Quy trình sản xuất của công ty

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí cao su k90 (Trang 50 - 58)

c, Hiệu quả của công ty Lantech sau khi áp dụng hệ thống sản xuất Toyota

3.1.3 Quy trình sản xuất của công ty

Doanh nghiệp xây dựng quy trình sản xuất là để thực hiện chuyên môn hóa sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của từng cán bộ công nhân viên trong công ty. Khi phân công sắp xếp công việc rõ ràng thì người lao động không ỷ lại và kết quả sản xuất được thể hiện thông qua sản lượng sản xuất ra nhiều hơn và có thể so sánh với trước khi cải tiến sản xuất do đó mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn.

Thông qua quy trình sản xuất có biết được công đoạn nào đang ùn hàng, từ đó phân tích công đoạn đó để tìm biện pháp xử lý, luân chuyển nhân viên để làm việc hiệu quả hơn, thông qua đó có thể đánh giá được năng lực làm việc của nhân viên để có chính sách thưởng phù hợp vào cuối năm để khuyến khích nhân viên làm việc tích cực hơn.

Thông qua quy trình sản xuất có thể tính toán và phân công lao động hợp lý, doanh nghiệp có thể tính toán, ước lượng công việc để xác định lượng lao động làm việc ở công đoạn đó dễ dàng dựa vào lượng sản xuất và năng suất lao động của máy móc để hạn chế thời gian nhàn dỗi của nhân viên góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông qua quy trình sản xuất thì doanh nghiêp có thể kiểm soát được chi phí sản xuất, kiểm soát được bộ phận công đoạn nào hay xảy ra lỗi và làm hỏng sản phẩm, từ đó phân tích nguyên nhân và tìm các phương án khắc phục và xử lý sản phẩm lỗi hỏng đồng thời đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế sản phẩm lỗi trong các lần sản xuất tiếp theo.

Mẫu không đạt yêu cầu

Mẫu đạt yêu cầu

Sơ đồ 3.2 Tóm tắt về quy trình sản xuất ống nước

Kiểm tra sản phẩm Nhập kho sản phẩm Đúng yêu cầu kỹ Lấy mẫu kiểm tra hỗn hợp nguyên vật liệu Sấy khô hỗn hợp nguyên vật liệu

Nung sản phẩm Cho nguyên vật liệu vào khuôn sản xuất Trộn hỗn hợp nguyên vật liệu theo tỷ lệ từng loại Ép dẻo và cán nguyên vật liệu Sản phẩm không đạt sẽ bị hủy

Trước tiên doanh nghiệp kiểm tra nguyên vật liệu trước khi cho vào sản xuất xem đã đạt yêu cầu chưa để hạn chế các sản phẩm kém chất lượng sản xuất ra, sau

đó các công nhân ở máy trộn cho nguyên vật liệu theo tỷ lệ sản xuất theo định mức vào máy trộn, sau đó sẽ đến công đoạn ép dẻo và cán nguyên vật liệu thành những lá mỏng rồi cho vào sấy để được nguyên vật liệu dẻo, phòng kỹ thuật sẽ lấy mẫu phân tích, kiểm tra xem có đạt tiêu chuẩn sản xuất không nếu không đạt thì dựa vào phân tích sẽ phối hợp lại các nguyên liệu để quay lại bước đầu tiên, còn nếu nguyên liệu đạt yêu cầu sẽ cho vào quá trình sản xuất và nung sản phẩm.

Sau khi nung sản phẩm xong thì sản phẩm được kiểm tra bởi các nhân viên phòng sản xuất và phòng kỹ thuật, sau đó sẽ phân loại sản phẩm để loại bỏ những sản phẩm kém chất lượng, lỗi và nhập kho những sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt.

3.1.4 Tình hình tài sn và ngun vn ca công ty

Thông qua tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty cho ta biết tình trạng sức khỏe của doanh nghiệp, nếu cơ cấu nợ trên tổng tài sản lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của doanh nghiệp khi các khoản nợđến hạn nhiều; khi hàng tồn kho cao làm ứđọng vốn nhiều sẽ làm giảm khả năng quay vòng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn và làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh; nếu doanh nghiệp để tiền mặt nhiều thì sẽđược hưởng lợi từ các chính sách khuyến mại của nhà cung cấp nhưng lại làm mất cơ hội đầu tưđể nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính mà không phải lúc nào các nhà cung ứng cũng đưa ra các chương trình khuyến mại do đó doanh nghiệp cần tính toán để xác định lượng tồn quỹ hợp lý.

Công ty trong ba năm qua thì với lượng hàng tồn kho lớn, khoản phải thu nhiều, các khoản nợ cao mặc dù vẫn trong tình trạng an toàn nhưng đó là những nguy cơ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, khi lượng vốn bị đọng ở

nhiều khâu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính và sử dụng nguồn vốn, tài sản hiệu quả hơn. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty được thể hiện ở bảng 3.1 và 3.2 dưới đây:

Bảng 3.1 Tình hình tài sản của công ty TNHH Cơ khí Cao su K90 Tài sản

Năm (triệu đồng) Tốc độ tăng (%)

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

A Tài sản ngắn hạn 11.692,0 11.423,0 12.599,0 -2,30 10,29

1. Tiền và các khoản tương đương tiền 820 825 720 0,60 -12.72

2. Các khoản phải thu ngắn hạn 4.674 5.128 6.275 6,67 22,36

3. Hàng tồn kho 4.807 4.612 3.983 -4,05 -13,63

4. Tài sản ngắn hạn khác 1.161 858 1.621 -26,09 88,92

B Tài sản dài hạn 20.153,5 19.688,8 19.802,6 -2,30 0,57

1. Các khoản phải thu dài hạn 127,5 145,8 97,6 14,35 -33,05

2. Tài sản cốđịnh 19.487,0 18.863,0 19.307,0 -3,2 2,35

3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 780,0 680,0 398,0 -12,82 -41,47

Tổng tài sản 32.086,5 31.111,8 32.401,6 -3,03 4,14

Bảng 3.2 Tình hình nguồn vốn của công ty TNHH Cơ khí Cao su K90 Nguồn vốn Năm (triệu đồng) Tốc độ tăng (%) 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 A . Nợ phải trả 13.875 12.527 11.478 -9,71 -8,37 1. Nợ ngắn hạn 8.642 7.987 7.419 -7,57 -7,11 2. Nợ dài hạn 4.233 4.540 4.059 7,27 -10,59 B. Vốn chủ sở hữu 18.211,5 18.544,4 20.914,6 1,83 12,78 1. Vốn chủ sở hữu 17.921,5 17.664,8 20.016,6 -1,43 13,31 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 920 920 920 0,00 0,00 Tổng nguồn vốn 32.086,5 31.111,8 32.401,6 -3,03 4,14

Tình hình tài sản của doanh nghiệp trong ba năm gần đây có sự biến động năm 2012 so với năm 2011 tổng tài sản của doanh nghiệp giảm 3,03% là do tài sản ngắn hạn giảm 2,30%, tài sản dài hạn giảm 2,30% sang năm 2013 so với năm 2012 tổng tài sản tăng 4,14% là do tài sản ngắn hạn tăng 10,29% và tài sản dài hạn tăng 0,57%.

Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2012 so với năm 2011 giảm 3,03% là do nợ của doanh nghiệp giảm 7,57%, nợ dài hạn tăng 7,27% và vốn chủ sở hữu giảm 1,43%. Năm 2013 so với năm 2012 tổng nguồn vốn của doanh nghiệp tăng 4,14% là do vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng 13,31%, nợ ngắn hạn của doanh nghiệp giảm 7,11% và nợ dài hạn của doanh nghiệp giảm 10,59%.

3.1.5 Tình hình lao động ca công ty

Lao động đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ và chất lượng lao động ảnh hưởng đến năng suất lao động, khi trình độ, chất lượng lao động cao và làm việc chăm chỉ sẽ tạo ra năng suất lao động cao và có nhiều cải tiến để nâng cao năng suất lao động, làm cho việc sử dụng lao động chất lượng cao mang lại nhiều hiệu quả hơn cho doanh nghiệp.

Công ty cũng phân chia lao động theo năng suất lao động và theo năng suất của máy móc và để cho lao động tự hoàn thiện công việc của mình dưới sự giám sát trực tiếp của tổ trưởng sản xuất và phải chịu trách nhiệm trước phòng sản xuất về những sai phạm do mình gây ra mà ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Công ty luôn khuyến khích công nhân viên sáng tạo, cải tiến để nâng cao hiệu quả làm việc tại bộ phận, công đoạn của mình nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tối

đa các tài sản của công ty.

Công ty luôn khuyến khích các công nhân viên phát hiện ra lỗi sớm và tìm biện pháp xử lý lỗi sớm để hạn chế các sản phẩm chất lượng kém đưa đến tay người tiêu dùng, chi phí để khắc phục lỗi khi phát sinh sẽ ít tốn kém hơn và khắc phục dễ dàng hơn so với việc phát hiện ra lỗi muộn và chi phí xử lý tốn kém mà lại không hiệu quả.

Ta thấy tình hình lao động của công ty ít biến động là do công ty đã kịp bổ sung lao động khi có lao động viết đơn xin nghỉ việc để nhằm hạn chế sự thiếu hụt lao

động trong sản xuất để hoạt động sản xuất diễn ra bình thường.

Lao động trong công ty chủ yếu là lao động sản xuất nên phần lớn là lao động phổ thông, trình độ lao động thấp nên việc đào tạo để nâng cao năng suất lao động tốn kém chỉ chủ yếu là nâng cao tay nghề do quen với công việc nên hiệu quả làm việc không cao do ít có cải tiến và thường không cải tiến, ngoài ra việc xử lý lỗi chậm mang lại chi phí tốn kém cho doanh nghiệp do làm ra nhiều sản phẩm lỗi, hỏng cho đến khi phát hiện ra mới tìm biện pháp xử lý và khắc phục, do đó chi phí xử lý còn phụ thuộc vào lượng sản phẩm bị hỏng, khi lượng sản phẩm nhiều sẽ tăng chi phí.

Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp chủ yếu là nam vì đây là công việc nặng nhọc nên cần sử dụng lao động có sức khỏe để sản xuất, ngoài ra lao động nam ít chuyển công việc hơn lao động nữ, lao động càng quen việc thì làm việc càng nhanh do đó sẽ nâng cao năng suất lao động do quen việc.

Việc phân công lao động hợp lý tránh để lao động nhàn dỗi cũng là biện pháp sử

dụng lao động hiệu quả, để có bảng phân công lao động thì doanh nghiệp căn cứ

vào sản lượng sản xuất và tiêu thụđể tính toán sản lượng sản xuất, từ đó phân tích công việc để xác định lượng lao động hợp lý có trong từng công đoạn để lao động làm việc ổn định.

Bảng 3.3 Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2011-2013 Lao động Năm (người) So sánh (+/- %) 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 1.Phòng sản xuất 225 227 225 0,89 -5,28 -Lao động phổ thông 205 208 208 1,46 -4,81 -Lao động trung cấp 15 14 12 -6,67 -4,28 -Lao động cao đẳng 3 3 3 0 0 -Lao động đại học 2 2 2 0 0 2.Phòng hành chính- nhân sự 9 9 10 0 11,11 -Lao động trung cấp 3 1 - -66,67 0 -Lao động cao đẳng 4 6 7 0,5 16,67 -Lao động đại học 2 2 3 0 0,5 Tổng lao động 234 236 235 0,85 -0,42

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí cao su k90 (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)