c, Hiệu quả của công ty Lantech sau khi áp dụng hệ thống sản xuất Toyota
4.2.1 Phân tích doanh thu
Doanh thu phản ánh kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, vì vậy khi doanh thu tăng sẽ làm tăng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu tăng hay giảm được tác động bởi hai nhân tố là giá bán và sản lượng tiêu thụ.
Phân tích biến động doanh thu:
• Kết quả phân tích biến động năm 2012 so với năm 2011 ta được: 1,03597 = 0,9938 * 1 * 1,0424
2242 = -402,05 + 0 + 2644,05
Qua phân tích trên ta thấy sản lượng năm 2012 so với năm 2011 tăng 3,597% tức tăng 2.242 triệu đồng là do tác động bởi hai yếu tố:
Do cơ cấu sản lượng tiêu thụ của từng loại hàng thay đổi làm doanh thu giảm 0,62% tức giảm 402,05 triệu đồng.
Do sản lượng năm 2012 tiêu thụ tăng so với năm 2011 là 4,24% làm cho doanh thu tăng thêm 2.644,05 triệu đồng.
• Kết quả phân tích doanh thu năm 2013 so với năm 2012: 0,97178 = 1,034267 * 1,02166* 0,91966
-1.822 = 2.583,016 + 782,430 + (-5.187,44)
Doanh thu năm 2013 so với năm 2012 giảm 2,82% tương đương giảm 1.822 triệu
đồng là do tác động bởi ba yếu tố:
Thứ nhất do cơ cấu sản lượng tiêu thụ từng loại sản phẩm thay đổi làm doanh thu tăng 3,427% tương đương làm tăng doanh thu 2.583,016 triệu đồng
Thứ hai là do giá năm 2013 được điều chỉnh tăng cao hơn so với năm 2012 nên làm doanh thu tăng 2,166% tương đương tăng 782,430 triệu đồng vì giá tăng nhưng sản lượng tiêu thụ vào thời điểm sau tăng giá là không cao nên không tác động lớn đến tăng doanh thu của doanh nghiệp.
Thứ ba là do sản lượng tiêu thụ năm 2013 giảm so với năm 2012 là 8,03% và làm giảm 5.187,44 triệu đồng.
Doanh thu của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố là giá bán, sản lượng tiêu thụ và cơ cấu sản phẩm, do đó để tăng doanh thu doanh nghiệp cần phân tích để xác
định được giá bán hợp lý để thu hút được khách hàng tiêu thụ với số lượng lớn và thay
đổi dần cơ cấu sản phẩm để tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp áp dụng các hình thức khuyến mại sẽ làm tăng chi phí nhưng lại tác động làm tăng sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu sẽ bù đắp được những khoản chi phí mà vẫn thực hiện được chiến lược mở rộng và phát triển thị
trường, tuy nhiên doanh nghiệp cần tính toán kỹ thời điểm nào nên áp dụng sẽ mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất mà vẫn đạt được mục đích tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Bảng 4.9 Chế độ thưởng theo doanh thu của công ty
(Áp dụng từ ngày 1 tháng 7 năm 2013)
Doanh số (triệu đồng) Tháng (%) Quý (%) Năm (%)
Dưới 200 3 - -
Từ 201 - 350 3,5 2 1
Từ 301 - 550 4 3 2
Từ 551 - 850 6 3,5 2,5
Trên 851 7,5 4,5 3
Nguồn: phòng kinh doanh công ty TNHH Cơ khí Cao su K90
Qua bảng 4.9 ta thấy công ty phải chia sẻ lợi ích nhiều hơn cho các đại lý nhằm thu hút các đại lý mua hàng và phân phối sản phẩm của công ty. Doanh số
bán hàng thể hiện mức tiêu thụ của các đại lý khi doanh số cao sẽ làm lượng tiêu thụ
tăng và mức thưởng cũng tăng để khuyến khích các đại lý phân phối hàng, ngoài ra thì công ty còn quy định các đại lý phải lập kế hoạch tiêu thụ gửi về công ty để công ty xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Doanh nghiệp thực hiện nhiều chiến lược khuyến khích bán hàng như tăng tỷ
lệ chiết khấu, tăng thời gian bảo hành sản phẩm, khuyến khích khách hàng thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán ngay sau khi mua hàng 10 ngày vẫn được hưởng chiết khấu thanh toán.
Để thực hiện chiến lược mở rộng kênh phân phối thì công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của công ty. Ngoài ra công ty còn nâng mức chiết khấu để khuyến khích các đại lý phân phối hàng cho công ty như thưởng doanh số, thưởng chiết khấu thanh toán, thưởng
đại lý bán hàng giỏi nhằm khuyến khích các đại lý bán hàng của công ty được thể
hiện ở bảng 4.9
Ngoài chế độ thưởng công ty luôn mở các chương trình hội nghị khách hàng để công ty giao lưu trực tiếp với các đại lý và để các đại lý giao lưu với nhau để học hỏi kinh nghiệm bán hàng của các đại lý. Thông qua cuộc hội nghị
khách hàng công ty sẽ truyền đạt cho các đại lý về chiến lược phát triển của công ty, chính sách của công ty cho hệ thống phân phối, và nâng cao hiệu quả hoạt
động của hệ thống đại lý.
Công ty không ngừng nâng cao chia sẻ lợi ích của doanh nghiệp cho các đại lý bằng nhiều các chương trình thưởng, khuyến mại và có chính sách hỗ trợ các đại lý phát triển để mở rộng hệ thống phân phối.
Hệ thống tiêu thụ cũng tác động lớn đến doanh thu của doanh nghiệp vì khi hệ
thống tiêu thụ hay kênh phân phối phát triển thì sẽđáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng do đó sẽ tác động làm tăng doanh thu của doanh nghiệp, xây dựng hệ
thống kênh phân phối lớn mạnh sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng thị
trường nhanh và dễ dàng đồng thời sẽ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thuận tiện nhất, ngoài ra hệ thống tiêu thụ phát triển sẽ làm tăng doanh thu và sản lượng tiêu thụ sản phẩm, do đó sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo nhiều việc làm
ổn định cho người lao động, nâng cao năng suất lao động, doanh nghiệp có tài chính
Doanh nghiệp luôn đề cao hoạt động của kênh phân phối, đó là kênh quan trọng để cung ứng sản phẩm ra thị trường. Trong những năm gần đây công ty luôn không ngừng mở rộng thị trường thông qua tìm kiếm các đại lý đủ điều kiện về mặt bằng, thuận lợi về giao thông để người tiêu dùng thuận tiện cho việc mua bán sản phẩm đồng thời phải thuận tiện cho công ty và đại lý giao nhận hàng hóa.
Thị trường của doanh nghiệp từ miền trung trở vào bao gồm: Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Thanh Hóa, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh. Công ty có chiến lược mở rộng thị
trường tiêu thụ nhằm giảm lượng tồn kho và mở rộng sản xuất.
Thông qua hệ thống kênh phân phối thì doanh nghiệp tìm hiểu, điều tra khách hàng về sản phẩm để có kết luận và đánh giá về sản phẩm từđó có biện pháp cải tiến sản phẩm để cung cấp những sản phẩm tốt đến tay người tiêu dùng, thông qua điều tra khách hàng thì doanh nghiệp có cơ sở để xác định nhu cầu của thị
trường về sản phẩm để có kế hoạch sản xuất hợp lý.
Xây dựng phát triển thị trường cũng là chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp vì vậy để khuyến khích và thu hút các đại lý cung ứng sản phẩm của công ty thì công ty phải tăng tỷ lệ chiết khấu bán hàng, tăng tỷ lệ thưởng theo doanh số bán hàng, tăng các hình thức khuyến mại với người tiêu dùng cuối cùng như tặng áo mưa, mũ bảo hiểm có in logo và tên công ty nhằm để quảng bá thương hiệu.
Tuy vậy từ công ty phân phối đến các đại lý là xa do đó làm tăng chi phí vận chuyển, tăng lượng hàng tồn ở các đại lý do đó doanh nghiệp khó dự báo được lượng tiêu thụđể dự báo sản xuất, để dự báo chi phí sản xuất hợp lý.
Để thực hiện niêm yết giá cho các đại lý và khách hàng của công ty thì công ty đưa ra bảng giá để các đại lý, khách hàng thuận tiện theo dõi. Bảng giá chưa bao gồm thuế VAT 10% và chưa bao gổm chi phí vận chuyển.
Do chi phí sản xuất không ngừng tăng cao nên công ty buộc phải thực hiện chính sách tăng giá bán lên 3% để bù đắp chi phí sản xuất, công ty thực hiện chính sách tăng giá sau khi tăng các chếđộ thưởng, khuyến khích các đại lý cung cấp hàng nhằm làm ổn
định tình hình cung ứng của các đại lý và để các đại lý chuẩn bị tâm lý để chấp nhận mức giá mới của công ty mà vẫn phục vụđủ nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra sản lượng tiêu thụ bắt đầu tăng và xu hướng tăng trở lại do tình hình kinh tế tốt dần lên. Khi nhu cầu hàng hóa tăng sẽ khuyến khích sản xuất và tiêu thụ làm giảm lượng tồn kho, nhờđó mà công ty đưa ra chiến lược tăng giá bán vào thời điểm giữa tháng tám để hạn chế tác động xấu đến tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của công ty, cũng như chiến lược mở rộng và phát triển thị trường của công ty.
Bảng 4.10 Bảng giá sản phẩm tính cho 1 mét ống
(Áp dụng từ ngày 15/08/2013)
ĐVT: Nghìn đồng
Ống cát Đen Xanh-đỏ Ống nước Đen Xanh-đỏ
ɸ 80 165 170 ɸ 80 125 130 ɸ 100 185 190 ɸ 100 145 150 ɸ 120 210 220 ɸ 120 170 180 ɸ 150 245 255 ɸ 150 205 225 ɸ 200 295 315 ɸ 200 255 270 ɸ 250 345 365 ɸ 250 310 325 ɸ 300 390 415 ɸ 300 355 -
Nguồn: Phòng kế toán công ty
Bảng giá này của doanh nghiệp đưa ra chưa bao gồm thuế VAT 10% và chưa bao gồm chi phí vận chuyển, do các đại lý của doanh nghiệp xa nên chi phí vận chuyển cao vì vậy doanh nghiệp chỉ đưa ra bảng giá chung cho các đại lý còn chi phí vận chuyển sẽ do các đại lý chịu trách nhiệm hoặc liên kết với công ty để công ty vận chuyển hàng đến cho các đại lý.
Qua biểu đồ 4.9 ta thấy công ty đang có chiến lược mở rộng hệ thống phân phối đểđưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng hiệu quả như các đại lý không ngừng
được mở rộng để nâng cao khả năng tiếp cận và phục vụ khách hàng.
Đại lý cấp I tăng từ 12 đại lý năm 2011, đến năm 2012 là 15 đại lý, đến năm 2013 là 17 đại lý. Để phát triển thì đại lý cấp I luôn mở rộng hệ thống phân phối của
mình nhằm thực hiện chiến lược mở rộng thị trường của công ty như phát triển hệ
thống đại lý cấp II và đại lý cấp III và thu hút khách hàng chọn mua sản phẩm của công ty.
Đại lý cấp II tăng từ 45 đại lý năm 2011 sang năm 2012 là 55 đại lý và đến năm 2013 là 67 đại lý. Đại lý cấp II cũng mở rộng hệ thống phân phối thông qua mở
các đại lý cấp III để cung cấp hàng và phục vụ khách hàng tốt với chi phí hợp lý, đại lý cấp III được phát triển 124 đại lý năm 2011 đến 162 đại lý năm 2012 và 226 đại lý năm 2013. Hệ thống đại lý của công ty chưa nhiều nhưng đủ phục vụ cho các tỉnh phía bắc và miền trung, công ty có chiến lược phát triển và mở rộng hệ thống phân phối để cung cấp hàng xa hơn nhưở miền nam và mở rộng thêm các đại lý ở miền trung để xây dựng chiến lược mở rộng sản xuất vào năm 2015.
0 50 100 150 200 250 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 12 15 17 45 55 67 124 162 226 Đại lý cấp I Đại lý cấp II Đại lý cấp III
Nguồn: Phòng kinh doanh công ty TNHH Cơ khí Cao su K90
Biểu đồ 4.8 Hệ thống đại lý của công ty giai đoạn 2011-2013
Đểphát triển hệ thống phân phối thì việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng, mong muốn của khách hàng về sản phẩm, về tình hình cung ứng là rất quan trọng để giữ
chân khách hàng và để khách hàng quay trở lại lựa chọn mua sản phẩm của công ty. Khách hàng lựa chọn sản phẩm của công ty là nhờ vào chất lượng sản phẩm vì vậy doanh nghiệp tiến hành cải tiến sản xuất, cải tiến hệ thống phân phối và liên kết cặt chẽ với nhà cung ứng để có được những sản phẩm chất lượng tốt, giá cả hợp lý thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và để cạnh tranh trên thị trường.
Hệ thống đại lý phát triển thì doanh nghiệp có điều kiện mở rộng thị trường, mở rộng hệ thống phân phối để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phục vụ khách hàng thuận tiện nhất, ngoài ra mở rộng hệ thống đại lý nhằm mục tiêu phát triển thị
trường tiêu thụđểổn định và mở rộng sản xuất.
Hệ thống đại lý tiêu thụ của công ty còn ít nên sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng sản xuất của doanh nghiệp, do
đó làm giảm hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó thì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng tác động đến doanh thu của doanh nghiệp vì khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao sẽ có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng, cơ sở hạ tầng, đầu tư mở rộng sản xuất do đó sẽ có nhu cầu gián tiếp lớn về sử dụng các sản phẩm của công ty, sẽ tác động làm tăng lượng tiêu thụ hàng hóa của công ty và thúc đẩy tăng doanh thu và sản xuất phát triển.
4.2.2 Phân tích chi phí của doanh nghiệp
Chi phí của doanh nghiệp tác động mạnh đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì chi phí là kết quả đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, khi chi phí sản xuất cao sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp; trong những năm qua chi phí sản xuất của doanh nghiệp không ngừng tăng cao do đó làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
a, Phân tích thực trạng sử dụng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Cơ khí Cao su K90
Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không ngừng tăng cao, do đó nó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí của doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sản xuất chung và chi phí lưu kho. Do chi phí tăng cao nên doanh nghiệp nên doanh nghiệp luôn tìm biện pháp nhằm hạn chế tăng chi phí.
Hàng tồn kho của doanh nghiệp cao làm tăng chi phí lưu kho mặc dù doanh nghiệp đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế hàng kho như khuyến khích mua hàng, áp dụng hình thức thanh toán linh hoạt do đó làm tăng khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 so với năm 2011 là 6,67% năm 2013 so với năm 2012 là 22,36% (theo bảng 3.1 tình hình tài sản của công ty) khi các khoản phải thu tăng lên đồng nghĩa với việc tăng trích lập dự phòng phải thu và phải xây dựng biện pháp quản lý nợ phải thu hiệu quả.
Doanh nghiệp kiểm soát định mức tiêu thụ cho từng công đoạn, bộ phận thì thấy nhiều bộ phận công đoạn sử dụng nguyên vật liệu lãng phí do đó cần điều chỉnh lại định mức sản xuất cho phù hợp, đồng thời nâng cao trách nhiệm và ý thức của các bộ phận trong việc sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm, hiệu quả. Nhiều bộ
phận còn sử dụng nguyên vật liệu cao hơn định mức là do việc xác lập định mức sản xuất chưa hợp lý do đó cần phân tích và xây dựng lại định mức sản xuất cho phù hợp với thực tế. Bảng 4.11 Định mức vật tư cho 1 mét ống Vật tư Loại Mành (kg) Cao su (kg) Kếp (kg) Chất dẻo (kg) Thép (kg) Loại ống hút cát ɸ 80 3 1,7 0,3 0,1 0,6 ɸ 100 3,8 2,3 0,4 0,14 0,8 ɸ 120 4,6 2,83 0,5 0,17 0,98 ɸ 150 7,1 4,26 0,82 0,264 1,52 ɸ 200 9,82 5,89 1,25 0,35 2,14 ɸ 250 12,52 7,40 1,72 0,44 2,85 ɸ 300 15,3 8,97 2,24 0,62 3,47 Loại ống nước ɸ 80 2,2 1,5 0,2 0,08 0,5 ɸ 100 2,76 1,92 0,27 0,12 0,63 ɸ 120 3,35 2,33 0,34 0,15 0,76 ɸ 150 4,24 3,15 0,43 0,19 0,95 ɸ 200 5,67 4,25 0,64 0,27 1,36 ɸ 250 7,36 5,57 0,85 0,35 1,78
Doanh nghiệp xây dựng định mức vật tư là để kiểm soát chi phí hiệu quả, đó