5. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Đối với NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc- tnu.edu.vn
- Ban lãnh đạo chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên tăng cƣờng chỉ đạo các phòng bộ phận, đặc biệt là phòng tín dụng cần quan tâm hơn nữa tới đối tƣợng khách hàng cung ứng vật tƣ nông nghiệp, chế biến thu mua tiêu thụ sản phẩm nông sản, thức ăn gia súc gia cầm nhằm phát triển thiết lập mối quan hệ, mở rộng đầu tƣ đối với đối tƣợng khách hàng này. Đây là một trong những điều kiện quan trọng nhằm thực hiện giải pháp cơ cấu đầu tƣ tín dụng đúng định hƣớng ổn định an toàn và hiệu quả.
- Cần quan tâm đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nhƣ: kỹ năng thẩm định cho vay các dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh đối với khách hàng, có trách nhiệm vật chất và đạo đức nghề nghiệp đối với công việc đƣợc giao, nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro trong đầu tƣ mở rộng vốn tín dụng đối với loại khách hàng này.
- Cần hệ thống và cập nhật tập huấn quy trình tín dụng đƣợc bổ sung và sửa đổi đối với từng loại đối tƣợng khách hàng, tránh tình trạng đồng nhất một quy trình cho mọi loại khách hàng.
- Cụ thể hoá và tăng cƣờng phƣơng pháp quản lý giao khoán công việc cho cán bộ tín dụng, hạn chế quản lý về mặt thời gian. Bên cạnh đó cần thực hiện chinh sách trả lƣơng, khen thƣởng, xử lý trách nhiệm vật chất hành chính, kịp thời cùng với xếp loại hàng tháng, quý, năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc- tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
Qua phân tích thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại chi nhánh NHNo & PTNT TP Thái nguyên giai đoạn 2010 – 2012, nghiên cứu đã rút ra một số kết luận cơ bản sau:
Dƣ nợ hộ SXKD của NHNo TP Thái nguyên luôn tăng trƣởng qua các năm, đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng, kết cấu dƣ nợ hợp lý, theo đúng quy định của NH cấp trên, năng lực cạnh tranh của NHNo ngày càng nâng cao, ngân hàng đã đầu tƣ cho vay phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn TP Thái nguyên. Trong những năm qua tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của NHNo TP Thái nguyên luôn thấp ở dƣới mức cho phép ( 1,75/ 3%), tỷ lệ nợ xấu hộ SXKD là 0,41%/ tổng dƣ nợ, tuy nhiên đối với các hộ SXKD vẫn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động SXKD do các yếu tố khách quan và chủ quan đem lại. Việc nâng cao chất lƣợng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu trong định hƣớng hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT TP Thái nguyên. Nâng cao chất lƣợng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của Ngân hàng trên cơ sở một nền tài chính vững chắc để tăng cƣờng năng lực cạnh tranh, tạo uy tín thƣơng hiệu thu hút và mở rộng quy mô, tốc độ tín dụng nhằm phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng, tăng tỷ lệ hộ giàu, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tạo công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.
Nâng cao chất lƣợng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh của các Ngân hàng nói chung và của Ngân hàng nông nghiệp thành phố Thái Nguyên nói riêng là một yêu cầu hết sức cần thiết góp phần làm tăng năng lực tranh tranh đối với hoạt động tín dụng và cũng là tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc- tnu.edu.vn
Xuất phát từ yêu cầu khách quan đó, Luận văn: “ Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và PTNT thành phố Thái Nguyên- tỉnh Thái Nguyên ” đã nghiên
cứu một số nội dung sau:
- Hệ thống lại một số chỉ tiêu, khái niệm, đặc điểm, vai trò về Ngân hàng, liên quan đến Ngân hàng và đặc biệt là chất lƣợng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh.
- Phân tích thực trạng về chất lƣợng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây, từ đó chỉ ra một số kết quả mà chi nhánh đã đạt đƣợc, những tồn tại, hạn chế mà chi nhánh cần phải chú ý khắc phục trong thời gian tới.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng đó, luận văn đã đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh.
Để hoạt động tín dụng và chất lƣợng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh của chi nhánh không ngừng đƣợc nâng cao, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không ngừng phát triển, đồng thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những giải pháp đƣợc thực hiện, luận văn đƣa ra một số kiến nghị đối với chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp thành phố Thái Nguyên, NHNo tỉnh Thái Nguyên và đối với Nhà nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc- tnu.edu.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2010, 2011, 2012 của NHNo & PTNT TP Thái Nguyên.
2. Chính phủ (2010), nghị định 41/2010/ NĐ- CP ngày 12/4/2010. “ Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”.
3. Lê Văn Tề (2009) - Nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại, NXB Thống kê. 4. Ngân hàng No & PTNT Việt nam, Quyết định 666 / QĐ-HĐQT- TD hộ
ngày 15/6/2010, quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng No & PTNT Việt nam.
5. Ngân hàng No & PTNT Việt nam, Quyết định 909/QĐ-HĐQT- TD hộ ngày 22/7/2010, quy định cho vay hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống ngân hàng No & PTNT Việt nam.
6. Niên giám thống kê TP Thái Nguyên năm 2010, 2011, 2012.
7. Nguyễn Minh Kiều (2008) , Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính, Hà nội.
8. Nguyễn Minh Kiều (2011)- Nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại, NXB Lao động xã hội.
9. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng thƣơng mại quản trị và nghiệp vụ, nhà xuất bản Thống kê, Hà nội.