0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Vai trò người biê ̣n hộ

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO TRẺ EM LANG THANG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TỔ CHỨC TRẺ EM RỒNG XANH HÀ NỘI (Trang 96 -96 )

10. Kết cấu của luận văn

3.1.4. Vai trò người biê ̣n hộ

Trong lĩnh vực Luâ ̣t pháp, biê ̣n hô ̣ có nghĩa là bênh vực, bào chữa cho đương sự trong tòa án. Trong Công tác xã hô ̣i, người biê ̣n hô ̣ là người bảo vê ̣ quyền lợi cho thân chủ để ho ̣ được hưởng những di ̣ch vu ̣ xã hô ̣i , chính sách xã hội, ưu đãi theo pháp luâ ̣t.

Là một tổ chức hoạt động CTXH chuyên nghiệp đã nhiều năm , Tổ chức TERX đã và đang có nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ trẻ em lang thang khắp cả nước, đặc biệt là trẻ lang thang trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhân viên CTXH ở Tổ chứ c TERX đ ảm nhận nhiều vai trò chuyên môn khác nhau, trong đó biện hộ là một trong những vai trò nổi bật và có ý nghĩa quan trọng.

Dựa trên những kiến thức và kĩ năng về vai trò biện hộ, nhân viên CTXH của tổ chức thực hiện vai trò trong việc bảo vệ nhóm quyền được học tập của trẻ em lang thang. Để giúp các em có cơ hội đến trường, nhân viên của tổ chức đã đứng ra biện hộ với Nhà trường và các thiết chế liên quan, bảo vệ quyền lợi học tập cho các em.

Hoạt động biện hộ cho quyền được học tập của trẻ em lang thang ở Tổ chứ c TERX là một trong những công việc được đánh giá quan trọng hàng đầu khi tiếp nhận trẻ.

95

“Mục tiêu ban đầu của chúng tôi là làm thế nào thuyết phục các em cắp sách đi học trở lại. Chúng tôi nhắm mục tiêu là phải phá vỡ cái vòng luẩn quẩn của nghèo túng bằng cách cung cấp cơ hội giáo dục văn hóa cho các em. Đây là chìa khóa để mở ra cánh cửa tương lai đầy hi vọng. Để làm được điều đó, chúng tôi đứng lên bảo vệ quyền lợi cho các em bằng cách biện hộ với Nhà trường, các cơ sở đào tạo và các thiết chế xã hội liên quan để họ tạo cơ hội cho các em được học tập, đảm bảo quyền lợi chung của trẻ em”

Phỏng vấn sâu bà T.T.H.G, quản lý chương trình

Tiếp cận từ góc độ xã hội của vấn đề nghèo đói dẫn dến tình trạng trẻ em lang thang như hiện nay, Tổ chức TERX chú tr ọng đến yếu tố giáo dục. Vòng đời đói nghèo luẩn quẩn sẽ được phá vỡ khi các em được giáo dục tốt, có học vấn, có kiến thức. Tạo cơ hội cho trẻ lang thang được tiếp cận với giáo dục thông qua vai trò biện hộ là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực ở TERX.

Biện hộ cho quyền được học tập bao gồm việc xin học và xin chuyển trường cho trẻ. Công việc này chỉ được thực hiện khi trẻ và gia đình thực sự có nhu cầu và mong muốn học mà không hề ép buộc. Điều đó hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc, nền tảng triết lí trong Công tác xã hội: thân chủ là mối quan tâm hàng đầu trên cơ sở tôn trọng đối tượng và quyền tự quyết của họ.

Cơ hội học tập ở đây bao gồm cả việc học nghề. Tổ chức TERX cũng quan tâm tới khía cạnh này. Không chỉ biện hộ cho trẻ lang thang được đi học, tổ chức còn biện hộ và kết nối với các cơ sở đào tạo nghề tương thích khi các em có nhu cầu học nghề. Lợi ích thấy rõ khi trẻ lang thang được học nghề, được tiếp cận với các loại hình đào tạo đa dạng, phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của bản thân.

Với vai trò này , Tổ chứ c TERX đã mang đ ến cơ hội được học tập cho nhiều trẻ em lang thang. Tổ chức đã biện hộ để các em được tiếp cận với hệ thống giáo dục, được thực hiện quyền cơ bản mà các em xứng đáng được hưởng. Và trên thực tế, nhiều em đã trưởng thành, có cuộc sống ổn định nhờ cơ hội này.

96

Bên cạnh những thuận lợi nói trên, việc thực hiện vai trò biện hộ cho quyền được học tập của trẻ em lang ở Tổ chức TERX cũng g ặp phải nhiều khó khăn, trợ ngại:

+ Thuyết phục trẻ trở lại trường học là một trong những khó khăn đầu tiên khi thực hiện vai trò này. Đa phần trẻ của Tổ chứ c TERX là trẻ đường phố, sống lang thang đã nhiều năm. Các em không có cơ hội tiếp cận với giáo dục một thời gian dài. Vì thế, thuyết phục các em đi học trở lại cũng là một trở ngại lớn.

+ Khó khăn tiếp theo đến từ phía Nhà trường. Không phải trường nào cũng nhận trẻ lang thang cơ nhỡ, độ tuổi của các em thường quá so với quy định để vào trường công. Biện hộ để các em được Nhà trường tiếp nhận là một sự nỗ lực đáng kể của nhân viên xã hội. Công việc này đòi hỏi tính linh hoạt và mềm dẻo trên cơ sở những kiến thức hiểu biết về các chính sách và pháp lý liên quan đến quyền học tập của trẻ.

+ Về phía trẻ, do đặc điểm của trẻ sống trên đường phố, bỏ học lâu ngày nên việc đi học với các em là một sự cố gắng, có nhiều em thích nghi được và chăm chỉ học tập. Tuy nhiên cũng có nhiều em không quen với môi trường kỷ luật gò bó của trường học hoặc không hòa nhập được do năng lực hạn chế dẫn đến hiện tượng bỏ học, trốn học…Đây là một trở ngại đối với nhân viên biện hộ.

+ Trẻ đến với Tổ chứ c TERX đa ph ần là trẻ có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện sống, chật vật thiếu thốn. Việc học tập của các em gặp nhiều trở ngại do tác động chi phối của nhiều yếu tố xung quanh. Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò bảo vệ quyền lợi được học tập của trẻ.

3.1.5. Vai trò người hỗ trợ tâm lý

Một số trẻ đi lang thang vì gia đình ruồng bỏ hoặc gia đình quá khó khăn không đáp ứng được một số nhu cầu hết sức cơ bản như: ăn, mặc, học và nhất là tình thương. Mặt khác bị xã hội bình thường ruồng bỏ về mặt tâm lý, các em tìm thấy mối quan hệ thân tình ấm cúng của người đồng cảnh, tương thân, tương trợ lẫn nhau. Khi đến với Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh các em sẽ được tiếp nhâ ̣n và có nhân viên xã hô ̣i quản lý , lâ ̣p kế hoa ̣ch trợ giúp . Nhân viên xã

97

hô ̣i cũng là những người ba ̣n để các em có thể cảm nhâ ̣n được sự yêu thương, chăm sóc , cởi mở chia sẻ những khó khăn trong cuô ̣c sống , Hầu hết trẻ em lang thang đều thiếu thốn tình cảm yêu thương của những người thân trong gia đình , Chính vì vây , nhân viên xã hô ̣i phải là người hiểu rõ đă ̣c điểm tâm lý, hoàn cảnh gia đình cũng như quá trình lang thang ngoài đường phố của trẻ. Tâm lý của trẻ em lang thang rất phức ta ̣p , để nắm bắt và khuyến khích được các em chia sẻ , nhân viên xã hô ̣i cần có kiến thức , kỹ năng để c ó thể tiếp câ ̣n và xây dưng sự tin tưởng ở trẻ . Làm bạn với trẻ để hiểu được nhu cầu và cung cấp dịch vụ phù hợp .

Trẻ em lang thang là những người dễ bị tổn thương, nhạy cảm, luôn lo lắng và tâm thần bất an, không xác định rõ tương lai của mình. Nhân viên CTXH lúc này đóng vai trò là người hỗ trợ chính về mặt tâm lý cho họ thông qua những buổi trò chuyện, chia sẻ. Sự an ủi, động viên của NV CTXH sẽ giúp họ an tâm, bớt lo lắng hơn để bắt đầu tiếp nhận những hỗ trợ tiếp theo. Các em đã trải qua những tổn thương lớn về tâm lý, có thể bị bạo hành bởi những người thân, bị lạm dụng tình dục … Bởi vậy, nhân viên CTXH cần kiên nhẫn trong việc thiết lập mối quan hệ tin tưởng và duy trì mối quan hệ này trong suốt quá trình hỗ trợ. Mối quan hệ này chỉ có thể được tạo dựng thông qua việc nhân viên CTXH thể hiện thái độ chân thành, nhiệt tình và những kĩ năng như lắng nghe và thấu cảm ở mức độ cao. Trong những trường hợp các em gặp những vấn đề về tâm lý nghiêm trọng, nhân viên CTXH có thể giới thiệu các em tới gặp chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần để tham gia các buổi trị liệu về tâm lý.

“ Bố em đi tù từ khi em còn nhỏ vì tội buôn bán ma túy , mẹ em bỏ đi theo người khác. Em sống với bà nội , không được học hành , suốt ngày lang thang ngoài đường bán hàng rong cùng bà. Khi em 10 tuổi, em bỏ nhà đi “dạt” cùng nhóm bạn nữ . Bọn em sống cùng nhau , thường xuyên gây gổ đánh nhau , chúng rủ em đi “nhẩy đồ” . Khi gặp và đươc Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh giúp đỡ, em rất bất mãn với gia đình , vì bị bố mẹ bỏ rơi , bà già yếu được phường đưa lên Trung tâm bảo trợ xã hội 4 Ba Vì không có ai quan tâm , không có ai

98

lo cho em , mỗi ngườ i một nơi . Em thường xuyên gây gổ đánh nhau với các bạn trong Tổ chức TERX , cãi lại các anh chị , không muốn nói chuyê ̣n với nhân viên xã hội , em vẫn muốn đi lang thang cùng các bạn được tự do , thích làm gì thì làm . Sau đó các anh chi ̣ rủ em đi ra ngoài mua quần áo , đi uống sinh tố, đi siêu thi ̣ mua đồ cho hoạt động xem phim và nói chuyện nhiều lần … em đã cảm thấy tin tưởng các anh chi ̣ hơn . Dần dần em chủ động gặp nhân viên xã hội của mình mỗi khi em cảm thấy cô đơn , buồn chán. Giúp em giải tỏa những lo lắng, giúp em có thêm nhiều động lực để thay đổi những hành vi của mình. Giờ em đang đi học , anh chi ̣ đã động viên em rất nhiều giúp em có thể yên tâm theo học , dù thi thoảng khi em buồn , chán em vẫn nghỉ học .Giờ đây em đã có thể tự kiểm soát được cảm xúc của mình . Vì em luôn có các anh chị bên cạnh, sẵn sàng nghe em chia sẻ bất cứ lúc nào. Em có một nơi để đến, được lắng nghe và tự tin hơn vào bản thân,.”

Phỏng vấn sâu em L.T.B.N, 15 tuổi

Như vậy, nhân viên công tác xã hội tại Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh, ngoài việc tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ còn thực hiện các hoạt động như giáo dục phòng ngừa, tập huấn, cung cấp kiến thức cho gia đình, người thân cách chăm sóc, chia sẻ khó khăn, thấu hiểu con cái sẽ tránh được những vấn đề khác có thể phát sinh như các em tiếp tục bỏ nhà đi lang thang. Đồng thời, họ tư vấn để chính quyền có những chính sách phù hợp nhằm ngăn ngừa sự phát sinh các vấn đề liên quan đến trẻ và gia đình. Tuy nhiên việc này chưa được tiến hành một cách hiệu quả.

Thông qua việc cung cấp các dịch vụ xã hội như: chăm sóc sức khoẻ, cải thiện tình hình kinh tế và việc làm, hỗ trợ tâm lý tình cảm, pháp lý, giáo dục… nhân viên công tác xã hội sẽ giúp các em có được cơ hội tiếp cận dịch vụ để giải quyết vấn đề của bản thân, phát huy được những khả năng của mình, vượt qua khó khăn đó, vươn lên tự lập trong cuộc sống. Bằng hoạt động giáo dục, cung cấp kiến thức, kỹ năng giải quyết vấn đề cho cá nhân, gia đình và cộng đồng có trẻ lang thang, đội ngũ này sẽ cung cấp cơ hội cho trẻ lang thang được

99

hoà nhập cộng đồng - là một biện pháp giúp các em phát triển nhân cách, tăng cường giao lưu và học hỏi xã hội.

3.2. Một số giải pháp đề xuất

Tăng cƣờng mối quan hệ với các ban ngành, đoàn thể:

Lãnh đạo Tổ chức trẻ em Rồng Xanh thường xuyên định kỳ 6 tháng một lần có các cuộc họp với các cơ quan, ban ngành đoàn thể liên quan đến công tác hỗ trợ trẻ em thông báo về các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động. Nhân viên xã hội là người kết nối và phối hợp tổ chức nhằm giải quyết những trở ngại trong quá trình làm việc. Có thêm sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan trong quá trình giúp đỡ trẻ và gia đình.

Tổ chức trẻ em Rồng Xanh cần thành lập phòng tƣ vấn tâm lý, có chuyên gia tâm lý kết hợp trị liệu cho trẻ lang thang khi có những vấn đề phức

tạp. Nhân viên xã hội phải phối hợp với chuyên gia tâm lý theo dõi sát sao quá trình hỗ trợ trẻ để có kết quả trị liệu tốt nhất, giúp trẻ hồi phục và giải quyết được các vấn đề tâm lý phức tạp.

Nâng cao chất lƣợng hoạt động pháp lý;

+ Nhân viên xã hội lập danh sách các em đang gặp khó khăn về pháp lý chuyển sang bộ phận pháp lý để kiến nghị với cơ quan chức năng, liên hệ với địa phương tìm hướng giải quyết đảm bảo quyền lợi cho trẻ.

+ Bộ phận pháp lý phối hợp với nhân viên xã hội thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về pháp luật cho trẻ, nâng cao nhận thức về pháp luật và tự bảo vệ bản thân trước tệ nạn xã hội phức tạp.

+ Nhân viên xã hội tổ chức các cuộc họp mời các lãnh đạo địa phương, các cơ quan liên quan bàn về thủ tục và cách thức hỗ trợ pháp lý cho những trường hợp khó khăn, phức tạp.

+ Nhân viên xã hội phối hợp với bộ phận Luật điều tra và trợ giúp trẻ về các thủ tục pháp lý và bảo vệ các em trước pháp luật khi có vấn đề phức tạp như: trẻ em nam bị xâm hại tình dục, bạo hành.

100

Tổ chức trẻ em Lãnh đạo Tổ chức trẻ em Rồng Xanh hợp tác, làm việc với Sở, phòng Giáo dục và đào tạo Hà Nội có những chính sách, ƣu tiên giúp đỡ các em trong quá trình học tập như: hỗ trợ học phí, các khoản đóng

góp. Tạo điều kiện cho các em được học tại các trường có chất lượng đào tạo tốt. Tăng thêm cơ hội lựa chọn trường phù hợp cho từng trẻ. Nhân viên xã hội là người trực tiếp làm việc và trao đổi với các trường học về cơ hội học tập cho các em.

Tổ chức trẻ em Rồng Xanh làm việc, phối hợp với Phòng y tế của quận Hoàn Kiếm tổ chức khám bệnh định kỳ cho các em. Việc này đòi hỏi

nhân viên xã hội phải quan tâm đảm bảo các em có sức khỏe tốt nhất tham gia các hoạt động học tập, vui chơi giải trí. Kịp thời phát hiện và xử lý khi trẻ có vấn đề về sức khỏe. Nhân viên xã hội tìm kiếm phối hợp với các chuyên gia tổ chức các buổi chia sẻ, tập huấn về tự chăm sóc sức khỏe cơ bản, tự bảo vệ bản thân cho trẻ.

Tổ chức trẻ em Rồng Xanh cần tăng cường phối hợp với các cơ sở y tế như Phòng y tế của quận Hoàn Kiếm xuyên tổ chức các buổi tập huấn về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ.

Tổ chức trẻ em Rồng Xanh phối hợp với chính quyền địa phƣơng, các ban ngành đoàn thể nhƣ Hội phụ nữ, đoàn thanh niên nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của công tác hồi gia cho trẻ. Môi trường gia đình là tốt nhất đối với

sự phát triển của đứa trẻ. Chính vì vậy nhân viên xã hội cần thường xuyên đánh giá khả năng hồi gia và thúc đẩy, cải thiện mối quan hệ giữa trẻ với gia đình. Tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ khi trẻ trở với gia đình. Thiết lập và tăng cường mối quan hệ với chính quyền địa phương nơi trẻ trở về để giúp các em có thể hòa nhập và hồi gia bền vững. Thường xuyên có sự trao đổi thông tin về tình của trẻ để có những hỗ trợ kịp thời.

Nâng cao chất lượng của các ngôi nhà nội trú dành cho trẻ, tăng cường các hoạt động vui chơi giải trí thu hút sự tham gia của trẻ. Giúp giảm thiểu các nguy cơ trẻ rơi vào các tệ nạn xã hội, tái lang thang.

101

Nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên xã hội, nhân viên chăm sóc:

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO TRẺ EM LANG THANG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TỔ CHỨC TRẺ EM RỒNG XANH HÀ NỘI (Trang 96 -96 )

×