Phân tích thực trạng sử dụng lao động trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí cao su k90 (Trang 105 - 112)

c, Hiệu quả của công ty Lantech sau khi áp dụng hệ thống sản xuất Toyota

4.2.4Phân tích thực trạng sử dụng lao động trong doanh nghiệp

Lao động ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khi trình độ lao động cao sẽ có nhiều cải tiến mang lại năng suất lao động cao và hạ

giá thành sản phẩm, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp cạnh tranh hơn trên thị

trường vì vậy sản phẩm của doanh nghiệp sẽđược khách hàng lựa chọn sử dụng. Trong giai đoạn 2011- 2013 sản lượng sản xuất - tiêu thụ giảm và lực lượng lao động luôn biến động làm giảm năng suất lao động và hiệu quả sử dụng lao động. Sản lượng tiêu thụ và sản xuất giảm nên tác động làm giảm hiệu quả sử dụng lao động của công ty được thể hiện bằng việc công ty không tạo đủ việc làm cho người lao động vì lượng tồn kho lớn và sản lượng tiêu thụ giảm đồng thời thực hiện chính sách của công ty cắt giảm lượng hàng tồn kho nên sản lượng sản xuất giảm nhiều, năm 2013 sản lượng sản xuất giảm so với năm 2011 là 22,75% tương đương giảm 90.144 m ống, do đó năng suất lao động của công ty giảm và làm giảm hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Ngoài ra thì việc phân công lao động chưa hợp lý cũng làm giảm hiệu quả sử

dụng lao động của doanh nghiệp vì có công đoạn người lao động làm việc không hiệu quả do đó làm giảm hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất, do đó nhà quản lý cần có biện pháp để tận dụng nguồn lao đông trong sản xuất và làm giảm thời gian nhàn dỗi của công nhân để mang lại hiệu quả lao động cao cho doanh nghiệp.

Lao động trong công ty luôn biến động do đó ảnh hưởng lớn sản xuất của công ty và tăng chi phí đào tạo, tăng thời gian để người lao động mới quen việc và làm tốt việc do đó làm giảm năng suất lao động đồng thời người lao động mới thường tạo ra nhiều sai xót, do đó làm tăng nguy cơ mất an toàn lao động và tăng nguy cơ gây ra các sản phẩm lỗi, hỏng cho doanh nghiệp.

Đối với lao động cũ trong doanh nghiệp thường có tâm lý ỷ lại không chịu học hỏi

để cải tiến sản xuất, ít sáng tạo và doanh nghiệp phải trả chi phí lao động cao hơn vì theo chếđộ tăng lương hàng năm của công ty nên lao động càng làm việc lâu thì sẽ càng tăng chi phí cho doanh nghiệp, lương hay thu nhập của người lao động phụ thuộc vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trung thành nhưng chưa hẳn mang lại hiệu quả sử dụng lao động cao vì chỉ có đội ngũ lao động sáng tạo mới mang lại hiệu quả thực sự cho doanh nghiệp.

Thu nhập của người lao động cũng ảnh hưởng đến năng suất lao động vì chỉ

khi người lao động có thu nhập cao và ổn định thì sẽ thúc đẩy người lao động làm việc tích cực, chăm chỉ, giúp người lao động yên tâm sản xuất, trung thành với công ty mà không muốn thay đổi công việc khác. Khi thu nhập của người lao động cao sẽ

giúp doanh nghiệp dễ dàng tuyển dụng lao động và lựa chọn được những lao động có tay nghề cao trên thị trường do đó làm tăng năng suất lao động, giảm thời gian

đào tạo ban đầu, người lao động nắm bắt nhanh công việc do đó làm giảm chi phí sử

dụng lao động.

Thu nhập của người lao động trong công ty trong những năm qua tăng mặc dù tình hình sản xuất gặp khó khăn, sản lượng tồn kho lớn nhưng công ty vẫn duy trì ổn định và tăng thu nhập cho người lao động; năm 2011 thu nhập bình quân một lao động là 44,13 triệu, năm 2012 là 44,17 triệu đồng sang năm 2013 là 44,78 triệu đồng.

Công ty luôn xác định lao động là nhân tố quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy công ty luôn giữ ổn định lượng lao động

để duy trì sản xuất hiệu quả, giảm thời gian nhàn dỗi của người lao động, xây dựng quy trình sản xuất nhanh gọn để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Lao động trong doanh nghiệp luôn biến động đặc biệt là lao động phổ thông do tâm lý người lao động mong ước tìm công việc tốt hơn, thu nhập tốt hơn khi nhảy việc, khi các công nhân này nghỉ việc tạo ra các khoảng trống trong sản xuất làm cho việc sắp xếp đểổn định sản xuất gặp khó khăn khi công nhân nghỉ việc nhiều.

Khi công nhân nghỉ việc thì doanh nghiệp phải tuyển công nhân mới sẽ mất chi phí đào tạo, mất thời gian để công nhân theo kịp sản xuất và gây ảnh hưởng đến năng suất lao động của những người xung quanh. Công nhân mới thường gây ra nhiều sản phẩm lỗi hơn so với các công nhân cũ do đó làm tăng chi phí của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến năng suất lao động chung của toàn công ty.

Bên cạnh đó thì lao động nghỉ việc cũng là cơ hội để doanh nghiệp tìm kiếm

được những người lao động giỏi, có tay nghề cao từ các công ty khác và lao động trên thị trường với chi phí thấp hơn vì hàng năm công ty thực hiện chính sách tăng lương nên sẽ tăng chi phí nhiều hơn khi đó là công nhân cũ mà làm việc không hiệu quả.

Để đảm bảo công ty hoạt động ổn định và bình thì Công ty xây dựng quy trình tuyển dụng chuẩn để minh bạch quá trình tuyển dụng, thu hút và sàng lọc được những hồ sơứng viên tốt đáp ứng được yêu cầu của công việc, giảm chi phí đào tạo, giảm thời gian chờđợi của ứng viên.

Quy trình tuyển dụng của công ty được thể hiện thông qua sơđồ 4.1 gồm 6 bước để nhẳm đảm bảo lựa chọn được ứng viên tốt và công ty còn xây dựng bảng mô tả công việc để lựa chọn được những hồ sơ đáp ứng được yêu cầu của công việc, tùy từng vị trí tuyển dụng mà công ty xây dựng bảng mô tả công việc chi tiết cho từng vị trí để làm căn cứ lựa chọn ứng viên phù hợp với yêu cầu của công việc.

Do lao động thường xuyên biến động nên doanh nghiệp xây dựng quy trình tuyển dụng nhằm luôn bổ sung lao động kịp thời và có nguồn hồ sơ dự trữ cần thiết

để lựa chọn nhân viên bổ xung cho sản xuất, vì không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể tìm kiếm được ứng viên dễ dàng nhất là khi doanh nghiệp phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng khu vực về lương, thưởng và các khoản phụ

cấp trợ cấp khác.

Ngoài ra công ty còn xây dựng chương trình đào tạo sau khi đã được tuyển dụng như: đào tạo về luật lao động- quyền và trách nhiệm của người lao động trong luật, hợp đồng lao động, luật bảo hiểm, nội quy làm việc, nội quy chung của công ty,

đào tạo về công việc (tùy từng vị trí mà có chế độ đào tạo khác nhau) đối với công nhân sản xuất thì đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc và phải kèm cặp để hạn chế lỗi phát sinh trong sản xuất. Để xây dựng chương trình đào tạo và tuyển dụng hiệu quả thì công ty căn cứ vào bảng phân công lao động hay cơ cấu lao động trong công ty.

Bên cạnh đó thì cơ cấu lao động trong công ty hay phân công lao động hợp lý cũng là nhân tố thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh do mọi người làm việc đúng với khả năng của mình.

Sơ đồ 4.1 Quy trình tuyển dụng tại công ty

Công ty luôn khuyến khích lao động làm việc, gắn bó với công ty nên công ty thực hiện chế độ thưởng định kỳ năm 3 lần vào dịp tết âm lịch 30/4 và 2/9 nhằm khuyến khích công nhân cố gắng lao động, chếđộ thưởng của công ty sẽ phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty sau khi được ban lãnh đạo công ty chấp thuận. Ngoài ra việc phân chia tiền thưởng còn làm cho người lao động gắn bó với công ty hơn vì người lao động cố gắng làm để đợi được nhận tiền thưởng, cố gắng làm để lấy tiền thưởng tết, cố gắng làm để lấy tiền thưởng 30/4, cố gắng làm để lấy tiền thưởng 2/9, do đó sẽ khuyến khích lao động làm việc lâu hơn với công ty.

Nhận phiếu yêu cầu tuyển dụng đã được duyệt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng kế hoạch tuyển dụng

Đăng thông báo tuyển dụng

Thu thập và thẩm định hồ sơ

Phỏng vấn ứng viên

Bên cạnh đó thì trình độ lao động cũng ảnh hưởng đến năng suất lao động, khi trình độ của lao động cao sẽ nâng cao khả năng tiếp nhận và phân tích thông tin do

đó sẽ xử lý thông tin nhanh và chính xác sẽ mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp, và làm giảm chi phí đào tạo, có nhiều cải tiến sản xuất hiệu quả mang lại giá trị và hiệu quả cho doanh nghiệp.

225205 205 187 6 227 208 1598 225 208 12109 0 50 100 150 200 250 Lao động Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm

Tổng số lao động Lao động phổ thông

Lao động trung cấp Lao động cao đẳng

Lao động đại học

Biểu đồ 4.9 Trình độ lao động của công ty năm 2011-2013

Qua biểu đồ 4.9 ta thấy lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao

động của công ty do công ty là công ty sản xuất kinh doanh sản phẩm ống cao su nên chỉ cần sử dụng lao động phổ thông để sản xuất vì quy trình sản xuất đơn giản, dễ vận hành máy móc và trang thiết bị nên sử dụng ít lao động có trình độ cao vào sản xuất vì làm tăng chi phí lao động và không phù hợp với công việc, do đó ít có cải tiến sản xuất để mang lại giá trị cao hơn cho doanh nghiệp.

4.2.5 Phân tích thun li và khó khăn ca công ty

Qua bảng phân tích Swot ta thấy điểm yếu lớn nhất của doanh nghiệp là khả

năng tài chính yếu kém nên không có vốn lớn đểđầu tư thay đổi công nghệ hiện đại

để nâng cao sản lượng và năng suất lao động. Bên cạnh đó thì doanh nghiệp khó tiếp cận với vốn vay của ngân hàng với khoản tài chính lớn đểđầu tư thay đổi công

nghệ sản xuất mới vì vậy doanh nghiệp phải đi vay ngoài với lãi suất cao do đó càng làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để khắc phục được

điểm yếu trên thì doanh nghiệp có thể huy động vốn từ các công ty nhỏđể liên kết hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội đểđầu tư phát triển sản xuất vì nhu cầu của thị trường tăng và xu hướng tăng mạnh trong tương lai vì rất nhiều các khu công nghiệp, khu chế suất, các khu đô thịđang được đầu tư xây dựng do đó sẽ làm tăng cầu tiêu dùng các sản phẩm ống nước và ống cát của công ty, đó là cơ hội để doanh nghiệp

đầu tư tái mở rộng sản xuất nhằm mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp.

Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp là phải cạnh tranh với các sản phẩm thay thế và các sản phẩm cùng loại của các công ty đối thủ, ngoài ra thì chi phí vận chuyển cao cũng là thách thức lớn cho doanh nghiệp vì nó làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và doanh nghiệp ngày càng phải chia sẻ lợi nhuận nhiều hơn

Bảng 4.18 Phân tích Swot hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

SWOT

S: Điểm mạnh

- Đội ngũ phát triển thị trường trẻ, năng động.

- Chiến lược phát triển và mở rộng thị trường của công ty.

W: Điểm yếu

- Tiềm lực tài chính yếu

- Nhiều TSCĐ gần hết khấu hao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

O: Cơ hội

- Nhu cầu thị trường đang tăng - Xu hướng tăng trong tương lai vì

Việt Nam đang là công trường xây dựng lớn. SO: Kết hợp điểm mạnh với cơ hội - Phát triển và mở rộng hệ thống phân phối để mở rộng thị trường WO: Kết hợp điểm yếu với cơ hội -Tăng cường huy động vốn

- Mua sắm và nâng cấp trang thiết bịđể

sản xuất

T: Thách thức

- Chi phí vận chuyển cao

- Môi trường cạnh tranh gay gắt

đặc biệt phải cạnh tranh với các công ty lớn và các sản phẩm thay thế

ST: Kết hợp điểm mạnh với thách thức - Xây dựng nhiều điểm trung

chuyển hàng để giảm chi phí lưu thông.

- Liên kết với công ty vận tải để

giảm chi phí lưu thông.

WT: Kết hợp điểm yếu với thách thức - Liên kết với công ty nhỏđể nâng

cao tiềm lực tài chính, đổi mới công nghệ.

- Huy động vốn để nâng cao năng lực tài chính.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí cao su k90 (Trang 105 - 112)