định mức chi phí, nâng cao khả năng lập kế hoạch chi phí; nâng cao khả

năng cung ứng sản phẩm và chất lượng dịch vụ cung ứng.

Nâng cao năng suất của người lao động như phân công lại công việc cho hợp lý, hạn chế thời gian nhàn dỗi của công nhân, luân chuyển người lao động làm việc khác khi không đáp ứng được nhu cầu công việc, nâng cao trách nhiệm cho người lao động với công việc của họ nhằm nâng cao năng suất lao động.

4.3.2 Bin pháp nâng cao hiu qu sn xut kinh doanh

4.3.2.1 Biện pháp về chi phí

Nâng cao năng lực quản lý chi phí cho cán bộ nhân viên trực tiếp tham gia vào chu trình này. Nâng cao khả năng lập kế hoạch về chi phí để có các phương án chi phí hợp lý. Tăng cường kiểm tra giám sát việc lập kế hoạch chi phí, chi tiêu và quản lý chi tiêu trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phân tích lại định mức chi phí để có định mức chi phí phù hợp với thực tế tránh lãng phí và kiểm soát chặt chẽ việc lập chi phí và thực hiện chi phí.

Đối với chi phí sản xuất thì phòng sản xuất của doanh nghiệp phân tích từng công

đoạn để lập định mức chi phí cho từng công đoạn và chi phí tổng thể cho sản xuất. Doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ sản phẩm lỗi hỏng, phân tích nguyên nhân rồi tìm biện pháp khắc phục và phổ biến đến người lao động để hạn chế và giảm thiểu các lỗi sai trong quá trình sản xuất, gắn trách nhiệm của người lao động với công việc của mình để giảm thiểu lỗi; xây dựng chính sách chất lượng ở mọi công đoạn của quá trình sản xuất nhắm nâng cao chất lượng sản phẩm giảm thiểu sai xót trong quá trình sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Áp dụng 5S để sắp xếp công cụ dụng cụ hợp lý; sàng lọc để phân loại công cụ cần thiết và không cần thiết rồi lựa chọn công cụ cần thiết phục vụ sản xuất nhằm làm giảm không gian sản xuất; sẵn sàng quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

Doanh nghiệp tính toán để lượng tồn kho là tối thiểu đủ cung cấp cho sản xuất nhằm hạn chế lượng tồn kho trong sản xuất và chủđộng đặt hàng để có lượng hàng cung cấp kịp thời cho sản xuất ổn định.

Công ty tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người lao động nhằm thực hiện chính sách tiết kiệm với công ty. Ngoài ra công ty quy định rõ những trường hợp không thực hiện tiết kiệm, sử dụng nguyên vật liệu lãng phí sẽ bị gọi lên để phân tích để hiểu rõ và làm theo mục tiêu của công ty. Công ty có quy chế thưởng phạt rõ ràng trong việc thực hiện tiết kiệm.

Công ty khuyến khích các nhân viên học hỏi và sáng tạo để sản xuất đạt hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Trước tiên là phải làm tốt công việc của mình và thực hành tiết kiệm ngay tại công đoạn của mình và có các sáng kiến giúp công đoạn của mình làm đạt hiệu quả hơn.

4.3.2.2 Biện pháp về vốn trong doanh nghiệp

Biện pháp làm tăng doanh thu

Nâng cao số lượng sản phẩm sản xuất ra như cải tiến sản xuất để mọi người làm việc hiệu quả hơn, phát huy tính sáng tạo của mọi công nhân viên để họ thực sự

tham gia vào quá trình sáng tạo của công ty nhằm mang lại cho họ điều kiện làm việc tốt hơn, thuận lợi hơn.

Nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường phải thực hiện đồng bộ từ khâu nguyên vật liệu đầu vào với chất lượng tốt; trong sản xuất phải chú trọng đến chất lượng sản xuất sản phẩm; trong cung ứng phải đặt mục tiêu lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Chỉ có như vậy thì doanh nghiệp mới thuyết phục được khách hàng lựa chọn sản phẩm của công ty.

Phân tích chi phí để tìm biện pháp cắt giảm chi phí, thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí, kiểm soát chặt tình hình sử dụng chi phí và nâng cao năng suất lao

động nhằm hạ giá thành sản phẩm.

Tìm nguồn cung cấp hàng hóa đa dạng, đối với công ty K90 thì mỗi loại nguyên vật liệu công ty thường tìm 3 đến 4 nhà cung cấp để lựa chọn những nhà cung cấp có giá thành rẻ, chất lượng tốt, điều kiện cung ứng phù hợp với doanh nghiệp.

Công ty K90 còn liên kết với các công ty vận tải để cung cấp hàng cho đại lý nhằm làm giảm chi phí vận chuyển.

Biện pháp tiết kiệm VLĐ sử dụng trong năm

Đối với VLĐ trong khâu dự trữ: Kiểm soát chặt chẽ hàng kho và thiết lập mức tồn kho an toàn đủ để sản xuất nhưng không để hàng tồn kho quá nhiều làm

đọng vốn cho doanh nghiệp và xây dựng kế hoạch cung ứng kịp thời.

Đối với VLĐ trong khâu sản xuất

Công ty lập định mức tiêu dùng vật tư cho mỗi công đoạn từ đó sẽ phát hiện ra công đoạn nào tiêu dùng vật tư cao thì phòng kỹ thuật của công ty sẽ đến để kiểm tra, phân tích chi phí tìm biện pháp khắc phục để sử dụng nguyên vật liệu được hiệu quả. đồng thời cải tiến sản xuất để sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm và xây dựng

định mức tiêu thụ nguyên vật liệu hợp lý.

Đối với các sản phẩm lỗi, hỏng thì công ty thực hiện phân tích tìm nguyên nhân phát sinh ra lỗi để có phương án xử lý khắc phục. trong các sản phẩm lỗi, hỏng của công ty phần lớn là do các bạn công nhân mới vào làm gây ra lỗi, để khắc phục tình trạng này công ty quyết định thêm thời gian đào tạo cho các bạn công nhân mới từ 2

tuần lên 3 tuần và được giám sát chặt chẽ bởi nhân viên công ty trực tiếp quản lý ở

bộ phận đó. Đồng thời nâng cao tay nghề cho người lao động nhằm giảm tình trạng sản xuất hàng lỗi, hỏng, kém chất lượng.

Thực hiện cải tiến sản xuất để rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, tổ chức sản xuất hợp lý giữa các công đoạn.

Đưa công nghệ kỹ thuật hiện đại vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động.

Đối với VLĐ trong khâu lưu thông

Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường tiêu thụ và khả năng sản xuất của doanh nghiệp để xác định nhu cầu vốn thành phẩm dự trữ. Công ty luôn thực hiện việc lập kế hoạch để chủ động cung ứng hàng hóa kịp thời, xác định được mức tồn trữ hợp lý để phục vụ nhu cầu khách hàng tốt hơn.

Đối với các khoản phải thu phải thường xuyên theo dõi, cập nhật và báo cáo lên cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời. xây dựng chính sách bán chịu hợp lý dựa trên từng khách hàng và theo chính sách của công ty.

b, Đối với vốn cố định

Phải bảo toàn vốn cốđịnh tức là làm cho tài sản cốđịnh vẫn giữđược giá trị. Vì vậy doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ tài sản cố định và khấu hao tài sản để bảo toàn vốn cốđịnh.

Thường xuyên bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ tài sản cố định nhằm nâng cao năng lực hoạt động của tài sản và giảm chi phí sủa chữa lớn. Đối với công ty thì mỗi người đứng máy mà đang trực tiếp sử dụng TSCĐ thì phải kiểm tra vào đầu ca sản xuất để báo cáo kịp thời về tình trạng tài sản cốđịnh mà mình đang sử dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng tối đa tài sản cốđịnh trong doanh nghiệp vào sản xuất để nâng cao năng suất, hiệu quả sử dụng của tài sản cốđịnh như giảm thời gian ngừng máy.

Doanh nghiệp thường xuyên kiểm kê định kỳ TSCĐđể lắm được tình hình biến

4.3.2.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động

Phân công lao động hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Công ty

đã tính toán và sắp xếp công việc theo công đoạn để nâng cao hiệu quả sử dụng lao

động và sẽ nhận thấy rõ công đoạn nào làm việc không hiệu quả sẽ có biện pháp thúc đẩy công nhân hoặc luân chuyển công việc cho công nhân đó.

Phân tích công việc để xác định được lượng lao động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khi xác định và có được lượng lao động đủ để hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ thúc đẩy nâng cao năng suất lao động và chuyên môn hóa sản xuất do đó sẽ làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sử

dụng lao động.

Đào tạo lao động để nâng cao tay nghề vì khi tay nghề của người lao động

được nâng cao thì mới nâng cao năng suất lao động, khi người lao động thực sự

hiểu rõ công việc thì sẽ đưa ra những sáng kiến, cải tiến sản xuất phù hợp để áp dụng vào sản xuất làm nâng cao năng suất, cải tiến sản xuất để công việc phù hợp với người lao động.

Khuyến khích nhân viên làm việc với phương trâm tiết kiệm để phát triển, phân tích cho công nhân viên hiểu lợi ích của tiết kiệm để mọi người cùng thực hiện. Lợi ích của tiết kiệm không chỉ mang lại lợi ích cho công ty mà cho chính những người thực hiện cũng được hưởng như doanh nghiệp có điều kiện để trả lương và thưởng cho công nhân cao hơn, có tài chính để nâng cao điều kiện làm việc.

Hàng năm công ty thực hiện chính sách tăng lương, thưởng định kỳ theo điều kiện tài chính của doanh nghiệp để nâng cao thu nhập cho người lao động.

Khen thưởng và kỷ luật rõ ràng để mỗi cán bộ công nhân viên phải có trách nhiệm với công việc của mình, đánh giá nhân viên qua việc thực hiện công việc và hoàn thành công việc.

Doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc an toàn, thân thiện với khẩu hiệu ‘sản xuất phải đảm bảo an toàn, không an toàn thì không sản xuất’. nhằm làm giảm tai nạn lao động, nâng cao ý thức của mọi người trong việc bảo đảm an toàn sản xuất.

Tất cả các nhân viên trong các bộ phận phải giúp đỡ nhau vì mục tiêu chung của công ty để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

4.3.2.4 Biện pháp nâng cao hiệu quả kênh phân phối

Đối với hệ thống phân phối

Doanh nghiệp nên phát triển hệ thống phân phối thông qua đại lý vì đây là chi phí rẻ nhất để mở rộng thị trường.Phát triển hệ thống cung ứng mở rộng đại lý phân phối nhằm nâng cao khả năng phục vụ khách hàng. Vì ưu thế của đại lý là có thể

phát triển nhanh mà việc tiếp cận khách hàng và phục vụ khách hàng được tốt. Công ty luôn cung cấp hàng ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp và vận chuyển hàng.

Công ty đào tạo và xây dựng hệ thống đại lý có cách quản lý tốt, đơn giản nhưng hiệu quả như mở các cuộc tập huấn dành cho các đại lý để có phương thức tiếp cận khách hàng hiệu quả, nâng cao năng lực của bán hàng của hệ thống đại lý.

Ngoài các đại lý thì công ty phát triển thêm các khách hàng như các công ty khai thác cát để nâng cao doanh số và mở rộng thị trường.

Chính sách đãi ngộ cho các đại lý sẽ quyết định các đại lý đứng về nhà cung cấp nào. Vì vậy công ty luôn có nhiều chính sách để phát triển hệ thống phân phối của mình như: chiết khấu, giảm giá khi các đại lý mua hàng thanh toán ngay, thưởng theo doanh số, thưởng tháng, thưởng năm.

Đối với cán bộ phát triển thị trường

Không ngừng mở rộng và tìm kiếm thị trường đặc biệt là các thị trường mới. Lập kế hoạch phát triển thị trường theo tháng và theo qúy để xây dựng kế hoạch cung cấp hàng hợp lý từđó doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất hợp lý.

Phân tích thị trường để xác định lượng đại lý tại khu vực đó hợp lý.

Đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ phát triển thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp, phương thức phục vụ khách hàng để khách hàng lựa chọn sản phẩm của công ty để phân phối và tiêu dùng.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí cao su k90 (Trang 112 - 119)