0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Trẻ em lang thang

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO TRẺ EM LANG THANG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TỔ CHỨC TRẺ EM RỒNG XANH HÀ NỘI (Trang 26 -26 )

10. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Trẻ em lang thang

Thuật ngữ “trẻ đường phố” (Street children) chỉ mới được sử dụng trong thời gian gần đây, bên cạnh thuật ngữ “trẻ bụi đời” và “trẻ lang thang cơ nhỡ” đã được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Cả ba khái niệm này đều nói lên tính chất của một loại đối tượng có những nhu cầu phức tạp và từng là nỗi nhức nhối của nhiều xã hội.

Khái niệm trẻ đường phố nhằm chỉ một nhóm các đứa trẻ chọn lối sống ngoài vỉa hè các thành phố lớn, tự đi tìm cho mình một sinh kế để nuôi sống bản than. Trẻ không có một nơi ở nhất định và cũng không có một nghề nghiệp ổn định, một điều quan trọng là trẻ phải hay tự xa lánh gia đình và có những tổn thương về mặt tâm lí.

Theo Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004: “Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư trú không ổn định; Trẻ em cùng với gia đình đi lang thang”.

25

Trong quá trình nghiên cứu , tôi sẽ vâ ̣n du ̣ng khái n iê ̣m Trẻ em lang thang trong Luâ ̣t Bảo vê ̣, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004.

1.1.4. Dịch vụ xã hội

Dịch vụ được hiểu theo nhiều cách khác nhau và gắn liền với quá trình phát triển xã hội. Theo Đại từ điển tiếng Việt: dịch vụ là công việc phục vụ cho đông đảo dân chúng (Nguyễn Như Ý, 1999, tr.537, NXB Văn hóa, Đại từ điển tiếng Việt). Tác giả Trần Hậu, Đoàn Minh Tuấn (2012) cho rằng dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội tạo ra các sản phẩm hàng hóa tồn tại dưới hình thái vô hình nhằm thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và đời sống của con người.

Dịch vụ xã hội (DVXH) theo Alfred Kahn (1973) là các dịch vụ nhằm trợ giúp, thúc đẩy, hay phục hồi chức năng của cá nhân hay gia đình, cung cấp những điều kiện đảm bảo cho phát triển sự xã hội hóa của họ. Các dịch vụ xã hội có thể do cá nhân hay cơ quan tổ chức cung cấp, nó không chỉ có chức năng phục vụ cho cá nhân, gia đình mà cho cả những nhóm xã hội, tham gia vào giải quyết các vấn đề, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Dịch vụ xã hội gắn liền với nhiệm vụ chức năng là phục vụ xã hội, thỏa mãn nhu cầu của nguời dân trong cộng đồng xã hội.

Tác giả Trần Hậu, Đoàn Minh Tuấn (2012) cũng xem DVXH là những dịch vụ đáp ứng nhu cầu cộng đồng và cá nhân nhằm phát triển xã hội, có vai trò đảm bảo hạnh phúc, phúc lợi và công bằng xã hội, đề cao tính nhân văn, vì con người, là hoạt động mang bản chất kinh tế-xã hội, do nhà nước, thị trường hoặc xã hội dân sự cung ứng tùy theo tính chất thuần công, không thuần công hay tư của từng lĩnh vực dịch vụ, bao gồm các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học,công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao và các trợ giúp xã hội khác.

Và dịch vụ xã hội được Liên hợp quốc định nghĩa như sau: Dịch vụ xã hội cơ bản là các hoạt động dịch vụ cung cấp những nhu cầu cho các đối tượng nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống.

26 Như vậy:

Dịch vụ xã hội cơ bản là hệ thống cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người và được xã hội thừa nhận.

Dịch vụ xã hội cơ bản được chia thành 4 loại chính:

- Dịch vụ đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản: Việc ăn uống, vệ sinh, chăm sóc, nhà ở....mọi đối tượng yếu thế là trẻ em, người tàn tật mất khả năng lao động đều phải được đáp ứng nhu cầu này để phát triển về thể lực.

- Dịch vụ y tế: Bao gồm các hình thức khám chữa bệnh, điều dưỡng phục hồi chức năng về thể chất cũng như tinh thần cho các đối tượng.

- Dịch vụ giáo dục: Trường học, các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng sống, các hình thức giáo dục hoà nhập, hội nhập và chuyên biệt...

- Dịch vụ về giải trí, tham gia và thông tin: Đây là loại hình dịch vụ xã hội rất quan trọng đối với các đối tượng thuộc nhóm đối tượng công tác xã hội, hoạt động giải trí như văn nghệ, thể thao,... nâng cao sự tự tin, đẩy mạnh hoà nhập tốt hơn với cộng đồng, nâng cao sự hiểu biết, kiến thức cho đối tượng...

1.1.5. Dịch vụ công tác xã hội

Trong một số tài liệu chúng ta còn thường gặp một thuật ngữ là dịch vụ công tác xã hội. Có thể hiểu dịch vụ CTXH cũng là dịch vụ xã hội, tuy nhiên nó hướng nhiều tới các hoạt động hay dịch vụ trợ giúp xã hội cho những người có vấn đề xã hội, đặc biệt nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn như người khuyết tật,trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi/ người già cô đơn, không nơi nương tựa, người có HIV/AIDS hay ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người bị bạo lực gia đình, người nghiện ma túy, người có vấn đề tâm thần, người nghèo...

Dịch vụ CTXH được hiểu là các dịch vụ cụ thể hóa các luật pháp, chính sách của nhà nước về các lĩnh vực phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, pháp lý nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng, trong đó có trẻ em có nhu c ầu giải quyết các vấn đề khó khăn và mang tính chuyên nghiệp của công tác xã hội.

27

Từ những khái niệm, quan điểm về công tác xã hội và dịch vụ xã hội, có thể hiểu dịch vụ công tác xã hội ở Viê ̣t Nam như sau: “Dịch vụ công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp công tác xã hội cung cấp các hoạt động hỗ trợ về tinh thần hay vật chất cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn như người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người già,người là nạn nhân…, hoặc những người có nhu cầu hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội , trợ giúp pháp lý nh ằm giảm thiểu những rào cản, những bất công và bất bình đẳng trong xã hội”[14].

Trong đề tài này tác giả sử dụng thuật ngữ dịch vụ công tác xã hội thay cho các thuật ngữ như dịch vụ xã hội, trợ giúp xã hội...và chú trọng dịch vụ công tác xã hội cho nhóm trẻ lang thang.

1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 1.2.1. Thuyết nhu cầu của Maslow

Nhà tâm lý học Abrahanm Maslow (1908-1970) được xem như mô ̣t tro ng những người đi tiên phong trong trường phái Tâm lý ho ̣c nhân văn , trườ ng phái này được xem là thế lực thứ 3 khi thế giới lúc ấy đang biết đến 2 trường phái tâm lý chính: Phân tâm ho ̣c và Chủ nghĩa hành vi.

Năm 1943, ông đã ph át triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó đư ợc thừa nhâ ̣n rô ̣ng rãi và được sử du ̣ng trong những lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về thang bâ ̣c nhu cầu của con người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo mô ̣t hê ̣ thống trâ ̣t tự cấp bâ ̣c , trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiê ̣n thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.

Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết , Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bâ ̣c:

28

Hình 1: Thang nhu cầu của Maslow

Nhu cầu cơ bản: bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như : ăn uống, ngủ, không khí để thở … Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và ma ̣nh nhất của con người. Trong hình ki m tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bâ ̣c nhất : bâ ̣c cơ bản nhất . Maslow cho rằng , những nhu cầu này ở mức đô ̣ cao hơn sẽ không xuất hiê ̣n trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ng ự, hối thúc, giục giã một người hành đô ̣ng khi nhu cầu cơ bản này chưa đa ̣t được.

Nhu cầu về an toàn: Nhu cầu an toàn này thể hiê ̣n trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vê ̣ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành đô ̣ng cơ hoa ̣t đô ̣ng trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính ma ̣ng như chiến tranh, thiên tai, gă ̣p thú dữ…

Nhu cầu về xã hô ̣i : Nhu cầu này còn được go ̣i là nhu cầu mong muốn thuô ̣c về mô ̣t bô ̣ phâ ̣n , mô ̣t tổ chức nào đó hoă ̣c nhu cầu về tình cảm , tình thương. Nếu nhu cầu này không được thỏa mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bê ̣nh trầm tro ̣ng về tinh thần, thần kinh.

Nhu cầu được quý tro ̣ng: Nhu cầu này còn được go ̣i là nhu cầu tự tro ̣ng vì nó thể hiện hai cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể tro ̣ng thông qua

29

các thành quả của bản thân và nhu cầu cảm nhận , quý trọng chính mình, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân.

Vì thế những nhân viên công tác xã hô ̣i ti ếp xúc với trẻ lang thang đường phố, đặc biệt với các em có tâm lý tuyệt vọng, chán chường phải biết hòa nhập với các em, xác lập một tình cảm và sự tin cậy ở các em. Hiểu rõ hoàn cảnh và những tổn thương các em đã phải trải qua trong quá khứ. Sự tin tưởng, tình yêu thương là mô ̣t yếu tố vô cùng quan tro ̣ng trong quá trình làm viê ̣c và giúp đỡ các em mô ̣t cách hiê ̣u quả nhất.

Nhu cầu được thể hiê ̣n mình : Khi nghe về nhu cầu này : “thể hiê ̣n mình” chúng ta khoan vội gán cho nó ý nghĩa tiêu cực . Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu này được xếp đă ̣t ở mức đô ̣ cao nhất . Nhu cầu của mô ̣t cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”. Nói mô ̣t cách giản đơn , đây chính là nhu cầu được sử du ̣ng hết khả năng , tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đa ̣t các thành quả trong xã hô ̣i. Mỗi một cá nhân chúng ta đều tồn tại trong mình những nhu cầu thiết yếu nêu trên. Những trẻ em lang thang đường phố cũng không nằm ngoài quy luật đó. Khi trẻ lang thang, bụi đời đã chọn cách sống lang thang đường phố là phương sách tối ưu đối với chúng thì nhiều em không thể hoặc không muốn đưa ra lời giải thích nào khác cho động cơ của chúng ngoài việc chúng muốn được “độc lập”, “tự do” không bị ràng buộc vào gia đình và các tổ chức xã hội mà muốn gắn bó với bạn bè đồng cảnh.

Đây cũng chính là thách thức lớn đối với Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh, có nhiều em khi sống một thời gian dài cũng không thể thích nghi được với cuộc sống mới với những nội quy, quy định nhất định đã quay trở lại con đường cũ lang thang kiếm sống và nhiều em đã vướng vào tù tội.

Việc vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu nhằm mục đích trước hết xem xét hệ thống nhu cầu của nhóm trẻ lang thang, các em có những nhu cầu gì chưa được thỏa mãn, chưa được xã hội đáp ứng. Từ đó sẽ đối chiếu với những hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội , xem xét mức đô ̣ phù hợp của dịch vụ đó với các nhu cầu của trẻ em lang thang . Phù hợp với nhu cầu của

30

đối tượng là yêu cầu tiên quyết , không thể thiếu quyết đi ̣nh hiê ̣u quả của các hoạt động trợ giúp; viê ̣c tìm hiểu nhu cầu của trẻ em lang thang là khâu không thể thiếu trong hoa ̣t đô ̣ng cung cấp di ̣ch vu ̣ công tác xã hô ̣i để đưa ra những trợ giúp hiê ̣u quả nhất.

1.2.2. Thuyết vai trò

Mỗi hệ thống xã hội có những cơ cấu phức tạp tương ứng với nó bao gồm nhiều bộ phận cấu thành, mỗi bộ phận có những vị trí, vai trò chức năng xã hội khác nhau. Lý thuyết vai trò nhấn mạnh đến các bộ phận cấu thành của xã hội và cho rằng mỗi cá nhân có một vị trí xã hội nhất định, được thừa nhận trong cơ cấu xã hội, gắn liền với quyền lợi và nghĩ vụ hay kỳ vọng để định hướng cho những hành vi xã hội của cá nhân đó. Nó được xác định trong sự đối chiếu so sánh với các vị trí khác. Do vị thế xã hội luôn gắn bó với những quyền và trách nhiệm kèm theo nên nó luôn ràng buộc con người. Có thể hiểu vai trò là hệ thống những kỳ vọng hoặc những hành vi gắn với các vị trí đó trong cấu trúc xã hội mà xã hội gắn cho mỗi cá nhân trong xã hội. Một mặt những vai trò thể hiện biểu hiện ra bên ngoài gọi là vai trò hiện và ngược lại là vai trò ẩn không biểu lộ ra bên ngoài mà thậm chí người có vai trò này cũng không biết là mình có những biểu hiện đấy.

Hệ thống vai trò là tập hợp các vai trò gắn với một vị thế xã hội cụ thể qua việc chiếm giữ vị trí đó mà bạn có thể có được một hay một số vai trò, vai trò gắn với quyền và nghĩa vụ. Lý thuyết vai trò có mối quan hệ chặt chẽ đến thuyết chức năng cấu trúc trong xã hội học. Thuyết vai trò cho rằng mọi cá nhân chiếm giữ các vị trí trong cấu trúc xã hội. Mỗi vị trí đều có một vai trò gắn liền với nó.

Các nhà xã hội học theo thuyết vị trí – vai trò cho rằng : hành vi con người thay đổi khác nhau tùy theo bối cảnh và gắn liền với vị trí xã hội của người hành động. Như vậy, vai trò xã hội chính là sự tập hợp những hành vi, thái độ, quyền lợi và sự bắt buộc mà xã hội mong đợi đối với một vị thế xã hội nhất định và sự thực hiện của cá nhân có vị thế đó. Vai trò có thể coi là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Những đòi hỏi này được xác định căn cứ vào các

31

chuẩn mực và giá trị xã hội khác nhau. Do vậy, lý thuyết vai trò trợ giúp cách lý giải tại sao những mô hình xã hội lại có tác động đến các thân chủ.

Các tác giả như Strean (1971) và Davis(1986) đã nhấn mạnh đến đóng góp của những nội dung cơ bản của xã hội học và tâm lý học xã hội về thuyết vai trò đối với công tác xã hội. Perlman lại cho rằng: vai trò xã hội lại hữu ích cho việc tìm hiểu các mối quan hệ và vấn đề nhân cách bởi vì thuyết vai trò là đề cập đến những hình thức trong tương tác của chúng ta đối với những cá nhân khác và sự trải nghiệm, tương tác đó làm chúng ta phản ứng lại theo các cách thức đặc trưng đó đồng thời bà cũng nhấn mạnh đến các vai trò về việc làm, gia đình và cha mẹ là những nhân tố quyết định đến những vấn đề hành vi và nhân cách.

Thuyết vai trò cũng xem xét một số luận điểm xã hội về hành vi, đây cũng như là mối quan hệ hữu ích giữa các vấn đề hành vi và những vấn đề về môi trường xã hội. Việc sử dụng lý thuyết này nhằm làm rõ hơn vai trò của các NVXH bởi mỗi cá nhân đều giữ nhiều vai trò khác nhau nhưng cần xác định xem đâu là vai trò quan trọng nhất. Ví dụ như một cán bộ tại trung tâm bảo trợ, nếu xét đối với trung tâm thì họ là một cán bộ của trung tâm và chịu sự chỉ đạo của cấp trên nhưng nếu xét đối với những đối tượng tại trung tâm thì họ lại đóng vai trò là người quản lý. Do đó người nhân viên xã hội phải biết sử dụng và kết hợp một cách hợp lý các vai trò của mình tuỳ vào từng đối tượng và từng hoàn cảnh cụ thể.

Vận dụng lý thuyết vai trò vào nghiên cứu nhằm mục đích chỉ ra hoạt động

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO TRẺ EM LANG THANG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TỔ CHỨC TRẺ EM RỒNG XANH HÀ NỘI (Trang 26 -26 )

×