1/ Nguyên tắc chung phân cực Tranzitor
4.4.1 Những vấn đề chung về mạch khuếch đại công suất
Mạch khuếch đại công suất là tầng khuếch đại cuối cùng trong hệ thống khuếch đại có nhiệm vụ đưa ra công suất đủ lớn để kích thích cho tải công suất ra có thể từ vài trăm mW đến vài chục W, trăm W hoặc vài nghìn W có nhiệm vụ phối hợp trở kháng giữa tầng ra và tải, có thể dùng IC hoặc tranzitor công suất phải được bắt cánh tỏa nhiệt.
1/ Các tham số của tầng khuếch đại công suất
Với tầng khuếch đại công suất ngoài việc quan tâm đến các tham số như bộ khuếch đại thông thường ( trở kháng vào, trở kháng ra, KU, Ki, độ méo, …) cần phải lưu ý 2 tham số sau:
+ Hệ số khuếch đại công suất KP
KP là tỷ số giữa công suất ra vầ công suất đưa vào đầu vào bộ khuếch đại KP = R
V P P
Trong đó: PR công suất đưa ra tải
PV công suất đưa vào đầu vào bộ khuếch đại + Hiệu suất : η
Hiệu suất là tỉ số giữa công suất ra và công suất một chiều của nguồn cung cấp cho bộ khuếch đại
η= R O P P
Trong đó: Po công suất của nguồn cung cấp
Hiệu suất càng cao thì công suất tổn hao trên collector của Tranzitor công suất càng giảm .
2/ Chế độ công tác cho tầng khuếch đại công suất
Hình 4.15. Vị trí điểm làm việc tĩnh trên đặc tuyến ra trong chế độ làm việc A, B, AB
Chế độ A được dùng trong khuếch đại công suất đơn, đảm bảo tín hiệu méo ít nhất nhưng hiệu suất nhỏ nhất khoảng 20%, và công suất ở tải không vượt quá vài W.
Trong chế độ B điểm làm việc tĩnh chọn ở điểm mút phải đường tải một chiều. Chế độ tĩnh tương ứng với điện áp UBE = 0. Khi có tín hiệu vào, dòng Colector chỉ xuất hiện ứng với nửa chu kỳ, còn nửa chu kỳ sau Tranzitor ở chế độ khóa. Khi đó hiệu suất năng lượng của tầng ra cao (60 – 70%) và có khả năng cho một công suất ra tải lớn, tuy nhiên méo với chế độ này lớn cần khắc phục bằng cách mắc Tranzitor thích hợp.
Chế độ AB là trung gian giữa chế độ A và B đạt được bằng cách dịch chuyển điểm tĩnh lên phía trên điểm B. Méo không đường thẳng sẽ giảm khác nhiều so với chế độ B.