0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Một số giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO TRẺ EM LANG THANG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TỔ CHỨC TRẺ EM RỒNG XANH HÀ NỘI (Trang 101 -114 )

10. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp đề xuất

Tăng cƣờng mối quan hệ với các ban ngành, đoàn thể:

Lãnh đạo Tổ chức trẻ em Rồng Xanh thường xuyên định kỳ 6 tháng một lần có các cuộc họp với các cơ quan, ban ngành đoàn thể liên quan đến công tác hỗ trợ trẻ em thông báo về các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động. Nhân viên xã hội là người kết nối và phối hợp tổ chức nhằm giải quyết những trở ngại trong quá trình làm việc. Có thêm sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan trong quá trình giúp đỡ trẻ và gia đình.

Tổ chức trẻ em Rồng Xanh cần thành lập phòng tƣ vấn tâm lý, có chuyên gia tâm lý kết hợp trị liệu cho trẻ lang thang khi có những vấn đề phức

tạp. Nhân viên xã hội phải phối hợp với chuyên gia tâm lý theo dõi sát sao quá trình hỗ trợ trẻ để có kết quả trị liệu tốt nhất, giúp trẻ hồi phục và giải quyết được các vấn đề tâm lý phức tạp.

Nâng cao chất lƣợng hoạt động pháp lý;

+ Nhân viên xã hội lập danh sách các em đang gặp khó khăn về pháp lý chuyển sang bộ phận pháp lý để kiến nghị với cơ quan chức năng, liên hệ với địa phương tìm hướng giải quyết đảm bảo quyền lợi cho trẻ.

+ Bộ phận pháp lý phối hợp với nhân viên xã hội thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về pháp luật cho trẻ, nâng cao nhận thức về pháp luật và tự bảo vệ bản thân trước tệ nạn xã hội phức tạp.

+ Nhân viên xã hội tổ chức các cuộc họp mời các lãnh đạo địa phương, các cơ quan liên quan bàn về thủ tục và cách thức hỗ trợ pháp lý cho những trường hợp khó khăn, phức tạp.

+ Nhân viên xã hội phối hợp với bộ phận Luật điều tra và trợ giúp trẻ về các thủ tục pháp lý và bảo vệ các em trước pháp luật khi có vấn đề phức tạp như: trẻ em nam bị xâm hại tình dục, bạo hành.

100

Tổ chức trẻ em Lãnh đạo Tổ chức trẻ em Rồng Xanh hợp tác, làm việc với Sở, phòng Giáo dục và đào tạo Hà Nội có những chính sách, ƣu tiên giúp đỡ các em trong quá trình học tập như: hỗ trợ học phí, các khoản đóng

góp. Tạo điều kiện cho các em được học tại các trường có chất lượng đào tạo tốt. Tăng thêm cơ hội lựa chọn trường phù hợp cho từng trẻ. Nhân viên xã hội là người trực tiếp làm việc và trao đổi với các trường học về cơ hội học tập cho các em.

Tổ chức trẻ em Rồng Xanh làm việc, phối hợp với Phòng y tế của quận Hoàn Kiếm tổ chức khám bệnh định kỳ cho các em. Việc này đòi hỏi

nhân viên xã hội phải quan tâm đảm bảo các em có sức khỏe tốt nhất tham gia các hoạt động học tập, vui chơi giải trí. Kịp thời phát hiện và xử lý khi trẻ có vấn đề về sức khỏe. Nhân viên xã hội tìm kiếm phối hợp với các chuyên gia tổ chức các buổi chia sẻ, tập huấn về tự chăm sóc sức khỏe cơ bản, tự bảo vệ bản thân cho trẻ.

Tổ chức trẻ em Rồng Xanh cần tăng cường phối hợp với các cơ sở y tế như Phòng y tế của quận Hoàn Kiếm xuyên tổ chức các buổi tập huấn về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ.

Tổ chức trẻ em Rồng Xanh phối hợp với chính quyền địa phƣơng, các ban ngành đoàn thể nhƣ Hội phụ nữ, đoàn thanh niên nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của công tác hồi gia cho trẻ. Môi trường gia đình là tốt nhất đối với

sự phát triển của đứa trẻ. Chính vì vậy nhân viên xã hội cần thường xuyên đánh giá khả năng hồi gia và thúc đẩy, cải thiện mối quan hệ giữa trẻ với gia đình. Tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ khi trẻ trở với gia đình. Thiết lập và tăng cường mối quan hệ với chính quyền địa phương nơi trẻ trở về để giúp các em có thể hòa nhập và hồi gia bền vững. Thường xuyên có sự trao đổi thông tin về tình của trẻ để có những hỗ trợ kịp thời.

Nâng cao chất lượng của các ngôi nhà nội trú dành cho trẻ, tăng cường các hoạt động vui chơi giải trí thu hút sự tham gia của trẻ. Giúp giảm thiểu các nguy cơ trẻ rơi vào các tệ nạn xã hội, tái lang thang.

101

Nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên xã hội, nhân viên chăm sóc:

Tiếp tục tạo cơ hội cho nhân viên tham gia các khóa học nâng cao trình độ, đào tạo chuyên sâu. Tăng cường các lớp tập huấn về kỹ năng làm việc với trẻ. Mời các chuyên gia chia sẻ và hợp tác làm việc giúp nhân viên có thêm cơ hội học hỏi và nâng cao năng lực làm việc.

Với trẻ lang thang và gia đình: Phát triển và nâng cao chất lượng của

các lớp kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ giúp các em có thêm khả năng tự chăm sóc và ứng phó với tệ nạn xã hội luôn rình rập.

Xây dựng nhóm trẻ em nòng cốt, phát triển mô hình đồng đẳng trẻ với trẻ. Các em có thể giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn và kịp thời phát hiện vấn đề để có biện pháp xử lý, can thiệp. Nhân viên xã hội xây dựng kế hoạch, nội dung, triển khai và giám sát hoạt động của mô hình.

Nhân viên xã hội tăng cường trao đổi, hợp tác với gia đình của trẻ lang thang trong quá trình giúp đỡ. Thông qua các buổi vãng gia, tập huấn, chia sẻ giúp họ có những thông tin cần thiết và phối hợp giải quyết khi trẻ có vấn đề với gia đình.

Tăng cƣờng hoạt động truyền thông: Thường xuyên tổ chức các cuộc

họp, báo cáo với các tổ chức khác, chia sẻ kết quả làm việc, giới thiệu mô hình làm việc thu hút nguồn tài trợ. Kêu gọi các ban, ngành đoàn thể liên quan phối hợp, hỗ trợ để hoạt động cung cấp dịch vụ ngày càng hiệu quả và thiết lập mạng lưới dịch vụ có chất lượng.

Nhân viên xã hội phối hợp với phòng truyền thông tổ chức một số hoạt động kêu gọi tài trợ có sự tham gia của trẻ. Viết về các trường hợp thành công và có nhiều thay đổi tích cực báo cáo nhà tài trợ về thay đổi cuộc sống của các em nhận được tài trợ.

102

Nhà tài trợ đến thăm và tặng quà cho Tổ chức trẻ em Rồng Xanh

Tiếp tục duy trì các hoạt động truyền thông gây quỹ thu hút các nhà tài trợ, các mạnh thường quân tăng cường nguồn lực vững mạnh cho các hoạt động và sự phát triển của Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

Tốc độ phát triển kinh tế xã hội đầy ấn tượng trong 20 năm qua đã phần nào tạo ra những áp lực mới với các gia đình Việt Nam. Không phải mọi thay đổi đồng hành với quá trình phát triển kinh tế nhanh đều mang tính tích cực và khi sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn thì càng nhiều người dân di cư ra thành phố cũng như khắp nơi trong nước để tìm việc làm. Hệ quả của sự gia tăng chênh lệnh về kinh tế, nạn thất nghiệp, tốc độ đô thị hóa nhanh, tình trạng di cư, gia đình tan vỡ và xói mòn các giá trị truyền thống là tỷ lệ trẻ em bị bỏ rơi, quên lãng, bị lạm dụng và bị bóc lột ngày càng cao. Vì thiếu một hệ thống bảo trợ xã hội hoạt động mạnh và có hiệu quả nên các vấn đề nêu trên càng trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thế đó là thiếu các dịch vụ bảo trợ xã hội và công tác xã hội chuyên nghiệp để hỗ trợ tất cả các trẻ em dễ bị tổn thương, từ phòng tránh tình

103

trạng bị lạm dụng, bỏ rơi, bóc lột cho đến chăm sóc và điều trị. Đối với các nơi có dịch vụ chuyên môn thì dịch vụ đó thường nhỏ lẻ, không tập trung hoặc không theo quy định. Tại cộng đồng của mình, các tình nguyện viên đã nỗ lực hết sức để hoàn thành vai trò cán bộ xã hội song họ vẫn chưa được tập huấn đầy đủ và chưa có đủ kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ. Ở các cấp cao hơn cũng vậy, hệ thống tư pháp cần cải cách và nâng cao năng lực nhằm giải quyết tình trạng trẻ em là nạn nhân của bạo lực, lạm dụng và bóc lột cũng như tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật. Cần có một hệ thống bảo vệ trẻ em được xây dựng chặt chẽ bao gồm khung pháp lý và qui chuẩn hoàn chỉnh cũng như một hệ thống bảo trợ xã hội để đảm bảo trẻ em ở cấp địa phương cũng được hưởng lợi. Cần đảm bảo mọi trẻ em đều được quan tâm chăm sóc và bảo vệ.

Sự phát triển của đất nước trong tương lai phụ thuộc vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày hôm nay. Đây là một công việc đòi hỏi kết hợp sự nỗ lực của gia đình, nhà trường, xã hội và sự chung tay của các tổ chức xã hội. Hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em lang thang tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh đã đạt được những thành tựu đáng kể. Giúp cho trẻ có cơ hội được đến trường, ổn định tâm lý, sức khỏe và nâng cao năng lực tự bảo vệ bản thân. Giúp các em thay đổi cuộc sống, có cơ hội được hòa nhập cộng đồng và phát huy năng lực của bản thân. Kết nối được với một số tổ chức hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong đó có trẻ em lang thang. Bước đầu thiết lập mối quan hệ với các cơ quan ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương. Phối hợp với các Nhà trường để làm việc và giúp đỡ trẻ lang thang khi các em quay trở lại trường học. Trong hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội, nhân viên xã hội đóng đặc biệt quan trọng như người giáo dục, người tổ chức, quản lý, kết nối các nguồn lực, người biện hộ và người hỗ trợ tâm lý. Đảm bảo cung cấp cho trẻ những dịch vụ hiệu quả và có chất lượng, giúp các em thay đổi cuộc sống, tạo dựng tương lai và phát triển ổn định, bền vững.

Phần lớn trẻ em lang thang thấy hài lòng về các dịch vụ công tác xã hội đang cung cấp nhưng cũng có những đánh giá thấp về một số dịch vụ như y tế, chăm

104

sóc sức khỏe chưa có hoạt động khám định kỳ. Chưa có phòng tư vấn tâm lý với chuyên gia tâm lý hỗ trợ trong quá trình trị liệu. Dịch vụ pháp lý còn nhiều khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ. Cơ hội lựa chọn trường học cho các em hạn chế. Chưa đủ năng lực tạo được mạng lưới liên kết với các tổ chức trong nước và quốc tế trong hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Nhân viên xã hội còn mỏng và một số chưa được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Một trong những yếu tố quan ngại đó là tính cam kết của trẻ khi tham gia vào chương trình, nhiều em sống lang thang trên đường phố quá dài dẫn đến việc thích nghi trong môi trường có những nội quy, quy định gặp nhiều khó khăn. Gia đình nhiều khi mải mưu sinh kiếm sống, không có thời gian chăm sóc con cái. Có những gia đình phức tạp các em vẫn bị bạo hành, lạm dụng sức lao động và thiếu sự hợp tác với tổ chức.

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em lang thang tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh cần có những thay đổi, biện pháp nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên xã hội. Tăng cường mối liên kết với các tổ chức, ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương. Nâng cao chất lượng hoạt động pháp lý, mở phòng tư vấn tâm lý với chuyên gia tâm lý. Tăng cường hợp tác với các nhà trường tạo cơ hội học tập cho trẻ lang thang được hòa nhập. Phối hợp với các địa phương để nâng cao chất lượng hồi gia cho trẻ. Giữ mối quan hệ thường xuyên với trẻ và gia đình, hỗ trợ các em khi hồi gia. Tăng cường các hoạt động truyền thông gây quỹ đảm bảo hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em lang thang ổn định, chất lượng và bền vững.

Khuyến nghị

Để giải quyết vấn đề còn tồn tại trong hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh. Tác giả xin đề xuất một số khuyến nghị nhằm giải quyết những tồn tại, nâng cao hiệu quả chất lượng của các dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em lang thang:

1) Khuyến nghị với các bộ ngành: Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Lao động thƣơng bình và xã hội

105

+ Bộ Lao động Thương binh và xã hội cần ban hành quy định, chính sách ưu tiên cụ thể đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em lang thang nói riêng. Chính sách về giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, pháp lý và tâm lý. Thành lập một mạng lưới liên kết các dịch vụ công tác xã hội dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em lang thang nói riêng trong cả nước.

+ Bộ Y tế cần ban hành các chính sách ưu tiên về chăm sóc sức khỏe cho đối tượng trẻ lang thang đang sinh hoạt tại các cơ sở chăm sóc, cơ sở bảo trợ.

+ Bộ giáo dục và đào tạo cần ban hành những chính sách ưu tiên dành cho trẻ em lang thang như tăng thêm cơ hội lựa chọn trường, hỗ trợ về học phí, sách vở đồ dùng học tập, trao học bổng.

+ Thành lập phòng công tác xã hội tại các trường học để giải quyết và hỗ trợ trẻ khi gặp vấn đề, khó khăn tại trường học phối hợp với nhân viên xã hội của Tổ chức nơi có trẻ em đang theo học.

2) Khuyến nghị đối với chính quyền địa phƣơng: hội phụ nữ, đoàn thanh niên

+ Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, công an thôn, xã cần hợp tác với Tổ chức trẻ em Rồng Xanh thông qua vai trò của nhân viên xã hội để tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân địa phương như: phòng chống buôn bán người, bạo lực gia đình ... Đoàn thanh niên phối hợp cùng nhân viên xã hội lên kế hoạch tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tạo sân chơi lành mạnh thu hút các em tham gia.

+ Hội phụ nữ, đoàn thanh niên tiến hành vãng gia, thăm hỏi, chia sẻ thông tin, báo cáo kết quả hoạt động, những khó khăn trong quá trình hỗ trợ trẻ em lang thang và gia đình với nhân viên xã hội. Phát hiện những vấn đề cấp bách báo cáo nhân viên xã hội để có hướng phối hợp giải quyết tránh tình trạng trẻ lại bỏ nhà đi lang thang.

+ Địa phương cần có các hoạt động dạy nghề thay thế cho trẻ em lang thang hồi gia hỗ trợ về vật chất và điều kiện sinh hoạt; tạo điều kiện để các em lao động kiếm sống, giúp đỡ gia đình bằng cách làm những công việc phù hợp trong điều kiện an toàn và bảo đảm vệ sinh, với những cách làm phù hợp thực tế cuộc sống.

106

+ Công an thôn, xã cần rà soát lại danh sách các em còn vướng mắc về giấy tờ pháp lý. Phối hợp với nhân viên xã hội của Tổ chức trẻ em Rồng Xanh để có những hỗ trợ kịp thời, đảm bảo quyền lợi của trẻ.

3) Khuyến nghị đối với Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh:

+ Lãnh đạo Tổ chức trẻ em Rồng Xanh cần tăng cường các hoạt động hợp tác, trao đổi thông tin, báo cáo tình hình hoạt động, chia sẻ những khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động với các bộ ngành liên quan như Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ công an.

+ Tổ chức trẻ em Rồng Xanh thông qua hoạt động của nhân viên xã hội cần

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO TRẺ EM LANG THANG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TỔ CHỨC TRẺ EM RỒNG XANH HÀ NỘI (Trang 101 -114 )

×