Các chế độ làm việc của mạch khuếch đại

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun điện tử cơ bản trường cđ nghề cơ điện và thuỷ lợi (Trang 92 - 95)

1/ Nguyên tắc chung phân cực Tranzitor

4.1.2. Các chế độ làm việc của mạch khuếch đại

Trong mạch điện tử tùy theo tính năng hoạt động của mạch mà ta có thể thiết lập chế độ làm việc của mạch đó 1 cách hợp lý, cụ thể ta có thể thay đổi chế độ làm việc của một tranzitor bằng cách thay đổi điện áp phân cực UBE, hay thay đổi điểm làm việc tĩnh Q.

Thông thường người ta có thể phân chia mạch khuếch đại ở chế độ sau: - Chế độ A, B, AB, C

1/ Chế độ A

Là chế độ ứng với một chu kỳ tin hiệu đầu vào thì ở đầu ra cũng xuất hiện một chu kỳ tín hiệu đầy đủ của tín hiệu.

Hiệu suất của mạch < 50%

Méo nhỏ, thích hợp với những mạch có chất lượng cao thường được ứng dụng trong các tầng đầu trong các radio, trong âm li.

Hình 4.1. Chế độ làm việc A của BJT 2/ Chế độ B

Là chế độ tín hiệu vào là một chu kỳ thì tín hiệu ra chỉ nhận được ½ chu kỳ.

Mạch có hiệu suất cao méo lớn thường được dùng trong các mạch khuếch đại công suất mắc đẩy kéo.

Hình 4.2. Chế độ làm việc B của BJT 3/ Chế độ AB

Khi đưa 1 chu kỳ tín hiệu ở đầu vào thì ở đầu ra ta lấy được ½ chu kỳ của tín hiệu đầu vào, khắc phục được tín hiệu méo ở chế độ B.

Hình 4.3. Chế độ làm việc AB của BJT. 4/ Chế độ C

Là chế độ ứng với một chu kỳ tín hiệu vào thì tín hiệu ra < ½ chu kỳ.

Đặc điểm mạch có hiệu suất cao, méo lớn thường dùng trong các mạch tạo dao động hoặc khuếch đại xung, tách tín hiệu.

Hồi tiếp trong các mạch khuếch đại

Mạch hồi tiếp là lấy một phần tín hiệu đầu ra của mạch khuếch đại đưa trở về đầu vào của mạch khuếch đại.

VS điện áp tín hiệu cầu khuếch đại.

Vout điện áp tín hiệu ra của mạch khuếch đại. VFB điện áp hồi tiếp.

Vin điện áp tín hiệu trực tiếp đưa vào mạch khuếch đại.

* Phân loại mạch hồi tiếp:

- Theo dạng tín hiệu hồi tiếp:

+ Hồi tiếp điện áp là mạch hồi tiếp lấy 1 phần điện áp ra để tạo điện áp hồi tiếp đưa về đầu vào của mạch khuếch đại.

+ Hồi tiếp dòng điện là mạch hồi tiếp lấy 1 phần dòng điện ra để tạo điện áp hồi tiếp VfB đưa về đầu vào của mạch khuếch đại.

- Theo cách ghép tín hiệu:

+ Hồi tiếp nối tiếp: khi điện áp nguồn tín hiệu VS và điện áp hồi tiếp VfB ghép nối tiếp với nhau.

+ Hồi tiếp song song: Khi điện áp hồi tiếp VfB ghép song song với điện áp tín hiệu vào. - Theo tác dụng của khuếch đại:

+ Hồi tiếp âm là hồi tiếp mà tín hiệu hồi tiếp VfB ngược pha với tín hiệu đầu vào. Hồi tiếp âm làm cho hệ số khuếch đại giảm đi, nhưng có độ ổn định cao hơn, giảm méo tín hiệu đầu vào. Hồi tiếp âm còn được dùng để thay đổi trở kháng vào, trở kháng ra của tầng khuếch đại nhằm phối hợp trở kháng khi ghép các tầng khuếch đại. Trong các mạch khuếch đại tín hiệu người ta thường thiết kế các mạch khuếch đại có hồi tiếp âm để nâng cao chất lượng của mạch, thường được sử dụng trong các tầng đầu.

+ Hồi tiếp dương là hồi tiếp tín hiệu hồi tiếp đồng pha với tín hiệu vào. Hồi tiếp dương làm tăng hệ số khuếch đại. Nên sẽ gây tự kích, do đó trong các máy tăng âm người ta phải tìm cách trách hồi tiếp dương, để trách tự kích gây rú rít. Hồi tiếp dương được dùng trong các mạch dao động để tạo dao động.

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun điện tử cơ bản trường cđ nghề cơ điện và thuỷ lợi (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w