10. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Thuyết vai trò
Mỗi hệ thống xã hội có những cơ cấu phức tạp tương ứng với nó bao gồm nhiều bộ phận cấu thành, mỗi bộ phận có những vị trí, vai trò chức năng xã hội khác nhau. Lý thuyết vai trò nhấn mạnh đến các bộ phận cấu thành của xã hội và cho rằng mỗi cá nhân có một vị trí xã hội nhất định, được thừa nhận trong cơ cấu xã hội, gắn liền với quyền lợi và nghĩ vụ hay kỳ vọng để định hướng cho những hành vi xã hội của cá nhân đó. Nó được xác định trong sự đối chiếu so sánh với các vị trí khác. Do vị thế xã hội luôn gắn bó với những quyền và trách nhiệm kèm theo nên nó luôn ràng buộc con người. Có thể hiểu vai trò là hệ thống những kỳ vọng hoặc những hành vi gắn với các vị trí đó trong cấu trúc xã hội mà xã hội gắn cho mỗi cá nhân trong xã hội. Một mặt những vai trò thể hiện biểu hiện ra bên ngoài gọi là vai trò hiện và ngược lại là vai trò ẩn không biểu lộ ra bên ngoài mà thậm chí người có vai trò này cũng không biết là mình có những biểu hiện đấy.
Hệ thống vai trò là tập hợp các vai trò gắn với một vị thế xã hội cụ thể qua việc chiếm giữ vị trí đó mà bạn có thể có được một hay một số vai trò, vai trò gắn với quyền và nghĩa vụ. Lý thuyết vai trò có mối quan hệ chặt chẽ đến thuyết chức năng cấu trúc trong xã hội học. Thuyết vai trò cho rằng mọi cá nhân chiếm giữ các vị trí trong cấu trúc xã hội. Mỗi vị trí đều có một vai trò gắn liền với nó.
Các nhà xã hội học theo thuyết vị trí – vai trò cho rằng : hành vi con người thay đổi khác nhau tùy theo bối cảnh và gắn liền với vị trí xã hội của người hành động. Như vậy, vai trò xã hội chính là sự tập hợp những hành vi, thái độ, quyền lợi và sự bắt buộc mà xã hội mong đợi đối với một vị thế xã hội nhất định và sự thực hiện của cá nhân có vị thế đó. Vai trò có thể coi là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Những đòi hỏi này được xác định căn cứ vào các
31
chuẩn mực và giá trị xã hội khác nhau. Do vậy, lý thuyết vai trò trợ giúp cách lý giải tại sao những mô hình xã hội lại có tác động đến các thân chủ.
Các tác giả như Strean (1971) và Davis(1986) đã nhấn mạnh đến đóng góp của những nội dung cơ bản của xã hội học và tâm lý học xã hội về thuyết vai trò đối với công tác xã hội. Perlman lại cho rằng: vai trò xã hội lại hữu ích cho việc tìm hiểu các mối quan hệ và vấn đề nhân cách bởi vì thuyết vai trò là đề cập đến những hình thức trong tương tác của chúng ta đối với những cá nhân khác và sự trải nghiệm, tương tác đó làm chúng ta phản ứng lại theo các cách thức đặc trưng đó đồng thời bà cũng nhấn mạnh đến các vai trò về việc làm, gia đình và cha mẹ là những nhân tố quyết định đến những vấn đề hành vi và nhân cách.
Thuyết vai trò cũng xem xét một số luận điểm xã hội về hành vi, đây cũng như là mối quan hệ hữu ích giữa các vấn đề hành vi và những vấn đề về môi trường xã hội. Việc sử dụng lý thuyết này nhằm làm rõ hơn vai trò của các NVXH bởi mỗi cá nhân đều giữ nhiều vai trò khác nhau nhưng cần xác định xem đâu là vai trò quan trọng nhất. Ví dụ như một cán bộ tại trung tâm bảo trợ, nếu xét đối với trung tâm thì họ là một cán bộ của trung tâm và chịu sự chỉ đạo của cấp trên nhưng nếu xét đối với những đối tượng tại trung tâm thì họ lại đóng vai trò là người quản lý. Do đó người nhân viên xã hội phải biết sử dụng và kết hợp một cách hợp lý các vai trò của mình tuỳ vào từng đối tượng và từng hoàn cảnh cụ thể.
Vận dụng lý thuyết vai trò vào nghiên cứu nhằm mục đích chỉ ra hoạt động cung cấp di ̣ch vu ̣ công tác xã hô ̣i có vai trò, ý nghĩa quan trọng như thế nào trong việc giúp đỡ các đối tượng trẻ em lang thang ở Tổ chứ c Trẻ em Rồng Xanh . Đồng thời vận dụng thuyết này vào nghiên cứu còn nhằm mục đích đánh giá xem đô ̣i ngũ nhân viên CTXH ở đây đã thực hiện tốt vai trò cung cấp di ̣ch vu ̣ công tác xã hô ̣i cho trẻ em lang thang theo những gì được mong đợi hay chưa.
1.2.3. Thuyết hê ̣ thống sinh thái
Theo Parson, nhóm là hệ thống xã hội với những thành viên lệ thuộc hỗ tương, cố gắng duy trì trật tự và sự cân bằng như một thể thống nhất. Nhóm phải vận động tài nguyên để đáp ứng nhu cầu. Có 4 nhiệm vụ chính: hội nhập
32
– thích nghi – duy trì – đạt mục tiêu. Sự hiện diện của các tài nguyên như là một tổng thể từ mối tương tác giữa các cá nhân liên quan đến nhau.
Thuyết hê ̣ thống là mô ̣t trong những lý thuyết quan tro ̣ng được vâ ̣n du ̣ng . Khái niệm hệ thống : “Là tập hợp nhiều yếu tố , đơn vi ̣ cùng loại hoặc cù ng chức năng , có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ , làm thành một thể thống nhất” [26, tr434].
Dưới góc đô ̣ công tác xã h ội: “Hê ̣ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hê ̣ với nhau để hoạt động thống nhất . Con người phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường , xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp của mình trong cuộc sống”.
CTXH quan tâm đến sự nối kết xã hội và các mối quan hệ xã hội của con người và cũng quan tâm tới các mục tiêu xã hội như công bằng xã hội hoặc thay đổi xã hội cũng như công việc chung giữa người với người (liên cá nhân).Các quan điểm hệ thống trong công tác xã hội có nguồn gốc từ lý
thuyết hê ̣ thống tổng quát của Bertalanffy . Đây là mô ̣t lý thuyết sinh ho ̣c cho rằng mo ̣i tổ chức hữu cơ đều là những hê ̣ thống được ta ̣o nên từ các tiểu hê ̣ thống và ngược la ̣i cũng là mô ̣t phần của hê ̣ thống lớn hơn . Do đó con người là một bộ phận của xã hội và được tạo nê n từ các phân tử , mà được tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ hơn.
Tác giả Hanson (1995) cũng cho rằng giá trị của lý thuyết hệ thống chính là nó đi vào giải quyết những vấn đề về tổng thể nhiều hơn là những bộ phận của các hành vi xã hội hoặc con người. Các quan niệm chính cho rằng, các thực thể hệ thống có hệ thống đóng và hệ thống mở hoặc coi là một tiến trình có đầu vào – đầu ra của khối lượng - phản hồi mà dẫn đến những trạng thái của hệ thống bao gồm ổn định, điều hòa/cân bằng, khác biệt, không tính tổng hay trạng thái trao đổi. Nhìn chung những quan điểm này đều là những dấu mốc cụ thể để ứng dụng lý thuyết này trong các khoa học khác.
Lý thuyết hệ thống được coi là một trong những chiều hướng phù hợp về sự phát triển, hướng đến cái tổng thể (Hanson, 1995). Tác giả Robert (1990) cũng xem xét lý thuyết này như là một mô hình mang tính hòa nhập đang
33
được phát triển trong CTXH và thường được ứng dụng trong trị liệu gia đình. Ưu điểm của lý thuyết hệ thống là nó phản ánh một số khía cạnh về các tổ chức xã hội và các chính sách xã hội hiện nay.
Tác phẩm được sử dụng rộng rãi giữa mối liên hệ giữa hệ thống sinh thái và CTXH là của Pincus và Minahan (1973). Nguyên tắc về tính tiếp cận này chính là các cá nhân phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội trung gian của họ nhằm thỏa mãn được cuộc sống riêng, do đó, CTXH nhấn mạnh đến những hệ thống như vậy.
Ba hình thức hệ thống cơ bản trong CTXH bao gồm:
Hệ thống phi chính thức hoặc tự nhiên (gia đình, bạn bè, người thân, đồng nghiệp..)
Hệ thống chính thức (nhóm cộng đồng, các tổ chức công đoàn..) Các hệ thống xã hội (bệnh viện, nhà trường..)
CTXH xem xét các thành tố trong các tương tác giữa thân chủ và những đối tượng liên quan và môi trường của họ mục đích là để giúp đỡ cá nhân thể hiện được những nhiệm vụ của cuộc sống cà có tầm quan trọng đối với chúng ta.
Lý thuyết này nói lên mối liên kết tất yếu trong mạng xã hội giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm và ngược lại bởi vì các cá nhân không thể tồn tai riêng lẻ mà p hụ thuộc vào những hệ thống trong môi trường xã hội trực tiếp của ho ̣ như môi trường gia đình , nhà trường, nhóm bạn bè, cơ sở y tế … Vì vậy công tác xã h ội chú tro ̣ng tới những hê ̣ thống như vâ ̣y để giúp đỡ các cá nhân, nhóm có vấn đề.
Vận dụng lý thuyết hệ thống vào nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu rõ về sự tác đô ̣ng của các hệ thống lên cá nhân , có thể đó là sự tác động tiêu cực hoă ̣c tích cực. Bên ca ̣nh đó không phải tất cả mo ̣i người đều có khả n ăng tiếp câ ̣n sự hỗ trợ như nhau về nguồn lực có từ các hê ̣ thống tồn ta ̣i xung quanh . Như vâ ̣y mỗi cá nhân chi ̣u sự tác đô ̣ng khác nhau từ các hê ̣ thống mà ho ̣ tồn tại. Đối với trẻ em lang thang cũng vậy, các em chịu sự tác động của nhiều hệ thống và mỗi cá nhân la ̣i có khả năng tiếp câ ̣n khác nhau . Nhân viên xã hô ̣i sẽ nhìn nhận xem trẻ liên hệ chặt chẽ với yếu tố nào trong môi trường mà trẻ
34
sinh sống từ đó ứng du ̣ng vào viê ̣c rà soá t, đánh giá các chính sách hỗ trợ và hoạt động trợ giúp cho phù hợp . Song song với quá trình can thiê ̣p với từng vấn đề cu ̣ thể, nhân viên CTXH có thể kết hợp , huy đô ̣ng được các nguồn lực có sẵn, những hê ̣ thống chính sách cần thiết để giúp cho quá trình can thiêp được hiê ̣u quả.
1.3. Vài nét về địa bàn nghiên cứu và Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh
Hà Nội là thành phố đứng đầu ở nước ta về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là đi ̣a phương đứng thứ nh ì về dân số với 7,2 triệu người (2014). Vớ i vi ̣ trí giữa của đồng bằng sông Hồng trù phú , Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm chính trị , văn hóa, kinh tế, xã hội ngay từ những buổi đầu của li ̣ch sử Viê ̣t Nam. Hà Nội có rất nhiều tiềm năng và thế ma ̣nh để phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, sau khi Hà Tây cũ sáp nhâ ̣p , Hà Nội càng có điều kiê ̣n phát triển nhiều thế ma ̣nh liên quan đến các ngành di ̣ch vu ̣ , du li ̣ch, chăm sóc sức khỏe , công nghê ̣ cao… Chính vì vậy Hà Nội đang trở thành trung tâm thu hút những dòng người từ nông thôn ra tìm kế sinh nhai.
Tổ chức trẻ em Rồng Xanh là một tổ chức đóng trên địa bàn Hà Nội cũng chịu những ảnh hưởng, tác động của các dòng người di cư ra thành phố để kiếm sống. Trong số dòng người di cư ra thành thị có trẻ em lang thang. Số lượng trẻ em lang thang tăng lên hàng năm và diễn biễn ngày càng phức tạp. Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh mới hình thành và đi vào hoạt động chính thức từ năm 2004. Tuy còn nhiều khó khăn và hạn chế về thời gian nhưng tổ chức đã và đang là tổ chức trẻ em hoạt động có hiệu quả và đạt được nhiều thành công đáng kể. Giám đốc Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh, Michael Broswski nói: “Mục tiêu ban đầu của chúng tôi là làm thế nào thuyết phục các em cắp sách đi học trở lại. Thế rồi chúng tôi nhận ra rằng muốn thực hiện được điều đó, thì phải giúp các em có một số tiền bạc để mua lương thực, có một mái nhà để trú nắng, trú mưa và dần dà chúng tôi phải lo lắng tất cả các khía cạnh đó trong đời sống các em. Thách thức lớn nhất là làm thế nào ngăn chặn các em, không để các em phải khuất phục số phận mà phấn đấu chống lại số phận, để tạo dựng tương lai cho chính mình”.
35
(1) Tƣ cá ch pháp lý
Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh được thành lập ngày 25/12/2004, số AT150/UB-DA theo sự đồng ý của Ủy ban điều phố và viện trợ nhân dân (PACCOM). Văn phòng được thành lập nhằm mục đích giúp đỡ trẻ em lang thang đường phố, trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em bị lạm dụng sức lao động, trẻ em bị lừa buôn bán có cơ hội được đến trường, tham gia các khóa đào tao nghề và tiếp cận các dịch vụ xã hội khác.
(2) Cơ cấu Tổ chức
Tổ chức trẻ em Rồng Xanh đứng đầu là Giám đốc người Úc tên là Michael, tiếp đến có các quản lý chương trình, Phòng Luật, Phòng truyền thông và gây quỹ và quản lý hoạt động. Quản lý hoạt động bao gồm các bộ phận: tài chính kế toán, bảo trì và quản lý các tòa nhà, bộ phận hành chính và công nghệ thông tin.
Trong quản lý chương trình có các Dự án đang hoạt động, mỗi dự án trợ giúp nhóm đối tượng khác nhau như:
Dự ánh dành cho trẻ em lang thang: đối tượng là những trẻ em lang thang đường phố kiếm sống bằng những nghề khác nhau.
Dự án ở lại trường học: Là dự án được thực hiện tại tỉnh Bắc Ninh, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có nguy cơ phải nghỉ học. Dự án giúp các em quay trở lại trường học và hỗ trợ nhà trường xây dựng các cơ sở vật chất.
Dự án An toàn và lành mạnh Huế và Điện Biên: Đây là 2 dự án giúp đỡ các trẻ em bị bóc lột sức lao động, bị lừa đến làm việc tại các xưởng may, các cơ sở sản xuất làm việc không được trả công. Phối hợp với cơ quan công an giải cứu và đưa các em trở về với gia đình. Hỗ trợ giúp đỡ các em được đi học, đi học nghề và giúp đỡ gia đình phát triển kinh tế, giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về lao động sớm ở trẻ em.
Dự án X: Dự án giúp đỡ và giải cứu các trẻ em nữ là nạn nhân của buôn bán người. Giải cứu các em trở về Việt Nam và tiến hành các hoạt động trợ
36
giúp tâm lý, pháp lý, y tế, giáo dục. Giúp các em vượt qua rào cản và hòa nhập với cộng đồng.
Trong khuôn khổ đề tài, tác giả nghiên cứu về nhóm đối tượng trong dự án giúp đỡ trẻ em lang thang đường phố. Đây là một dự án hoạt động ngay từ khi Tổ chức trẻ em Rồng Xanh mới thành lập và có những thành công nhất định.
37
Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của Tổ chức trẻ em Rồng Xanh TỔ CHỨC TRẺ EM RỒNG XANH GIÁM ĐỐC Quản lý chƣơng trình Phòng Luật Phòng Truyền thông và gây quỹ
Quản lý hoạt động Dự án trẻ lang thang Dự án ở lại trƣờng học Dự án An toàn và lành Huế Dự án An toàn và lành mạnh Điện Dự án X Tài chính Bảo trì và quản lý tòa nhà Hành chính Công nghệ thông tin
38
(3) Cơ sở vâ ̣t chất
Để phục vụ cho hoạt động giúp đỡ trẻ em lang thang đường phố. Hiện nay, Tổ chức trẻ em Rồng Xanh có 04 ngôi nhà: Văn phòng làm việc và 3 toà nhà nội trú dành riêng cho trẻ em nam.
1.Văn phòng làm việc chính tại 879 Hồng Hà, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội ( Bao gồm 07 tầng)
+ Tầng 1: Bao gồm 01 phòng lớn và 03 phòng họp nhỏ. Tại đây các nhân viên xã hội có thể vui chơi với trẻ đồng thời thực hiện nhiệm vụ giám sát trẻ và có thể nói chuyện, gặp mặt giải quyết vấn đề của trẻ. Trẻ được chơi các trò chơi yêu