2/ Ghép hỗn hợp
3.2.4. Phương pháp kiểm tra chất lượng của điôt
1/ Xác định cực Anôt, cưc Katôt
que đo trong 2 phép đo đó có 1 phép đo kim đồng hồ lên nhiều, căn cứ váo phép đo kim đồng hồ lên nhiều ta kết luận que đen đồng hồ đặt ở chân nào chân đó là chân Anôt, que đỏ đồng hồ đặt ở chân nào chân đó là chân Ktôt.
Với điôt phát quang thì ta cũng kiểm tra tương tự như trên. Với ánh sáng có thể nhìn thấy được thì 1 trong 2 lần đo ta sẽ thấy điôt phát sáng.
Với điôt thu quang thì cũng tiến hành đo tương tự nhưng phải kèm theo một yếu tố đó là phải có ánh sáng chiếu vào thì mới chính xác.
2/ Xác định chất lượng của điôt
Dùng đồng hồ vạn năng chỉ thỉ thị kim ta chọn thang đo Ôm (x1 hoặc x10).
Trước hết đặt que đen vào Anôt và que đỏ vào Ktôt, kim đồng hồ lên. Sau đó đảo chiều que đo (Đen vào Ktôt đỏ vào Anôt) kim đồng hồ không lên. Như vậy qua 2 lần đo ta kết luận điôt vẫn còn tốt.
Nếu hai lần đo như vậy mà thấy hiện tượng kim đồng hồ một lần lên nhiều một lần lên ít thì điều đó đi-ôt đã bị rò rỉ.
Nếu hai lần đo kim đồng hồ lên như nhau đều chỉ về số 0 thì điôt đã bị thông (chập). Nếu hai lần đo kim đồng hồ đều không lên thì đi-ôt đã bị đứt.
Ngoài ra chúng ta có thể thông qua việc quan sát màu sắc của vỏ điôt để xác định mức độ làm việc của điôt .
3/ Các hư hỏng thường gặp đối với điôt
+ Điôt bị đứt tiếp giáp PN: do làm việc bị quá công suất (quá dòng), do xung nhọn đột biến làm hỏng mối nối.
+ Điôt bị chập tiếp giáp PN: do làm việc bị quá áp. + Khi sử dung điôt cần lưu ý 3 điều sau:
• Chức năng của điôt : nắn điện, tách sóng, ổn áp, biến dung để chọn đúng loại.
• Tần số làm việc của điôt (tần số cắt): Khi chọn các loại nắn xung, tách sóng và biến dung.
• Điện áp chịu đựng và dòng tải nếu chọn điôt chỉnh lưu.
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 1:
a. Dùng đồng hồ đo vạn năng xác định cực Anot và Ktot của điôt b. Xác định chất lượng của điôt
Bài 2:
a. Thực hành lắp ráp các mạch chỉnh lưu 1 pha dùng điôt