0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Vai trò người giáo dục

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO TRẺ EM LANG THANG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TỔ CHỨC TRẺ EM RỒNG XANH HÀ NỘI (Trang 91 -91 )

10. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Vai trò người giáo dục

Trẻ em lang thang là những đối tượng ít có cơ hội học tập và phát triển, do đó các em thiếu hẳn những kỹ năng sống. Vì vậy, nhân viên xã hội còn phải đóng vai trò là nhà giáo dục, giúp các em phát triển những kỹ năng xã hội cần thiết để họ có thể tự tin tham gia vào các hoạt động xã hội có ích cho cuộc sống của họ.

90

Nhân viên xã hội đã phối hợp với giáo viên tổ chức các lớp học văn hóa, lớp học kỹ năng sống phù hợp với trình độ. Giúp các em có những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.

Các anh chị nhân viên xã hội đã rất vất vả khi tìm và xin trường học phù hợp cho chúng em. Giúp chúng em chuẩn bị hồ sơ, đi xin học. Đặc biệt, anh chị còn chia sẻ và dạy cho chúng em cách giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn ở trường. Cách giao tiếp, các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như: lễ phép, hòa nhập với bạn bè, biết cách chăm sóc bản thân…”

(Ý kiến thảo luận nhóm trẻ)

Làm việc với các tổ chức và cá nhân giới thiệu các em đến các lớp học miễn phí. Hơn ai hết nhân viên công tác xã hội cần phải có những kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ trong giáo dục trẻ em lang thang, nhân viên công tác xã hội cần phải được đào tạo để việc trợ giúp đạt kết quả cao.

Mỗi cán bô ̣, giáo viên trong Tổ chức TERX có nhiều vai trò khác nhau phụ thuô ̣c vào vi ̣ trí, nhiê ̣m vu ̣ được giao. Với tư cách là người giáo dục , NVXH thể hiê ̣n vai trò này như những giáo viên , người hướng dẫn , chỉ dạy tại cở sở . Cán bô ̣, nhân viên đã thực hiê ̣n tốt vai trò giáo du ̣c văn hóa , rèn luyện đạo đức, nhân cách. Điều đó thể hiện qua các chỉ báo : hỗ trợ cho các em tâ ̣p đo ̣c , tâ ̣p viết, làm bài tập về nhà (chủ yếu với các em bậc tiểu học ); kính trọng nhân viên trong Tổ chức TERX; lễ phép chào hỏi khi khách đến thăm, anh chi ̣ tình nguyê ̣n; xưng hô đúng mực, chỉ bảo các em điều hay lẽ phảo ; uốn nắn các em có hành vi chưa tốt (nói tục, chử i bâ ̣y, không vâng lời, đánh nhau).

Đặc biệt, đối với trẻ em lang thang trình đô ̣ ho ̣c vấn thấp , đa số các em đã bỏ học từ rất lâu nên viê ̣c duy trì ho ̣c tâ ̣p cho các em khó khăn hơn bao giờ hết . Lối sống tự do ngoài đường phố đã có tác đô ̣ng và ảnh hưởng rất lớn tới trẻ: hầu như các em mất đi các chuẩn mực của cuộc sống , lê ̣ch la ̣c về hành vi , kiến thức, kỹ năng sống bi ̣ thiếu hu ̣t. Khi vào trường ho ̣c trẻ sẽ gă ̣p phải rất nhiều vấn đề : khó khăn trong chấp hành nô ̣i quy lớp ho ̣c , có em thì tự ti , mă ̣c cảm vì lực ho ̣c kém , có em thiếu tự tin vì độ tuổi các em lớn hơn rất n hiều sơ với các ba ̣n trong lớp ,

91

nhiều em thích thể hiê ̣n và khẳng đi ̣nh mình nên có thể gây ra đánh nhau . Nhân viên xã hô ̣i luôn quan tâm sát sao và phối hợp chă ̣t chẽ với nhà trường để giúp các em vượt qua được những mặc cảm , kỳ thị và các vấn đề ở trường . Giúp các em có đô ̣ng lực và gắn bó với trường ho ̣c.

“Chúng tôi biết, đối với trẻ em bình thường việc thích nghi với môi trường học đã khó, đối với trẻ em lang thang lại càng khó gấp nghìn lần. Bởi các em đã bị thiếu hụt kiến thức một cách trầm trọng khi sống trên đường phố. Các em bị mất kiến thức cùng với lối sống tự do, không khuôn khổ nên để các em đến trường đi học trở lại đã là một thành công. Chúng tôi biết các em cần có nhiều thời gian và cần có người theo sát để giúp các em thích nghi được với môi trường học tập, thích nghi được với nội quy, quy định của Nhà trường và phối hợp với các giáo viên để có được hỗ trợ tốt nhất dành cho trẻ của mình. Trong đó nhân viên xã hội có vai trò rất quan trọng”

Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý

Thông qua các lớp ho ̣c kỹ năng sống các em được trang bi ̣ các kiến thức cần thiết, có kỹ năng tự phòng vệ bản thân , tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục, lạm dụng bóc lột sức lao động . NVXH giúp các em thấy được tầm quan tro ̣ng của viê ̣c ho ̣c tâ ̣p và đi ̣nh hướng nghề nghiê ̣p , chuẩn bi ̣ hành trang kiến thức cho tương lai.

3.1.2. Vai trò người tổ chức, quản lý

Tổ chức quản lý đời sống sinh hoa ̣t tâ ̣p thể cho các em ta ̣i các cơ sở bảo trợ xã hội là một công việc hết sức khó khăn đòi hỏi nhân viên xã hội tính kiên trì , bền bỉ, trong khoảng thời gian dài. Bên ca ̣nh các điều kiê ̣n thiếu thốn từ phía các cơ sở bảo trợ còn có các yếu tố liên quan đến gia đình , bản thân các em . Thứ nhất, nền tảng giáo du ̣c truyền thông gia đình ở các em cũng rất đa da ̣ng . Thứ hai, các em về sinh sống từ nhiều địa bàn với nhữ ng thói quen , nếp sống đă ̣c trưng. Thứ ba, hầu hết các em đều mang nă ̣ng tâm lý mă ̣c cảm , tự ti, bất cần.

92

Mô ̣t số em còn có tư tưởng nếu không có sự giúp đỡ các em vẫn sống bình thường như trước đây cuô ̣c sống ngoài đường phố.

Đối với các quản lý, điều phối các hoa ̣t đô ̣ng của Tổ chức trẻ em Rồng Xanh được đảm bảo. Các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em lang thang đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết của trẻ và gia đình. Đảm bảo cho các em có cuộc sống tốt đẹp nhất.

Đối với NVXH , vai trò tổ chức , quản lý thể hiện ở hoạt động tổ chức cuộc sống các em hàng ngày theo nô ̣i quy , quy đi ̣nh của Tổ chức trẻ em Rồng Xanh. Ở vai trò này , NVXH đã làm khá tốt vai trò của mình. Đời sống sinh hoạt , học tâ ̣p, vui chơi của các e m được tổ chức khá nề nếp . Các chế độ sinh hoạt trong ngày được diễn ra theo những khung thời gian nhất định . Hầu hết trẻ em ở nhà nô ̣i trú đều cảm thấy thoải mái và được sống trong cảm giác an toàn và được yêu thương. NVXH, người chăm sóc đều cảm thông, chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn trong cuô ̣c sống của các em.

“Em được ở nhà nội trú, được sống trong môi trường tập thể, có nội quy, quy định rõ ràng. Em thấy rất thoải mái, giống như trong một gia đình. Em mong mình có thể học thật giỏi , sau này sẽ có một công viê ̣c ổn đi ̣nh để báo đáp công ơn của các cô , anh chi ̣, những người tuy không sinh ra nhưng đã chăm sóc, nuôi dưỡng, dìu dắt em bằng tình yêu thương thực sự, để em có được cuộc sống tốt đe ̣p như ngày hôm nay”

(Phỏng vấn sâu em Đ.V.T, 16 tuổi)

3.1.3. Vai trò người kết nối các nguồn lực

Trong điều kiê ̣n các chế đô ̣, chính sách hỗ trợ, ưu đãi chưa thể đảm bảo cho các em có một cuộc sống chất lượng cao , môi trường sống an toàn , lành mạnh, các cơ hội được phát triển thì sự hỗ trợ từ phía cá nhân , tổ chức, cô ̣ng đồng là nhân tố quan tro ̣ng phù hợp với xu hướng phát triển và tinh thần nhân văn sâu sắc. Tuy vâ ̣y, không phải bất cứ nơi nào, thời điểm nào có nhu cầu cần hỗ trợ là có thể tìm thấy những nguồn lực tương ứng, nhất là trong bối cảnh lòng tin đang dần mai

93

mô ̣t bởi mô ̣t số đối tượng vu ̣ lợi cá nhân. Do đó, công tác kết nối nhằm huy đô ̣ng các nguồn lực hỗ trợ cho trẻ em lang thang là hết sức quan trọng và cần thiết.

Một đứa trẻ lang thang khi đến với Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh có thể có nhiều nhu cầu cần trợ giúp khác nhau như hỗ trợ về mặt tâm lý, pháp lý, chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề,… Bởi vậy, để đảm bảo được vai trò này, NVCTXH cần hiểu rõ các dịch vụ, lựa chọn dịch vụ phù hợp với thân chủ của mình và trực tiếp giúp họ tiếp cận với các dịch vụ. Khi hỗ trợ các em sử dụng các dịch vụ, nhân viên CTXH có thể phải trao đổi với những người cung cấp dịch vụ về hoàn cảnh của nạn nhân để họ có cách tiếp cận phù hợp, tránh làm tổn thương nạn nhân.

Vai trò kết nối còn thể hiê ̣n qua các hoa ̣t đô ̣ng tuyên truyền , giới thiê ̣u, vâ ̣n đô ̣ng, tạo điều kiê ̣n cho các em tiếp câ ̣n được với các di ̣ch vu ̣ , nguồn lực cần thiết, đảm bảo sự phát triển toàn diê ̣n cho trẻ em lang thang ta ̣i Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh. Ở chiều ngược lại , công tác kết nối gó p phần cung cấp thông tin thiết yếu cho các tổ chức, cá nhân có điều kiện tìm đến đúng đối tượng trợ giúp.

Nhân viên xã hô ̣i ta ̣i Tổ chức TERX đã thực hiê ̣n tốt vai trò kết nối góp phần giúp các em tiếp cận được các dịc h vu ̣ công tác xã hô ̣i cần thiết . Điều đó thể hiê ̣n qua các chỉ báo: Về ho ̣c tâ ̣p - có các tình nguyện viên đến từ các trường đại học dạy phụ đạo cho các em đủ các độ tuổi , nhất là những em đang trong giai đoa ̣n thi chuyển cấp ho ̣c; nhâ ̣n được mô ̣t số ho ̣c bổng từ các cơ sở tài trợ cho các em có thành tích ho ̣c tâ ̣p tốt ; nhâ ̣n được các đồ dùng ho ̣c tâ ̣p , sách, truyê ̣n vào đầu năm ho ̣c . Về chăm sóc sức khỏe : các em được NVXH đưa đi khám chữa bê ̣nh ki ̣p thời, được chăm sóc sức khỏe mô ̣t cách chu đáo, toàn diện. Về vui chơi giải trí: được tă ̣ng đồ chơi , bóng bàn, dụng cụ thể thao đặc biệt Tổ chức có một phòng tập thể hình được tài trợ với đầy đủ các dụng cụ hiệ n đa ̣i nhất cho trẻ có thể rèn luyê ̣n sức khỏe hàn g ngày. Về cơ sở vâ ̣t chất - Tổ chức nhâ ̣n được sự tài trợ lớn của các ma ̣nh thường quân đảm bảo đầy đủ các cơ sở vâ ̣t chất cần thiết phục vụ nhu cầu của trẻ. Có nơi vui chơi, giải trí, có nhà an toàn để ở. Về hỗ trợ viê ̣c làm: liên hê ̣ với mô ̣t số cơ sở da ̣y nghề , các doanh nghiệp để cung cấp cho các em có nhu cầu về học nghề và đi làm ở môi trường phù hợp nhất.

94

Mă ̣c dù, công tác kết nối đã mang la ̣i những nguồn lực rất hữu ích đối với các em. Tuy nhiên cần mở rô ̣ng hơn nữa ma ̣ng lưới cơ sở da ̣y nghề dành cho trẻ em lang thang, để các em có thêm lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với điều kiện cá nhân. Mă ̣t khác, cần phải kết nối với nhiều các cơ sở , doanh nghiê ̣p ta ̣o cơ hô ̣i cho trẻ có nhiều cơ hô ̣i tìm được công viê ̣c phù hợp.

Đặc biệt, nhân viên xã hội cần tìm kiếm và mở rộng hợp tác với các trường học để tăng thêm cơ hội học tập cho các ở các trường có chất lượng giáo dục tốt.

3.1.4. Vai trò người biê ̣n hộ

Trong lĩnh vực Luâ ̣t pháp, biê ̣n hô ̣ có nghĩa là bênh vực, bào chữa cho đương sự trong tòa án. Trong Công tác xã hô ̣i, người biê ̣n hô ̣ là người bảo vê ̣ quyền lợi cho thân chủ để ho ̣ được hưởng những di ̣ch vu ̣ xã hô ̣i , chính sách xã hội, ưu đãi theo pháp luâ ̣t.

Là một tổ chức hoạt động CTXH chuyên nghiệp đã nhiều năm , Tổ chức TERX đã và đang có nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ trẻ em lang thang khắp cả nước, đặc biệt là trẻ lang thang trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhân viên CTXH ở Tổ chứ c TERX đ ảm nhận nhiều vai trò chuyên môn khác nhau, trong đó biện hộ là một trong những vai trò nổi bật và có ý nghĩa quan trọng.

Dựa trên những kiến thức và kĩ năng về vai trò biện hộ, nhân viên CTXH của tổ chức thực hiện vai trò trong việc bảo vệ nhóm quyền được học tập của trẻ em lang thang. Để giúp các em có cơ hội đến trường, nhân viên của tổ chức đã đứng ra biện hộ với Nhà trường và các thiết chế liên quan, bảo vệ quyền lợi học tập cho các em.

Hoạt động biện hộ cho quyền được học tập của trẻ em lang thang ở Tổ chứ c TERX là một trong những công việc được đánh giá quan trọng hàng đầu khi tiếp nhận trẻ.

95

“Mục tiêu ban đầu của chúng tôi là làm thế nào thuyết phục các em cắp sách đi học trở lại. Chúng tôi nhắm mục tiêu là phải phá vỡ cái vòng luẩn quẩn của nghèo túng bằng cách cung cấp cơ hội giáo dục văn hóa cho các em. Đây là chìa khóa để mở ra cánh cửa tương lai đầy hi vọng. Để làm được điều đó, chúng tôi đứng lên bảo vệ quyền lợi cho các em bằng cách biện hộ với Nhà trường, các cơ sở đào tạo và các thiết chế xã hội liên quan để họ tạo cơ hội cho các em được học tập, đảm bảo quyền lợi chung của trẻ em”

Phỏng vấn sâu bà T.T.H.G, quản lý chương trình

Tiếp cận từ góc độ xã hội của vấn đề nghèo đói dẫn dến tình trạng trẻ em lang thang như hiện nay, Tổ chức TERX chú tr ọng đến yếu tố giáo dục. Vòng đời đói nghèo luẩn quẩn sẽ được phá vỡ khi các em được giáo dục tốt, có học vấn, có kiến thức. Tạo cơ hội cho trẻ lang thang được tiếp cận với giáo dục thông qua vai trò biện hộ là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực ở TERX.

Biện hộ cho quyền được học tập bao gồm việc xin học và xin chuyển trường cho trẻ. Công việc này chỉ được thực hiện khi trẻ và gia đình thực sự có nhu cầu và mong muốn học mà không hề ép buộc. Điều đó hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc, nền tảng triết lí trong Công tác xã hội: thân chủ là mối quan tâm hàng đầu trên cơ sở tôn trọng đối tượng và quyền tự quyết của họ.

Cơ hội học tập ở đây bao gồm cả việc học nghề. Tổ chức TERX cũng quan tâm tới khía cạnh này. Không chỉ biện hộ cho trẻ lang thang được đi học, tổ chức còn biện hộ và kết nối với các cơ sở đào tạo nghề tương thích khi các em có nhu cầu học nghề. Lợi ích thấy rõ khi trẻ lang thang được học nghề, được tiếp cận với các loại hình đào tạo đa dạng, phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của bản thân.

Với vai trò này , Tổ chứ c TERX đã mang đ ến cơ hội được học tập cho nhiều trẻ em lang thang. Tổ chức đã biện hộ để các em được tiếp cận với hệ thống giáo dục, được thực hiện quyền cơ bản mà các em xứng đáng được hưởng. Và trên thực tế, nhiều em đã trưởng thành, có cuộc sống ổn định nhờ cơ hội này.

96

Bên cạnh những thuận lợi nói trên, việc thực hiện vai trò biện hộ cho quyền được học tập của trẻ em lang ở Tổ chức TERX cũng g ặp phải nhiều khó khăn, trợ ngại:

+ Thuyết phục trẻ trở lại trường học là một trong những khó khăn đầu tiên khi thực hiện vai trò này. Đa phần trẻ của Tổ chứ c TERX là trẻ đường phố, sống lang thang đã nhiều năm. Các em không có cơ hội tiếp cận với giáo dục một thời gian dài. Vì thế, thuyết phục các em đi học trở lại cũng là một trở ngại lớn.

+ Khó khăn tiếp theo đến từ phía Nhà trường. Không phải trường nào cũng nhận trẻ lang thang cơ nhỡ, độ tuổi của các em thường quá so với quy định để vào trường công. Biện hộ để các em được Nhà trường tiếp nhận là một sự nỗ lực đáng kể của nhân viên xã hội. Công việc này đòi hỏi tính linh hoạt và mềm dẻo trên cơ sở những kiến thức hiểu biết về các chính sách và pháp lý liên quan đến quyền học tập của trẻ.

+ Về phía trẻ, do đặc điểm của trẻ sống trên đường phố, bỏ học lâu ngày nên việc đi học với các em là một sự cố gắng, có nhiều em thích nghi được và chăm

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO TRẺ EM LANG THANG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TỔ CHỨC TRẺ EM RỒNG XANH HÀ NỘI (Trang 91 -91 )

×