Cấu tạo, phân loại và các ứng dụng cơ bản của điôt

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun điện tử cơ bản trường cđ nghề cơ điện và thuỷ lợi (Trang 37 - 45)

2/ Ghép hỗn hợp

3.2.3. Cấu tạo, phân loại và các ứng dụng cơ bản của điôt

1/ Điôt nắn (điôt chỉnh lưu)

Ký hiệu:

a. Đặc điểm

Điôt chỉnh lưu là đi-ôt thông dụng nhất, dùng để đổi điện xoay chiều - thường là điện thế 50Hz đến 60Hz sang điện thế một chiều. Điôt này tùy loại có thể chịu đựng được dòng từ vài trăm mA đến loại công suất cao có thể chịu được đến vài trăm A, giản tần làm việc từ 50Hz ÷10kHz . Vật liệu làm điôt chỉnh lưu chủ yếu là looại Si.

Hình 3.4. Đặc tuyến của đi-ốt Si và Ge.

Khi sử dụng điôt cần quan tâm hai thông số cơ bản của điôt chỉnh lưu là dòng thuận tối đa và điện áp ngược tối đa (Điện áp đánh thủng). Hai đặc tính này do nhà sản xuất cho biết.

b. Ứng dụng

Điôt chỉnh lưu được dùng chủ yếu trong mạch chỉnh lưu.

Mạch chỉnh lưu là mạch điện tử biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

* Mạch chỉnh lưu 1 pha nửa chu kỳ

+ Sơ đồ mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ có tải thuần trở

Hình 3.5.Sơ đồ mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ có tải thuần trở

+ Tác dụng của phần tử trong mạch:

có trị số điện áp nhỏ hơn, phù hợp với yêu cầu của mạch. - Điốt chỉnh lưu D: Chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều. - Rt: Tương đương với tải thuần trở.

- Tụ lọc C: San phẳng giá trị mấp mô của điện áp một chiều từ đầu ra điốt. + Nguyên lý hoạt động

Hình 3.6. Đồ thị thời gian của mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ dương.

- Xét nửa chu kỳ dương của U2: giả sử điểm A có điện thế dương, điểm B có điện thế âm, điôt D dẫn (phân cực thuận). có dòng qua điôt, theo chiều: A D  Rt  B

- Xét nửa chu kỳ âm của U2: thì điểm A có điện thế âm, điểm B có điện thế dương, điôt khóa (phân cực ngược). Không có dòng qua Điôt

 Nhận xét: Điện áp ra chỉ suất hiện trong nửa chu kỳ dương của U2, vì vậy điện áp ra là điện áp một chiều.

- Để giảm sự nhấp nhô của giá trị điện áp, hay san phẳng điện áp thì ta mắc song song với Rt một tụ lọc C. Giá trị C của tụ lọc càng cao thì hiệu suất của mạch càng cao, nhưng giá thành của mạch cũng cao lên.

+ Giá trị điện áp trung bình sau chỉnh lưu: U0 = 0.45 U2

Dòng điện hiệu dụng trên tải:

It = Uo 0.45U2

Rt = Rt

U = 1,414 U2

Điện áp ngược đặt trên Điôt: Ung = U2

+ Ưu điểm:

- Kết cấu mạch đơn giản. + Nhược điểm:

- Độ gợn sóng lớn, vì vậy để điện áp ra bằng phẳng hơn ta có thể mắc thêm tụ lọc song song với Rt.

- Hiệu suất của mạch thấp do chỉnh lưu nửa chu kỳ.

* Mạch chỉnh lưu hai nửa chu kỳ

+ Mạch chỉnh lưu hình tia - Sơ đồ mạch

Hình 3.6.Sơ đồ mạch chỉnh lưu hai nửa chu kỳ.

- Tác dụng của linh kiện trong mạch • Biến áp nguồn cộng trừ

• Điôt D1, D2 chỉnh lưu • Điện trở tải Rt

• Tụ C lọc nguồn - Nguyên lý hoạt động

• Xét nửa chu kỳ đầu U21 dương U22 âm: D1 dẫn có dòng điện qua tải theo chiều: A  D1 Rt  0V.

• Xét nửa chu kỳ sau U21 âm U22 dương : D2 dẫn có dòng điện qua tải theo chiều: B  D2 Rt 0V.

Nhận xét: Trong cả hai nửa chu kỳ của điện áp xoay chiều đều có dòng điện qua tải. Sơ đồ mạch chỉnh lưu hai nửa chu kỳ sử dụng điôt chính là hai sơ đồ chỉnh lưu một nửa chu kỳ mắc song song có tải chung.

• Để giảm sự mấp mô của giá trị điện áp trong mạch, ta mắc thêm tụ lọc C, tương tự như đối với mạch chỉnh lưu hai nửa chu kỳ.

Hình 3.7. Đồ thị thời gian của mạch chỉnh lưu hai nửa chu kỳ.

- Công thức tính giá trị điện áp và dòng điện của mạch + Giá trị điện áp trung bình sau chỉnh lưu:

U0 = 0.9 U2

Dòng điện hiệu dụng trên tải: It = Uo 0.9U2

Rt = Rt

Điện áp ngược đặt lên Điốt: Ung = 2U2

- Ưu điểm:

• Độ gợn sóng ít hơn mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ • Hiệu suất cao hơn so với mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ - Nhược điểm:

• Điện áp ngược đặt lên đi-ôt lớn.

• Cấu tạo của biến áp dùng cuộn thứ cấp có điểm chung phức tạp hơn, công suất nhỏ.

+ Mạch chỉnh lưu cầu - Sơ đồ mạch

Hình 3.8. Sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu có tải thuần trở

- Tác dụng của linh kiện trong mạch

• D1, D2, D3, D4:mắc thành mạch cầu để chỉnh lưu từ điện áp xoay chiều sang điện áp một chiều.

• R: Đặc trưng cho tải thuần trở. • C: Tụ lọc nguồn

- Nguyên lý hoạt động

• Xét nửa chu kỳ dương: Giả sử thế tại điểm A cao hơn thế tại điểm B thì D2

và D4 dẫn: Dòng điện đi từ A  D2 R  D4  B.

• Xét nửa chu kỳ âm: Thế tại điểm B cao hơn thế tại điểm A thì D1 và D3 dẫn: Dòng điện đi từ B  D3 R  D1 A.

Nhận xét: Trong cả hai nửa chu kỳ của điện áp xoay chiều đều có dòng điện qua tải theo một chiều. Vậy mạch đã biến dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

• Để giảm sự độ gợn sóng của giá trị điện áp trong mạch ta cũng mắc song song với R một tụ lọc C.

- Công thức tính giá trị dòng điện và điện áp trong mạch: Tương tự như đối với mạch chỉnh lưu hình tia.

- Ưu điểm:

• Độ gợn sóng ít hơn so với mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ. • Hiệu suất cao hơn so với mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ.

• Kết cấu của mạch đơn giản hơn so với mạch chỉnh lưu hình tia.  Mạch này thường được sử dụng trong thực tế.

2/ Điôt Zener (ổn áp)

a. Đặc điểm

Về cấu tạo cũng như điôt thường nhưng hai lớp bán dẫn P và N ghép với nhau có nồng độ tạp chất cao hơn thường được chế tạo từ tinh thể Silic, một số đi-ôt ổn áp có vỏ làm bằng thủy tinh và trên thân ghi các giá trị ổn áp theo ký hiệu số hoặc theo mã

màu. Điôt ổn áp có nồng độ tạp chất cao hơn nên miền điện tích không gian bị thu lại rất hẹp, do đó khi phân cực ngược dễ dàng xảy ra hiện tượng đánh thủng làm cho điện áp ở hai đầu đi-ôt Zener có giá trị không đổi gọi là điện áp Zener. Diode Zener được ứng dụng trong chế độ phân cực ngược, Diode zener sẽ ghim lại một mức điện áp cố định bằng giá trị ghi trên điôt. Khi phân cực thuận đi-ôt Zener giống như điôt chỉnh lưu. Vì thế, điôt Zener được dùng để ổn định điện áp.

b. Ứng dụng

.

Sơ đồ trên minh hoạ ứng dụng của Dz, nguồn U1 là nguồn có điện áp thay đổi, Dz là diode ổn áp, R1 là trở hạn dòng.

Ta thấy rằng khi nguồn U1 > Dz thì áp trên Dz luôn luôn cố định cho dù nguồn U1 thay đổi.

Khi nguồn U1 thay đổi thì dòng ngược qua Dz thay đổi, dòng ngược qua Dz có giá trị giới hạn khoảng 30mA.

Thông thường người ta sử dụng nguồn U1 > 1,5 => 2 lần Dz và lắp trở hạn dòng R1 sao cho dòng ngược lớn nhất qua Dz < 30mA.

Nếu U1 < Dz thì khi U1 thay đổi áp trên Dz cũng thay đổi Nếu U1 > Dz thì khi U1 thay đổi => áp trên Dz không đổi.

3/ Điôt phát quang LED

việc của LED khoảng 1,7 => 2,2V dòng qua Led khoảng từ 5mA đến 20mA.

Nguyên lý làm việc của LED cũng tương tự như điôt chỉnh lưu nhưng do được pha tạp với các chất đặc biệt hơn, nên khi lỗ trống và điện tử kết hợp lại giải phóng năng lượng, thì năng lượng đó là năng lượng dưới dạng photon, hay dưới dạng ánh sáng. Tùy vào từng loại chất pha tạp thì LED phát ra ánh sáng đơn sắc (Đỏ, xanh…) hoặc ánh sáng tổng hợp (ánh sáng trắng).

Led được sử dụng để làm đèn báo nguồn, đèn nháy trang trí, báo trạng thái có điện . vv...

A K A 1KA 2

Diode phát quang LED

Ký hiệu:

4/ Điôt quang (Photo Điôt)

Bao gồm điôt phát tia hồng ngoại, điôt thu tia hồng ngoại.

điôt quang cấu tạo gồm hai lớp bán dẫn P và N ghép với nhau nhưng vỏ mạch cách điện có một miếng thủy tinh hay chất dẻo trong suốt để thu nhận ánh sáng chiếu vào tiếp giáp PN.

Điôt phát khi được phân cực thuận sẽ phát ra ánh sáng không nhìn thấy (tia hồng ngoại).

Điôt thu quang hoạt động ở chế độ phân cực nghịch, vỏ điôt có một miếng thuỷ tinh để ánh sáng chiếu vào mối P - N, dòng điện ngược qua điôt tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng chiếu vào điôt.

Ký hiệu của Photo điôt

Điôt thu quang khi được phân cực thuận thì điôt chưa làm việc, để điôt làm việc thì điôt phải nhận được tia hồng ngoại từ điôt phát chuyển tới. Ứng dụng trong các mạch điều khiển tự động, tự động đếm sản phẩm, tự động báo lỗi, tự động báo động, trong đầu VDC.

5/ Điôt Varicap (điôt biến dung)

Điôt biến dung là điôt có điện dung như tụ điện, và điện dung biến đổi khi ta thay đổi điện áp ngược đặt vào điôt

Hình 3.9. Ứng dụng của điôt biến dung Varicap trong mạch cộng hưởng

Ở hình trên khi ta chỉnh triết áp VR, điện áp ngược đặt vào điôt Varicap thay đổi, điện dung của điôt thay đổi => làm thay đổi tần số công hưởng của mạch.

Điôt biến dung được sử dụng trong các bộ kênh Ti vi mầu, trong các mạch điều chỉnh tần số cộng hưởng bằng điện áp.

6/ Điôt xung

Trong các bộ nguồn xung thì ở đầu ra của biến áp xung , ta phải dùng điôt xung để chỉnh lưu. Điôt xung là điôt làm việc ở tần số cao khoảng vài chục KHz , điôt nắn điện thông thường không thể thay thế vào vị trí điôt xung được, nhưng ngựơc lại điôt xung có thể thay thế cho vị trí đi-ôt thường, điôt xung có giá thành cao hơn

đi-ôt thường nhiều lần.

Về đặc điểm , hình dáng thì điôt xung không có gì khác biệt với điôt thường, tuy nhiên điôt xung thường có vòng dánh dấu đứt nét hoặc đánh dấu bằng hai vòng.

Hình dáng của điôt xung

7/ Điôt tách sóng

Là loại điôt nhỏ vỏ bằng thuỷ tinh và còn gọi là điôt tiếp điểm vì mặt tiếp xúc giữa hai chất bán dẫn P - N tại một điểm để tránh điện dung ký sinh, điôt tách sóng thường dùng trong các mạch cao tần dùng để tách sóng tín hiệu.

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun điện tử cơ bản trường cđ nghề cơ điện và thuỷ lợi (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w