2/ Ghép hỗn hợp
2.3.4. Các đại lượng đặc trưng của cuộn cảm
1/ Điện cảm
Còn gọi là hệ số tự cảm là đại lượng đăc trưng của cuộn cảm, đại lượng này cho biết độ lớn của sức điện động tự cảm khi có sự biến thiên của dòng điện.
Điện cảm có ký hiệu là L đơn vị Henry (H), giá trị phụ thuộc vào số vòng chiều dài của cuộn dây và tiết diện của lõi.
2/ Cảm kháng
Là đại lượng chỉ sức cản điện của cuộn dây đối với dòng điện xoay chiều. Dòng điện có tần số càng cao thì cảm kháng của cuộn dây càng lớn.
3/ Tính chất nạp , xả của cuộn cảm
Khi cho một dòng điện chạy qua cuộn dây, cuộn dây nạp một năng lượng dưới dạng từ trường được tính theo công thức
W = L.I 2 / 2
• W : năng lượng ( June )
• L : Hệ số tự cảm ( H )
• I dòng điện.
Hình 2.4. Thí nghiệm về tính nạp xả của cuộn dây.
Ở thí nghiệm trên: Khi K1 đóng, dòng điện qua cuộn dây tăng dần (do cuộn dây sinh ra cảm kháng chống lại dòng điện tăng đột ngột) vì vậy bóng đèn sáng từ từ, khi K1 vừa ngắt và K2 đóng, năng lượng nạp trong cuộn dây tạo thành điện áp cảm ứng phóng ngược lại qua bóng đèn làm bóng đèn loé sáng. đó là hiện tượng cuộn dây xả điện.
2.3.5. Ứng dụng
Cuộn cảm lõi sắt thường có điện kháng lớn dùng để điều khiển dòng điện trong mạch xoay chiều, ví dụ trong mạch điện đèn huỳnh quang, hộp số quạt, trong các quận
hút của khí cụ điện, công tắc tơ, khởi động từ, Rơ le. Làm cho dòng một chiều sau chỉnh lưu được bằng phẳng hơn …
Cuộn cảm có cuộn dây lõi không khí trị số điện kháng nhỏ hơn, được dùng làm cuộn cộng hưởng tần số radio, hạn chế dòng xoay chiều cao tần đi qua. Trong các ứng dụng cụ điện thanh như Microo, loa...
Cuộn cảm lõi là bột sắt, kết hợp với tụ điện thường dùng trong mạch điều chỉnh tần số cộng hưởng, tạo tần số dao động.